Giáo dục trung học cơ sở là một bộ phận của hệ thống giáo dục quốc dân, trong q trình phát triển ln chịu sự tác động của nhiều yếu tố khác nhau. Việc xác định rõ mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đó có ý nghĩa cực kì quan trọng. Thực hiện các chủ trương, đường lối cũng như các chế độ chính sách đãi ngộ đối với giáo viên sẽ góp phần thúc đẩy xây dựng và phát triển đội ngũ giáo viên từ đó nâng cao chất lượng dạy và học trong mỗi nhà trường nói riêng và chất lượng giáo dục nói chung nhau. Mặt khác, mỗi địa phương lại có những điều kiện hồn tồn khác nhau tác động, ảnh hưởng đến công tác quản lý đội ngũ giáo viên, có thể kể đến các yếu tố sau:
1.6.1. Yếu tố khách quan
a) Cơ chế thị trường, chủ trương và chính sách của nhà nước
Cơ chế kinh tế thị trường, sự tác động của mặt trái cơ chế kinh tế thị trường có thể kể đến như sự cạnh tranh của các đơn vị ngồi cơng lập cũng đã tác động ảnh hưởng đến khả năng thu hút nhân lực cho giáo dục và đào tạo nói chung cũng như đối với việc thu hút nhân lực đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ phát triển đội ngũ giáo viên của các trường trung học cơ sở công lập ở Việt Nam.
Đảng và Nhà nước đã và đang từng bước đổi mới trong lĩnh vực GD- ĐT. Đại hội XI của Đảng đã đề ra mục tiêu tổng quát: Phấn đấu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước cơng nghiệp theo hướng hiện đại; chính trị – xã hội ổn định, dân chủ, kỷ cương, đồng thuận; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng lên rõ rệt. Để đạt được mục tiêu đó, phải xác định đúng các khâu đột phá. Một trong ba khâu đột phá chiến lược đó là “Phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao” được xem là khâu đột phá thứ hai. Trong đó, đội ngũ giáo viên trung học cơ sở là nguồn nhân lực quan trọng đối với hệ thống giáo dục đào tạo.
Có thể thấy, những cơ chế chính sách hiện nay của nhà nước đang dần tạo điều kiện tốt hơn đối với nguồn nhân lực giáo dục. Các yếu tố về chính sách này ảnh hưởng rất lớn đến đội ngũ giáo viên trên tất cả các mặt số lượng, cơ cấu và chất lượng.
b) Yêu cầu của đổi mới giáo dục trung học cơ sở
Yêu cầu đổi mới giáo dục trung học cơ sở đặt trong tổng thể đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục và đào tạo đó là: đổi mới từ mục tiêu, chương trình, nội dung, phương pháp dạy - học, hình thức tổ chức các hoạt động học tập, quản lý, tài chính, cơ sở vật chất, xây dựng mơi trường sư phạm, khoa học công nghệ, cộng đồng xã hội. Tiếp tục thực hiện giáo dục đầy đủ về đức, trí, thể mỹ; cung cấp học vấn phổ thông phải bảo đảm các yêu cầu cơ bản,
hiện đại gắn với thực tế của Việt Nam. Tiếp cận trình độ các nước phát triển trong khu vực và trên thế giới. Hình thành và phát triển động cơ, thái độ học tập đúng mực, phương pháp học tập chủ động, tích cực, khơi gợi lịng ham học, năng lực tự học, sáng tạo và năng lực vận dụng vào cuộc sống.
c) Yếu tố về phát triển quy mô mạng lưới trường lớp, giáo dục
Tình hình phát triển trường lớp qua từng năm, từng cấp học bậc học, tình hình học sinh đến lớp, lưu ban, bỏ học qua từng năm, từng cấp học, bậc học, các yếu tố về tài chính, cơ sở vật chất trường lớp, trang thiết bị dạy học… của các nhà trường liên quan đến phát triển quy mô trường lớp, ảnh hưởng đến việc quản lý đội ngũ giáo viên trên tất cả các mặt, đặc biệt là trong việc: Tuyển chọn, sử dụng, bồi dưỡng nâng cao trình độ chun mơn, nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên.
d) Các yếu tố môi trường xung quanh
Các yếu tố như vấn đề đạo đức, thẩm mỹ, quan niệm, phong tục tập quán truyền thống, trình độ học vấn, nhận thức của người dân địa phương cũng có nhiều tác động đến quản lý đội ngũ giáo viên.
1.6.2. Yếu tố chủ quan
- Sự lãnh đạo, quản lý của các đơn vị chuyên ngành
Sự lãnh đạo quản lý của chính quyền và cơng tác tham mưu của cơ quan quản lý giáo dục địa phương là nhân tố quyết định, tác động trực tiếp đến q trình quản lý đội ngũ. Cơng tác quản lý đội ngũ giáo viên có hiệu quả và đáp ứng được yêu cầu, mục tiêu đề ra hay không đều phụ thuộc vào ý thức chủ quan, năng lực lãnh đạo của các cơ quan chuyên ngành về Giáo dục và đào tạo.
- Phương pháp giảng dạy, sự tự cố gắng của đội ngũ giáo viên
Sự phân cấp quản lý về công tác giáo dục, nội dung chương trình, phương pháp đào tạo, sự phấn đấu rèn luyện của mỗi cá nhân giáo viên, nhân viên cũng là yếu tố quan trọng tác động đến việc quản lý đội ngũ giáo viên trong nhà trường.
- Môi trường sư phạm tạo nên thương hiệu, uy tín và chính sách của trường
Mơi trường sư phạm, bầu khơng khí dân chủ cởi mở trong nhà trường có tác động đến cơng tác phát triển đội ngũ giáo viên. Nó tác động đến tâm tư, tình cảm, lý trí và hành vi của các thành viên nhà trường. Bầu khơng khí làm việc trong nhà trường tốt sẽ là động lực thúc đẩy mọi hoạt động trong nhà trường nhất là phát triển đội ngũ giáo viên theo tiếp cận văn hóa tổ chức.
Uy tín, thương hiệu của nhà trường càng tốt thì càng thu hút được giáo viên và cơng tác phát triển đội ngũ giáo viên gặp thuận lợi. Giáo viên trách nhiệm và gắn bó với nhà trường. Uy tín, thương hiệu nhà trường mạnh sẽ giúp trường thuận lợi trong cơng tác tuyển sinh, góp phần tăng thêm việc làm, thu nhập và các chính sách đãi ngộ đối với tập thể nhà trường đặc biệt là đội ngũ giáo viên tốt hơn, tạo động lực khiến giảng viên tự giác gắn bó với nhà trường, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác phát triển đội ngũ giáo viên.
Tiểu kết chƣơng 1
Quản lý đội ngũ giáo viên theo tiếp cận văn hóa tổ chức là một phương pháp, một hướng đi mới, đòi hỏi người hiệu trưởng phải tuân thủ theo những giá trị văn hóa nhà trường và xem nó như mục tiêu để nhà trường hướng tới và trở thành công cụ để quản lý nhà trường.
Chương 1 của đề tài đã làm rõ cơ sở lý luận về quản lý đội ngũ giáo viên và đưa ra các biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên ở cấp độ trung học cơ sở; các vấn đề cơ bản về văn hóa tổ chức, văn hóa nhà trường, bản chất của quá trình quản lý đội ngũ giáo viên theo tiếp cận văn hóa tổ chức; phân tích và đưa ra những yêu cầu đặt ra đối với phát triển đội ngũ giáo viên theo tiếp cận văn hóa tổ chức. Bên cạnh đó, luận văn cũng làm sáng tỏ những đặc trưng của trường trung học cơ sở như vị trí, nhiệm vụ, quyền hạn cũng như những yêu cầu, những giá trị cốt lõi đối với việc quản lý đội ngũ và xây dựng văn hóa nhà trường trung học cơ sở hiện nay, những yếu tố tác động khách quan cũng như chủ quan tác động đến quá trình này.
Hiện nay, quản lý giáo dục – đào tạo ở nước ta đang trong bối cảnh kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế cần phải liên tục đổi mới, thay đổi tư duy sáng tạo nhằm đáp ứng được những mục tiêu và yêu cầu giáo dục đề ra. Phương pháp quản lý đội ngũ dựa trên các hoạt động của lãnh đạo nhà trường và đứng đầu là hiệu trưởng tuân theo các chức năng như lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo giám sát và kiểm tra đánh giá.
CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN THEO TIẾP CẬN VĂN HÓA TỔ CHỨC Ở TRƢỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ DỊCH VỌNG