Nội dung quản lý hoạt động giáo dục đạo đức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục đạo đức học sinh ở trường trung học phổ thông hùng vương quận 5, thành phố hồ chí minh đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay (Trang 39 - 43)

10. Cấu trúc luận văn

1.4. Quản lí hoạt động giáo dục đạo đức trong nhà trƣờng

1.4.1. Nội dung quản lý hoạt động giáo dục đạo đức

Nhà trƣờng là một cơ quan giáo dục chuyên biệt thực hiện chức năng giáo dục và đào tạo. Tác giả Phạm Minh Hạc cho rằng: “Quản lý nhà trường

là thực hiện đường lối giáo dục của Đảng trong phạm vi trách nhiệm của mình, được nhà trường vận hành theo nguyên lý giáo dục để tiến tới mục tiêu giáo dục, mục tiêu đào tạo đối với ngành giáo dục - với thế hệ trẻ - với trường học”.

Ở bất kỳ một nhà trƣờng phổ thông nào cũng phải làm tốt hai nhiệm vụ “Dạy chữ” và “Dạy ngƣời”. Vì vậy quản lý hoạt động GDĐĐ trong nhà trƣờng là hƣớng tới việc thực hiện phát triển toàn diện nhân cách cho ngƣời học.

Quản lý hoạt động GDĐĐ là quá trình tác động có mục đích, có kế hoạch của chủ thể quản lý (cán bộ quản lý) đến các hoạt động giáo dục đạo đức của GV nhằm thực hiện đƣợc mục tiêu giáo dục của nhà trƣờng với hiệu quả cao nhất. Quản lý hoạt động GDĐĐ là sự tác động có ý thức của chủ thể quản lý tới khách thể quản lý nhằm đƣa công tác giáo dục đạo đức đạt kết quả mong muốn bằng cách hiệu quả nhất.Về bản chất quản lý hoạt động GDĐĐ là hoạt động điều hành việc giáo dục đạo đức để đạo đức vừa là yêu cầu vừa là mục tiêu của ngành giáo dục.

Trong hoạt động GDĐĐ cho học sinh, Hiệu trƣởng cần đảm bảo sự lãnh đạo chặt chẽ giữa các cấp ủy Đảng và chính quyền địa phƣơng của cấp trên đối với hoạt động của nhà trƣờng; giữ mối quan hệ mật thiết với các tổ chức kinh tế, văn hóa, xã hội ở địa phƣơng và lơi cuốn các tổ chức đó vào sự nghiệp trồng ngƣời. Xây dựng cơ cấu hoạt động của Hội cha mẹ học sinh nhằm góp phần giáo dục tồn diện cho học sinh, trong đó có giáo dục đạo đức.

Các Phó hiệu trƣởng, giáo viên bộ mơn và giáo viên chủ nhiệm, giám thị cùng các tổ chức trong nhà trƣờng nhƣ Cơng đồn, Đồn thanh niên cùng

tham gia phối hợp và giúp Hiệu trƣởng quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh.

Tính hiệu quả của việc quản lý hoạt động giáo dục đạo đức phụ thuộc trực tiếp vào sự phong phú của các phƣơng pháp quản lý của Hiệu trƣởng cũng nhƣ kỹ năng vận dụng trong từng tình huống những phƣơng pháp và biện pháp bảo đảm hiệu quả.

Những nội dung quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh của hiệu trƣởng trong nhà trƣờng bao gồm: mục tiêu, nội dung, hình thức, phƣơng pháp giáo dục đạo đức.

Nội dung quản lý hoạt động giáo dục đạo đức gồm

+ Quản lý mục tiêu GDĐĐ

- Phổ biến, quán triệt cho các lực lƣợng tham gia quá trình giáo dục về mục tiêu GDĐĐ cũng nhƣ quan điểm trong quá trình triển khai thực hiện.

- Xây dựng và chỉ đạo thực hiện kế hoạch GDĐĐ của nhà trƣờng trên cơ sở bám sát các mục tiêu đã nêu.

- Phải làm tốt công tác kiểm tra giám sát các hoạt động giáo dục hàng ngày để kịp thời điều chỉnh những sai lệch so với mục tiêu đã đề ra.

Tóm lại, quản lý mục tiêu GDĐĐ chính là thực hiện tốt quan điểm của Đảng và Nhà nƣớc ta về chiến lƣợc phát triển toàn diện con ngƣời trong thời kỳ thực hiện CNH - HĐH đất nƣớc.

+ Quản lý nội dung hoạt động GDĐĐ

Để cơng tác GDĐĐ có hiệu quả, điều cốt lõi chúng ta phải quản lý tốt việc thực hiện đầy đủ các nội dung GDĐĐ trong nhà trƣờng nhƣ đã nêu gồm:

- Phổ biến, tuyên truyền các nội dung GDĐĐ cho các lực lƣợng tham gia vào quá trình giáo dục tạo sự thống nhất về các nội dung giáo dục cả ở trong và ngoài nhà trƣờng.

- Đƣa nội dung GDĐĐ vào các hoạt động hàng ngày, các nội dung GDĐĐ cần đƣợc thể hiện trong từng bài giảng của GV bộ môn, qua hoạt động

của GV chủ nhiệm, các hoạt động của Đoàn Thanh niên, hoạt động ngoài giờ lên lớp, các hoạt động xã hội và nề nếp sinh hoạt trong gia đình.

- Xây dựng môi trƣờng giáo dục lành mạnh.

- Các nội dung GDĐĐ cần cụ thể hố thành các tiêu chí thi đua. - Thƣờng xuyên kiểm tra đôn đốc việc thực hiện quy chế chuyên môn, nề nếp giảng dạy của GV.

Tóm lại, nhà trƣờng cần quản lý chặt chẽ các nội dung GDĐĐ, huy động đƣợc mọi lực lƣợng cùng thực hiện tốt các nội dung này thì chúng ta mới có cơ sở để từng bƣớc nâng cao chất lƣợng giáo dục.

+ Quản lý phƣơng pháp hoạt động GDĐĐ

Quản lý và sử dụng tốt các phƣơng pháp GDĐĐ sẽ giúp chúng ta đạt đƣợc mục tiêu giáo dục một cách hiệu quả nhất. Để quản lý tốt các phƣơng pháp GDĐĐ, chúng ta phải thực hiện tốt các yêu cầu sau đây:

- Tăng cƣờng công tác tuyên truyền vận động để nâng cao tinh thần trách nhiệm của các lực lƣợng tham gia vào quá trình giáo dục.

- Sử dụng đồng bộ các phƣơng pháp, các con đƣờng GDĐĐ cho học sinh để các phƣơng pháp này hỗ trợ, bổ sung cho nhau nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục.

- Nâng cao chất lƣợng các môn học văn hoá, đặc biệt là các môn khoa học xã hội và nhân văn là các mơn học có lợi thế trong GDĐĐ.

- Thƣờng xuyên đổi mới các hình thức GDĐĐ để tránh sự đơn điệu nhàm chán, đặc biệt là các hoạt động giáo dục ngồi giờ lên lớp, các hình thức sinh hoạt tập thể, đặc biệt là hoạt động của Đoàn Thanh niên nhà trƣờng sao cho các hình thức tổ chức này thật sinh động và hấp dẫn, vừa đảm bảo đƣợc mục tiêu và nội dung giáo dục, vừa phù hợp với tâm lý lứa tuổi và nguyện vọng của thanh niên, thu hút đƣợc đông đảo học sinh tham gia và đƣợc các em nhiệt tình ủng hộ.

- Quản lý tốt các lực lƣợng giáo dục trên địa bàn, thƣờng xuyên liên hệ với phụ huynh học sinh để tạo ra sự đồng bộ, nhất quán và phát huy đƣợc hiệu quả của các môi trƣờng giáo dục.

+ Quản lý việc kiểm tra, đánh giá hoạt động GDĐĐ

Trong quản lý GDĐĐ việc kiểm tra đánh giá có ý nghĩa khơng chỉ đối với nhà quản lý giáo dục mà cịn có ý nghĩa đối với học sinh. Vì qua kiểm tra đánh giá của giáo viên, học sinh hiểu rõ hơn về những hoạt động của mình, khẳng định đƣợc mình. Từ đó hoạt động tích cực hơn, tự giác hơn, biết tự điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với yêu cầu chung của xã hội. Song để việc kiểm tra đánh giá có hiệu quả thì phải thực hiện có hệ thống, cơng khai, toàn diện và khách quan. Sau kiểm tra có nhận xét, kết luận, phải động viên khen thƣởng, nhắc nhở kịp thời những sai trái thì mới có tác dụng.

Ngƣời quản lý có thể kiểm tra định kỳ, thƣờng xuyên, đột xuất, trực tiếp, hoặc gián tiếp nhƣng cần xây dựng đƣợc chuẩn đánh giá phù hợp với đặc điểm nhà trƣờng thì việc kiểm tra đánh giá mới khách quan cơng bằng, rõ ràng, chính xác giúp các cá nhân, các bộ phận rõ hơn về những hoạt động của mình, khẳng định đƣợc mình, từ đó hoạt động tích cực hơn, tự giác hơn, biết tự điều chỉnh mình cho phù hợp với yêu cầu chung trong hoạt động GDĐĐ của toàn trƣờng.

+ Quản lý các điều kiện để thực hiện q trình GDĐĐ

Muốn có chất lƣợng giáo dục thì trƣớc hết phải xây dựng và quản lý tốt các điều kiện giáo dục:

 Công tác quản lý

 Cơ sở vật chất – thiết bị.  Đội ngũ cán bộ GV.

 Điều kiện kinh tế – xã hội.

Để quản lý tốt các điều kiện giáo dục, trƣớc hết chúng ta cần đổi mới công tác quản lý chỉ đạo, chú trọng nâng cao trình độ năng lực chun mơn và

phẩm đạo đức của cán bộ quản lý, cán bộ GV nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của nền kinh tế xã hội.

Điều kiện kinh tế xã hội của địa phƣơng nhƣ: Vị trí địa lý, dân trí, thu nhập, an ninh trật tự, tệ nạn xã hội,…cũng có ảnh hƣởng rất quan trọng tới quá trình GDĐĐ của học sinh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục đạo đức học sinh ở trường trung học phổ thông hùng vương quận 5, thành phố hồ chí minh đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay (Trang 39 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)