3.2. Nội dung các biện pháp quản lý đội ngũ giáo viên ở trƣờng
3.2.3. Biện pháp 3: Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng giáo viên trong mọ
động của nhà trường theo tiếp cận văn hoá tổ chức
3.2.3.1 Mục đích biện pháp
Đội ngũ giáo viên, nhân viên trung học cơ sở không những phải nắm vững tri thức, có tâm huyết, tài năng, lịng kiên trì, dũng cảm mà cịn trực tiếp giáo dục các em bằng chính phẩm chất cao đẹp, lối sống đạo đức trong sáng của mình. Điều này địi hỏi đội ngũ nhà giáo phải ln tự hồn thiện, biết đấu tranh với chính mình nhằm vượt qua những cám dỗ của nền kinh tế thị trường, có lối sống mẫu mực, chỉnh chu trong mọi hành động giúp cho người giáo viên có được chun mơn giỏi, thuần thục về phương pháp, chuyên môn giảng dạy và ứng xử trong học đường. Từ đó các bộ phận có nhận thức đầy đủ về bản thân và phát huy những mặt tích cực, khắc phục những khuyết điểm để không ngừng tiến bộ.
3.2.3.2. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp
Mỗi giáo viên cần được bồi dưỡng những năng lực sau:
* Năng lực thấu hiểu học sinh trong quá trình giảng dạy tại trường trung học cơ sở: Dạy học là một quá trình bao gồm hai hoạt động dạy và học của giáo viên và học sinh. Người giáo viên càng hiểu học sinh thì càng có căn cứ để chuẩn bị, ứng xử và thực hiện quá trình dạy học đạt hiệu quả cao. Vì vậy, năng lực thấu hiểu HS trong quá trình giảng dạy được xem là một trong những năng lực sư phạm cần thiết của người giáo viên.
* Kiến thức và tầm hiểu biết của người giáo viên: Đây là một trong những năng lực quan trọng của nghề dạy học. Người giáo viên có kiến thức và tầm hiểu biết rộng thể hiện các tiêu chí:
- Giỏi về lĩnh vực mình đảm nhận giảng dạy, nắm vững và hiểu biết rộng mơn mình phụ trách.
- Trang bị đầy đủ về lý luận giáo dục.
- Nắm vững quan điểm chính trị, đường lối giáo dục của Đảng.
- Ngoài kiến thức chun mơn của mình, người giáo viên cần có những kiến thức liên ngành bổ trợ cho chuyên ngành đảm nhận.
- Có năng lực tự bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ để nâng cao năng lực của mình.
* Năng lực hồn thiện, phát triển tài liệu học tập: Người giáo viên ngoài kiến thức chuyên môn, cần phải biết tập hợp, bổ sung tài liệu học tập bằng những phương pháp như quan sát, thu thập từ cuộc sống, bằng những điều lấy từ sách vở. Năng lực này thể hiện sự sáng tạo trong lao động của giáo viên.
* Nắm vững phương pháp, kỹ năng dạy học: Giáo viên cần nắm vững kỹ thuật tổ chức và điều khiển hoạt động nhận thức của học sinh qua bài giảng nhằm đạt hiệu quả cao nhất, giúp truyền đạt kiến thức cho học sinh được dễ dàng, tạo hứng thú và kích thích sự sáng tạo trong học tập, giảm tối đa thái độ thờ ơ, uể oải trong học tập của học sinh.
* Năng lực ngôn ngữ: đây là năng lực nhằm thể hiện rõ ràng và mạch lạc suy nghĩ, tâm tư tình cảm của mình bằng lời nói cũng như nét mặt và điệu bộ. Đây là phương tiện để giáo viên thực hiện chức năng dạy học và giáo dục toàn diện đối với học sinh. Năng lực ngôn ngữ cần được thể hiện ở nội dung và hình thức
* Năng lực đối xử khéo léo sư phạm: Trong quá trình giáo dục, giao tiếp với các bên hữu quan như phụ huynh học sinh, truyền thông… người giáo viên thường xuyên gặp những tình huống sư phạm khác nhau. Những tình huống đó địi hỏi người giáo viên cần biết cách giải quyết linh hoạt và sáng tạo những tình huống sư phạm của từng cá nhân cũng như tập thể học sinh.
Ban giám hiệu trực tiếp tổ chức tập huấn, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên trong mọi hoạt động của nhà trường theo tiếp cận văn hóa tổ chức, nhằm đạt được những năng lực nêu trên. Cách thức thực hiện bao gồm:
- Tổ chức bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên, nhân viên vào đầu năm học về việc củng cố, cập nhật các quan điểm, chủ trương, chính sách, đường lối của nhà nước, các văn bản quy định ban hành của ngành, các cấp đối với giáo dục và cấp học trung học cơ sở.
- Tổ chức các buổi nói chuyện chuyên đề, thảo luận về năng lực của giáo viên trung học cơ sở, lối sống, tác phong, ứng xử của nhà giáo trong xã hội hiện nay. Sau mỗi chuyên đề, người giáo viên được củng cố hơn về năng lực, cũng như rút ra những kinh nghiệm trong quan hệ và công tác giảng dạy hàng ngày của mình.
- Tổ chức đảm bảo 100% giáo viên trong trường trung học cơ sở được nghiên cứu, học tập các chuẩn mực trong đạo đức, nhân cách của người thầy. Tổ chức giao lưu, trao đổi kinh nghiệm giữa các trường trung học cơ sở khác trên địa bàn. Từ đó đội ngũ quản lý có biện pháp giáo dục, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, nhân viên của mình trong việc thực hiện các đạo đức được quy định một cách tốt nhất.
- Tạo khơng khí làm việc đoàn kết, thoải mái, dân chủ trong tập thể nhằm giúp người giáo viên có tâm lý dễ chịu, từ đó nâng cao sức sáng tạo, cống hiến, tạo động lực mạnh mẽ, lao động sư phạm có hiệu quả.
Căn cứ vào nhiệm vụ năm học do các cơ quan chuyên môn ban hành, Ban giám hiệu nhà trường xây dựng kế hoạch năm học cụ thể cho trường mình về việc xây dựng và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên trong nhà trường. Cụ thể:
- Đánh giá, phân loại theo năng lực cụ thể của từng giáo viên trong nhà trường. Trên cơ sở đó, giao nhiệm vụ, nêu yêu cầu cụ thể đối với từng đối tượng:
+ Thường xuyên bồi dưỡng và tự bồi dưỡng đối với những giáo viên đã đạt trình độ chun mơn trên chuẩn theo quy định của cấp trung học cơ sở.
+ Tiếp tục học nâng cao trình độ đối với những giáo viên đạt trình độ chuẩn theo quy định của cấp học.
+ Tạo điều kiện, cơ chế để giáo viên tham gia đăng ký các khóa đào tạo chuyên ngành sau Đại học.
- Tổ chức các chuyên đề, tập huấn về đổi mới và nâng cao chất lượng dạy học và giáo dục học sinh.
Định kỳ hàng năm, cuối mỗi học kỳ, tổ chức tổng kết đánh giá chất lượng đội ngũ; trao đổi kinh nghiệm trong việc xây dựng và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên; từng bước xây dựng và củng cố vững chắc cho giáo viên về những năng lực sư phạm cần thiết đối với nhà giáo.
3.2.3.3. Điều kiện thực hiện
- Ban giám hiệu có sự đồng thuận của đội ngũ giáo viên, nhân viên - Ban giám hiệu có sự kiểm sốt chặt chẽ, liên tục về quy trình làm việc của từng bộ phận nhằm kiểm sốt cơng việc được thực hiện đúng kế hoạch đề ra, có sự can thiệp kịp thời khi nhận thấy có vấn đề.
- Ban giám hiệu chuẩn bị kinh phí cho các hoạt động tập huấn, bồi dưỡng