Bồi dưỡng đội ngũ GVCN có phẩm chất đạo đức cách mạng, vững vàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục đạo đức học sinh ở trường trung học phổ thông hùng vương quận 5, thành phố hồ chí minh đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay (Trang 93 - 98)

10. Cấu trúc luận văn

3.2. Một số biện pháp quản lý giáo dục đạo đức học sinh trƣờng THPT Hùng

3.2.3. Bồi dưỡng đội ngũ GVCN có phẩm chất đạo đức cách mạng, vững vàng

vững vàng về chun mơn, gương mẫu, tích cực trong giảng dạy và giáo dục

GVCN vừa là ngƣời trực tiếp giảng dạy văn hóa, vừa là ngƣời thay mặt Hiệu trƣởng quản lý mọi hoạt động giáo dục của học sinh trong một lớp. Họ là ngƣời trực tiếp kiểm tra, đánh giá quá trình rèn luyện, phấn đấu, hình thành hành vi, thói quen, phẩm chất đạo đức của học sinh. Vì thế có thể nói trong những tấm gƣơng – ngƣời thầy, thì GVCN là tấm gƣơng có ảnh hƣởng rất lớn đến mọi học sinh.

Để trở thành một GVCN đúng với vị trí, vai trị của một ngƣời chỉ đạo, tổ chức, điều khiển và trực tiếp giáo dục học sinh, là những ngƣời cha, ngƣời mẹ thứ hai của HS, đòi hỏi mỗi GVCN phải không ngừng học hỏi tu dƣỡng, trau đồi chuyên môn nghiệp vụ, đạo đức, nhân cách của mình và họ phải đƣợc tạo điều kiện, cơ hội để học hỏi, bồi dƣỡng nâng cao khả năng, năng lực công tác và vƣợt lên trên chính mình để hồn thành nhiệm vụ, đặc biệt là nhiệm vụ GDĐĐ cho các em học sinh.

Qua khảo sát thực tế, chúng tôi thấy khơng ít GVCN chƣa làm tốt cơng tác GDĐĐ cho HS vì bản thân cịn nhiều hạn chế và thiếu kinh nghiệm cơng tác. Vì vậy việc bồi dƣỡng nâng cao năng lực, trình độ và chất lƣợng đội ngũ GVCN là vơ cùng quan trọng, góp phần nâng cao chất lƣợng GDĐĐ cho HS THPT.

Mục tiêu của biện pháp

Lựa chọn đúng, bồi dƣỡng tốt nhằm xây dựng đƣợc một đội ngũ GVCN có phẩm chất đạo đức cách mạng, lƣơng tâm trong sáng, nhân cách hoàn thiện, vững vàng về chuyên mơn, tâm huyết với nghề, u thƣơng HS, vì HS; Có kiến thức cơ bản về nghiệp vụ sƣ phạm; Có kỹ năng vận dụng những

tri thức khoa học giáo dục vào thực tiễn sinh động và đa dạng trong quá trình GDĐĐ HS,

Xây dựng đƣợc một đội ngũ GVCN đầy nhiệt tình, có trách nhiệm cao trong hoạt động GDĐĐ cho HS.

Bồi dƣỡng nâng cao chất lƣợng GVCN sẽ tạo nên sức mạnh, đƣa hoạt động GDĐĐ HS đạt hiệu quả cao và đạt đƣợc các mục tiêu giáo dục.

Nội dung biện pháp

Trong điều kiện cho phép của mình, nhà trƣờng lựa chọn những giáo viên làm công tác chủ nhiệm lớp và bồi dƣỡng kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ, kinh nghiệm làm công tác chủ nhiệm cho họ nhằm làm cho những GVCN trẻ, mới vào nghề đƣợc trang bị kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng; những GVCN đang trƣởng thành đƣợc nâng cao năng lực chủ nhiệm, khả năng GDĐĐ HS và giúp cho những giáo viên đã làm cơng tác chủ nhiệm lâu năm, có năng lực vững vàng, giàu kinh nghiệm, làm tốt hơn nữa cơng tác chủ nhiệm, GDĐĐ HS của mình.

Bồi dƣỡng cho các giáo viên nắm vững chức năng, nhiệm vụ, ý thức rõ vị trí, trách nhiệm của ngƣời GVCN; rèn luyện kỹ năng xử lý các tình huống sƣ phạm trong q trình làm cơng tác chủ nhiệm, GDĐĐ cho HS.

Nhà trƣờng đặt ra những yêu cầu cụ thể, trƣớc mắt và lâu dài đối với GVCN. Từ đó mỗi thầy cơ giáo khơng ngừng học hỏi, nâng cao trình độ, tích lũy, trau dồi tri thức, vốn sống, kinh nghiệm cơng tác,tự hồn thiện nhân cách để trở thành tấm gƣơng sáng cho HS.

Cách tiến hành biện pháp

Trƣớc khi vào năm học mới, Hiệu trƣởng lên kế hoạch lựa chọn GVCN, định ra các tiêu chuẩn lựa chọn GVCN phù hợp với chức năng, yêu cầu, nhiệm vụ của cơng việc và tình hình cụ thể của nhà trƣờng.

Các GVCN thƣờng phải là những ngƣời có năng lực chun mơn vững vàng, có khả năng tổ chức các hoạt động tập thể, có khả năng giáo dục, thuyết phục HS, nhiệt tình, thƣơng yêu HS, và đƣợc HS tin yêu, kính trọng.

Căn cứ vào thực trạng GVCN của nhà trƣờng và những yêu cầu, đòi hỏi đặt ra đối với GVCN trong giai đoạn trƣớc mắt và lâu dài, Hiệu trƣởng hoặc phó hiệu trƣởng phụ trách nề nếp – kỷ cƣơng trực tiếp phụ trách công tác chủ nhiệm sẽ cùng với khối trƣởng chủ nhiệm lên kế hoạch cơng tác chủ nhiệm; Sau đó chỉ đạo và hƣớng dẫn GVCN xây dựng kế hoạch chủ nhiệm cho lớp mình. Kế hoạch này phải chú ý nhiều đến đặc điểm đội ngũ GVCN và mục tiêu bồi dƣỡng cho từng nhóm đối tƣợng khác nhau,trong những thời gian khác nhau, giai đoạn khác nhau.

Hiệu trƣởng trực tiếp xây dựng kế hoạch bồi dƣỡng đội ngũ GVCN, những yêu cầu sƣ phạm cần thiết:

- Yêu cầu sƣ phạm thứ nhất: Bồi dƣỡng nhận thức và ý thức. Trƣớc tiên bồi dƣỡng cho GVCN có lý tƣởng nghề nghiệp đúng đắn, nhận thức nhuần nhuyễn tƣ tƣởng chủ nghĩa Mác – Lênin và quan điểm của Hồ Chí Minh về GD và GDĐĐ; nắm bắt sâu sắc đƣờng lối chủ trƣơng giáo dục của Đảng, Nhà nƣớc trong thời kỳ đổi mới hiện nay. Cần làm cho các GVCN nhận thức đúng đắn về nghề dạy học, về nghề thầy giáo. Họ phải thấy đƣợc vị trí, trọng trách của họ trong sự hình thành nhân cách học sinh. Họ cần thấy rằng nghề dạy học có ý nghĩa quyết định cho sự phát triển không chỉ một cá nhân mà là cả một thế hệ kế tiếp của quê hƣơng, đất nƣớc. Bồi dƣỡng cho GVCN thấy đƣợc HS đang cần gì ở họ và họ biết đƣợc mình phải làm gì và làm nhƣ thế nào để hoàn thành tốt nhiệm vụ đƣợc giao.

- Yêu cầu sƣ phạm thứ hai: Bồi dƣỡng năng lực chuyên môn. Nhà trƣờng chỉ đạo hiệu phó chun mơn và các tổ trƣởng bộ mơn phải có kế hoạch bồi dƣỡng chuyên môn thƣờng xuyên cho GV, đặc biệt là GVCN, nhất là những thầy cơ có biểu hiện hạn chế trong giảng dạy. GVCN phải có chun mơn vững vàng. Đó là một trong những yêu cầu sƣ phạm có tính quyết định sự thành công hay thất bại của công tác chủ nhiệm. Công tác này phải đƣợc tiến hành song song với việc bồi dƣỡng nhận thức, kỹ năng, nghiệp vụ, kinh nghiệm chủ nhiệm lớp. Năng lực chuyên môn của GVCN không tốt,

không vững vàng, học sinh không phục, không tin và không làm theo hoặc chỉ miễn cƣỡng làm theo. GVCN có vững chun mơn thì mới tự tin chủ động, sáng tạo trong công tác chủ nhiệm, tác động và thuyết phục đƣợc HS và tìm ra các biện pháp tốt GDĐĐ cho học sinh. Vì thế mà việc bồi dƣỡng để GVCN có năng lực chun mơn vững vàng trở thành một yêu cầu không thể thiếu trong kế hoạch quản lý của nhà trƣờng.

- Yêu cầu sƣ phạm thứ ba: Bồi dƣỡng khả năng ứng xử sƣ phạm của GVCN. Bồi dƣỡng cho GVCN cách nói năng sƣ phạm, cách tuyên truyền, vận động, thuyết phục HS, đối xử khéo léo với PHHS. Kỹ năng tổ chức, điều khiển các hoạt động tập thể, kỹ năng xử lý tình huống sƣ phạm. Cách nắm bắt thông tin về học sinh; kinh nghiệm xử lý, giáo dục HS vi phạm kỷ luật, kinh nghiệm giáo dục HS cá biệt; cách lôi cuốn HS tham gia vào các hoạt động tập thể, xây dựng tập thể đoàn kết, tập thể tự quản; nắm bắt tâm lý học sinh THPT, tâm lý quan hệ tình bạn khác giới, tình u tuổi học trị và cách định hƣớng, giải quyết những rắc rối trong quan hệ này.

- Yêu cầu sƣ phạm thứ tƣ: Bồi dƣỡng và yêu cầu GVCN phải có lối sống đạo đức trong sáng lành mạnh, mẫu mực, luôn gƣơng mẫu, thực sự là tấm gƣơng sáng cho học sinh noi theo. GVCN thể hiện mình là một nhân cách toàn vẹn, phấn đấu thực sự là ngƣời thầy - ngƣời cha, ngƣời mẹ tin tƣởng của HS. Bồi dƣỡng lòng nhân ái, tình u thƣơng học trị, lòng yêu nghề và tinh thần trách nhiệm, nhiệt tình trong cơng tác.

- Yêu cầu sƣ phạm thứ năm: Bồi dƣỡng cho GVCN về mối quan hệ và cách phối hợp với các lực lƣợng GD trong và ngồi nhà trƣờng trong cơng tác chủ nhiệm và GDĐĐ cho HS.

- Xác định mối quan hệ giữa GVCN và Ban giám hiệu: GVCN hoạt động theo sự chỉ đạo của Ban giám hiệu nhà trƣờng về mục tiêu, nội dung, kế hoạch cơng tác trong q trình giáo dục, và có báo cáo định kỳ, phản ánh kịp thời với Ban giám hiệu những thuận lợi, khó khăn, kết quả GDĐĐ HS. Đặc biệt phối hợp với Ban giám hiệu để giáo dục HS cá biệt.

- Xác định mối quan hệ với Đoàn thanh niên: GVCN cùng với Đoàn Thanh niên xây dựng tập thể chi đoàn lớp vững mạnh, theo dõi ý thức tham gia thi đua của lớp chi đoàn và cùng GDĐĐHS.

- Xác định mối quan hệ giữa GVCN và GVBM: GVCN thƣờng xuyên trao đổi với GVBM về tình hình học tập của lớp, ý thức học tập của từng em, nhu cầu, nguyện vọng của các em, những đặc điểm nổi bật của một số HS. GVCN kết hợp với GVBM đánh giá xếp loại hạnh kiểm HS từng tháng, từng học kỳ, trao đổi thống nhất để đánh giá khách quan, công bằng cho học sinh.

- Xác định mối quan hệ giữa GVCN với ban đại diện cha mẹ học sinh. GVCN chủ động trực tiếp trao đổi tổ chức phối hợp giáo dục giữa nhà trƣờng với gia đình và xã hội, dự kiến nội dung hoạt động của ban đại diện cha mẹ HS, đặt ra yêu cầu, nhiệm vụ của giáo dục gia đình trong GDĐĐ học sinh.

- Về hình thức và cách bồi dƣỡng: Mở lớp bồi dƣỡng cho tồn thể GVCN; bồi dƣỡng thơng qua các cuộc hội họp, bồi dƣỡng qua góp ý trực tiếp, qua kiểm tra, đánh giá, thƣờng xuyên, định kỳ. Mở các cuộc hội thảo về công tác chủ nhiệm, tọa đàm về GVCN giỏi, GVCN với công tác GDĐĐ HS. Mời các báo cáo viên đến trao đổi kinh nghiệm, cử CB, GV có kinh nghiệm hƣớng dẫn cho GVCM mới vào nghề, GVCN cịn yếu trong cơng tác. Nhà trƣờng phải chỉ đạo và sử dụng phối hợp linh hoạt các hình thức và biện pháp bồi dƣỡng.

- Nhà trƣờng phải thƣờng xuyên động viên kịp thời, đôn đốc, nhắc nhở thƣờng xun, có chế độ khen thƣởng cho những thầy cơ làm cơng tác chủ nhiệm giỏi. Từ đó tạo nên động lực để GV phấn đấu vƣơn lên, tạo nên sự chuyển biến tích cực trong cơng tác chủ nhiệm, nâng cao chất lƣợng GD, trong đó có chất lƣợng GDĐĐ cho HS.

Phải có sự quan tâm của Ban giám hiệu nhà trƣờng, đứng đầu là Hiệu trƣởng.

Các GVCN phải nhận thức đƣợc vai trò, vị trí, chức năng, nhiệm vụ của mình trong trong cơng tác GDĐĐ HS và ý nghĩa to lớn của việc bồi dƣỡng, tự bồi dƣỡng nâng cao năng lực cơng tác, hồn thiện nhân cách bản thân.

Có kinh phí hoạt động và có chế độ đãi ngộ, động viên kịp thời để đội ngũ GVCN tồn tâm tồn ý với cơng việc.

Việc kiểm tra, đánh giá, khen thƣởng đối với GVCN phải thực hiện thƣờng xuyên kịp thời và nghiêm túc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục đạo đức học sinh ở trường trung học phổ thông hùng vương quận 5, thành phố hồ chí minh đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay (Trang 93 - 98)