1.4. Một số lý luận về quản lý đội ngũ và văn hóa tổ chứ cở nhà
1.4.4. Lý thuyết phát triển nguồn nhân lực trong giáo dục hiện nay
Phát triển nguồn nhân lực gắn với sự hoàn thiện, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực được biểu hiện ở việc nâng cao trình độ giáo dục quốc dân, trình độ chun mơn, kỹ thuật, sức khỏe, thể lực, ý thức, đạo đức của các nhân lực xã hội. Phát triển nguồn nhân lực là tạo ra sự phát triển bền vững về hiệu năng của cá nhân và hiệu quả của tổ chức, không ngừng tăng lên về chất
lượng và số lượng của đội ngũ cũng như chất lượng sống. Theo lý thuyết quản lý nguồn nhân lực, phát triển đội ngũ bao gồm 03 vấn đề:
- Thứ nhất là xây dựng đội ngũ, bao gồm: quy hoạch, tuyển dụng, sắp xếp, bố trí.
- Thứ hai là sử dụng đội ngũ đó bao gồm triển khai việc thực hiện các quy định về chức năng, nhiệm vụ của đội ngũ, đánh giá, sàng lọc.
- Thứ ba là tạo môi trường thuận lợi cho đội ngũ phát huy tiềm năng của họ, thực hiện tốt chế độ, chính sách đối với đội ngũ giáo viên, chú ý đến công tác bồi dưỡng đội ngũ, thưởng phạt rõ ràng, tạo điều kiện cho giáo viên phát triển [9].
Tư tưởng chỉ đạo về phát triển nguồn nhân lực của cán bộ quản lý trong các đơn vị giáo dục như sau:
- Lấy phát triển bền vững của con người làm trung tâm.
- Mỗi con người là một cá nhân độc lập làm chủ quá trình lao động của mình - Lấy lợi ích của người lao động là nguyên tắc cơ bản của quản lý lao động - Đảm bảo môi trường dân chủ thuận lợi cho tiến hành giao lưu đồng thuận - Có chính sách giải phóng và phát huy tiềm năng của người lao động đảm bảo hiệu quả người lao động
- Phát triển nguồn nhân lực phải bám sát thị trường lao động
Phát triển nguồn nhân lực được biểu hiện cơ bản là gia tăng giá trị cho con người trên các mặt: đạo đức, trí tuệ, kỹ năng, tâm hồn, thể lực,... làm cho con người trở thành những người lao động có năng lực và phẩm chất mới và cao hơn. Phát triển nguồn nhân lực bằng con đường giáo dục và đào tạo là nhằm đào tạo nhân lực có kiến thức, kỹ năng và thái độ.
Phát triển nguồn nhân lực bao gồm việc phát triển sinh thể, nhân cách và xây dựng môi trường xã hội.
Phát triển nguồn nhân lực và tăng trưởng nguồn nhân lực có mối quan hệ với nhau. Song Phát triển nguồn nhân lực có vai trị và ý nghĩa quyết định hơn so với tăng trưởng nguồn nhân lực.