Hiệu trưởng trường trung học cơ sở và vấn đề quản lý đội ngũ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý đội ngũ giáo viên trường trung học cơ sở dịch vọng hậu, quận cầu giấy, thành phố hà nội theo tiếp cận văn hóa tổ chức (Trang 35 - 39)

1.4. Một số lý luận về quản lý đội ngũ và văn hóa tổ chứ cở nhà

1.4.3. Hiệu trưởng trường trung học cơ sở và vấn đề quản lý đội ngũ

viên theo tiếp cận văn hóa tổ chức

Hiệu trưởng trường trung học cơ sở là người được Đảng và Nhà nước giao cho trọng trách quản lý nhà trường theo phương thức quản lý nhà nước và thực hiện đồng bộ tất cả các nội dung định hướng chiến lược phát triển giáo dục đào tạo trong sự vận hành chung của hệ thống giáo dục quốc dân.

Trong giai đoạn hiện nay- giai đoạn cách mạng khoa học- kỹ thuật đang phát triển như vũ bão, q trình tồn cầu hố đang diễn ra mạnh mẽ trên tồn thế giới, khoa học cơng nghệ- thông tin phát triển mạnh mẽ, mọi thành tựu đều đã và đang được vận dụng sâu rộng trong các lĩnh vực khác nhau, nhằm phục vụ tốt hơn cuộc sống của con người thì đội ngũ cán bộ quản lý phải không ngừng học hỏi, bồi dưỡng và tự nghiên cứu về nhiều mặt nhằm nâng cao trình độ hiểu biết chung và chuyên môn nghiệp vụ. Họ là những con người trí tuệ, đầy nghị lực, ý chí và quyết tâm cao.

về pháp lý, có trách nhiệm và có thẩm quyền cao nhất về mọi mặt trong nhà trường. Hiệu trưởng là tác nhân điều hoà, điều hành tổ chức nhân lực trong nhà trường, là người dìu dắt và điều khiển cơng việc của tập thể để đạt được những mục tiêu mong muốn. Hiệu trưởng là người kết hợp các mối quan hệ của cộng đồng xã hội để huy động và sử dụng tài lực - vật lực vào quá trình thực hiện mục tiêu giáo dục. Hiệu trưởng là hạt nhân của quá trình đổi mới quản lý giáo dục trung học cơ sở thời kỳ cơng nghiệp hố- hiện đại hoá đất nước. Nhiệm vụ của trường thực hiện đến mức độ nào, phần lớn tuỳ thuộc vào người hiệu trưởng.

Trường trung học cơ sở là nơi trực tiếp hình thành những kiến thức cơ bản ban đầu đã được học từ cấp tiểu học, là nơi chuẩn bị hành trang thiết yếu, cơ bản cho các em trở thành những công dân Việt Nam xã hội chủ nghĩa, vì thế vai trị của người đứng đầu nhà trường là rất quan trọng, nhiệm vụ của người hiệu trưởng là rất nặng nề. Hiệu trưởng không chỉ chăm lo đến sự ổn định của nhà trường mà còn là hạt nhân của sự đổi mới phát triển, đảm bảo cho nhà trường luôn luôn ở thế cân bằng động so với môi trường xã hội. Hiệu trưởng không chỉ quản lý tốt tất cả hoạt động trong nhà trường mà còn phải giải quyết những mối quan hệ đa dạng trong tập thể và xây dựng mối quan hệ tích cực giữa tổ chức với cộng đồng xã hội, tạo môi trường và điều kiện thuận lợi cho sự phát triển không ngừng, bền vững của nhà trường. Hiệu quả quản lý trường trung học cơ sở được đánh giá bằng kết quả thực hiện các mục tiêu đề ra và kết quả đó là thước đo năng lực thực hiện nhiệm vụ được giao của người hiệu trưởng. Nếu khơng có năng lực quản lý thì người hiệu trưởng khơng thể hồn thành được nhiệm vụ của mình và những mục tiêu đã đề ra khó có thể trở thành hiện thực. Do đó, nâng cao năng lực quản lý của hiệu trưởng trường trung học cơ sở là nhân tố chủ yếu quyết định hiệu quả quản lý nhà trường.

trách nhiệm nặng nề. Họ là người đứng đầu và phải chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động của tổ chức. Do đặc điểm riêng của một tổ chức sư phạm, người hiệu trưởng phải đảm nhận trách nhiệm không những của nhà quản lý mà còn của nhà quản lý tổ chức sư phạm. Nếu phân tích cụ thể chi tiết thì người hiệu trưởng phải đảm nhiệm những trọng trách sau:

- Là một nhà sư phạm: Người hiệu trưởng phải hiểu biết về lĩnh vực chuyên môn giảng dạy và giáo dục, đồng thời phải có sự sáng tạo để thực hiện công việc và để hướng dẫn, giúp đỡ, kiểm tra những người dưới quyền. Hiệu trưởng phải là một giáo viên giỏi về phương pháp dạy học và về một mơn học nào đó.

- Là một nhà văn hố: Nhà trường không chỉ làm nhiệm vụ cung cấp kiến thức khoa học đơn thuần cho học sinh mà cịn đóng vai trị quyết định trong việc hình thành nhân cách, hệ thống giá trị cho học sinh. Người giáo viên phải là người duy trì và phát triển các định hướng giá trị của cộng đồng, của dân tộc. Người hiệu trưởng phải chỉ đạo và là một mẫu hiểu biết về các giá trị đó.

- Là nhà hoạt động xã hội: Người hiệu trưởng có trách nhiệm khẳng định chức năng xã hội của giáo dục, là cầu nối giữa giáo dục và xã hội. Do đó, người hiệu trưởng phải tham gia các hoạt động xã hội với tư cách là người đại diện cho các cơ quan giáo dục, cho nhà trường nhằm thực hiện nhiệm vụ xã hội của nhà trường, làm tốt công tác xã hội hố giáo dục.

- Là nhà hành chính: Nhà trường là một bộ phận của xã hội. Hiệu trưởng phải thực hiện các nghĩa vụ được pháp luật quy định cho hoạt động của nhà trường, thực thi các hoạt động quản lý nhà trường trên cơ sở luật pháp nhà nước, các văn bản có quy phạm pháp luật của các cơ quan quản lý hữu quan.

- Là nhà quản trị kinh doanh: Người hiệu trưởng phải biết sử dụng một cách có hiệu quả nhất các nguồn lực được cung ứng, đồng thời cũng phải biết cách khai thác thêm các nguồn lực để phục vụ cho hoạt động của nhà trường.

- Là nhà cải cách giáo dục: Với sự tiến bộ không ngừng của khoa học công nghệ có rất nhiều thách thức và yêu cầu đòi hỏi giáo dục phải không ngừng đổi mới theo. Người hiệu trưởng phải có tư tưởng đổi mới hoạt động sư phạm và những hoạt động quản lý của mình để nâng cao hiệu quả giáo dục, hiệu quả đào tạo và hiệu quả công tác.

Chỉ thị 40- CT/TW của Ban Bí thư TW Đảng đã đề ra: “ Tiến hành rà soát, sắp xếp lại đội ngũ nhà giáo, CBQL giáo dục để có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng bảo đảm đủ số lượng và cân đối về cơ cấu; nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, đạo đức cho đội ngũ nhà giáo, CBQL giáo dục”.

Thực tế cũng đã khẳng định: Muốn xây dựng trường trung học cơ sở tiên tiến cần phải bồi dưỡng hiệu trưởng trở thành cánh chim đầu đàn của đội ngũ giáo viên. Hiệu trưởng trường THCS có vai trò quan trọng đối với sự nghiệp giáo dục THPT. Những chủ trương phương hướng đúng đắn của ngành trở thành hiện thực sinh động thông qua năng lực tổ chức thực hiện của người hiệu trưởng.

Về vai trò của người hiệu trưởng đối với quản lý đội ngũ giáo viên theo tiếp cận văn hóa tổ chức, hiệu trưởng là người lãnh đạo tạo lập ra văn hóa nhà trường, có vai trị quan trọng trong việc hình thành các chuẩn mực, các giá trị cốt lõi, niềm tin của nhà trường.

Để lãnh đạo xây dựng và phát triển văn hóa tổ chức lành mạnh, tích cực trong nhà trường, hiệu trưởng cần thực hiện các biện pháp sau đây:

- Xây dựng, chia sẻ tầm nhìn, sứ mạng của nhà trường với tất cả cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh trong trường; chia sẻ quyền lực, mạnh dạn trao quyền cho giáo viên, trong đó đề cao vai trò lãnh đạo hoạt động dạy và học của mỗi giáo viên;

- Tạo dựng bầu khơng khí tâm lý cởi mở, dân chủ và nhân văn để mọi người đều được tơn trọng, ln được coi trọng và có cơ hội để thể hiện, phát

triển khả năng của mình, quan tâm đến nhu cầu, mong muốn, nguyện vọng của giáo viên và học sinh, có biện pháp giúp họ giải quyết kịp thời những khó khăn, vướng mắc trong công tác giảng dạy và giáo dục; khuyến khích tinh thần làm việc hợp tác, kĩ năng làm việc nhóm; xây dựng cơ chế giám sát, đánh giá, khen thưởng hợp lý thúc đẩy mọi người nỗ lực làm việc

- Thúc đẩy sự đối thoại, tăng cường trao đổi chuyên môn, chia sẻ kinh nghiệm với cán bộ, giáo viên và nhân viên trong trường trên tinh thần lắng nghe, thấu hiểu

- Coi trọng việc đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn để không ngừng phát triển đội ngũ, tăng cường dự giờ, trao đổi với giáo viên đứng lớp về cách dạy và học, thường xuyên rút kinh nghiệm chuyên môn, nâng cao chất lượng giảng dạy và giáo dục

- Khuyến khích và tích cực ủng hộ sự đổi mới, sự sáng tạo để giáo viên phát huy tối đa khả năng của họ, tạo điều kiện để mỗi học sinh đều có cơ hội thể hiện khả năng, năng lực của bản thân, đồng thời xác lập cơ chế đánh giá, thi đua khen thưởng hợp lý đối với cán bộ, giáo viên trong trường

- Khuyến khích phụ huynh và cộng đồng tham gia vào hoạt động giáo dục của nhà trường, giúp phụ huynh hiểu rõ vai trò và trách nhiệm của họ trong việc phối kết hợp với nhà trường nhằm giáo dục toàn diện cho học sinh

- Tăng cường bồi dưỡng kỹ năng giao tiếp, suy nghĩ để học hỏi, đổi mới công tác quản lý và nâng cao uy tín của bản thân.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý đội ngũ giáo viên trường trung học cơ sở dịch vọng hậu, quận cầu giấy, thành phố hà nội theo tiếp cận văn hóa tổ chức (Trang 35 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)