Xây dựng cơ chế phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội nhằm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục đạo đức học sinh ở trường trung học phổ thông hùng vương quận 5, thành phố hồ chí minh đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay (Trang 106 - 112)

10. Cấu trúc luận văn

3.2. Một số biện pháp quản lý giáo dục đạo đức học sinh trƣờng THPT Hùng

3.2.7. Xây dựng cơ chế phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội nhằm

Con ngƣời là tổng hòa các mối quan hệ xã hội. Con ngƣời sinh ra và lớn lên trong mơi trƣờng gia đình – nhà trƣờng và xã hội. Ở mỗi mơi trƣờng đều diễn ra q trình giáo dục, giáo dƣỡng con ngƣời. Trong đó nhà trƣờng giữ vai trò hết sức đặc biệt và quan trọng – nhà trƣờng là thể chế của xã hội có chức năng chuyên trách về giáo dục, có vai trị chủ đạo trong cơng tác giáo dục thế hệ trẻ. Trong q trình giáo dục học sinh khơng thể thiếu sự kết hợp giáo dục giữa nhà trƣờng – gia đình và xã hội.

Sự phối hợp thống nhất giáo dục giữa nhà trƣờng – gia đình và xã hội đã trở thành nguyên tắc cơ bản của nền giáo dục XHCN. Sự phối hợp này tạo ra môi trƣờng thuận lợi, sức mạnh tổng hợp để GDĐĐ học sinh.

Mục tiêu của biện pháp

Phát huy đƣợc sức mạnh tổng hợp của nhà trƣờng – gia đình và xã hội, cộng đồng trách nhiệm chăm lo GDĐĐ cho học sinh. Phát huy những tiềm năng phong phú của toàn xã hội (về vật chất cũng nhƣ tinh thần) tham gia vào giáo dục thế hệ trẻ. Xác định vai trò, nhiệm vụ, chức năng của gia đình – nhà trƣờng – xã hội và tăng cƣờng phát huy mặt tích cực của sự tác động qua lại giữa các lực lƣợng tham gia GDĐĐ học sinh, tạo nên môi trƣờng giáo dục lành mạnh, nhằm đạt đƣợc các mục tiêu đã đề ra.

Nội dung của biện pháp

Sự phối hợp giữa nhà trường và gia đình:

Nhà trƣờng và gia đình đều có vai trị rất quan trọng trong việc GDĐĐ học sinh, đều ảnh hƣởng đến chất lƣợng đạo đức, sự hình thành nhân cách của học sinh đặc biệt là học sinh THPT. Phối hợp giữa nhà trƣờng và gia đình là một địi hỏi tất yếu và là trách nhiệm của cả hai bên, nhƣng thực tế thì quá trình phối hợp cho thấy nhà trƣờng phải đóng vai trị chủ đạo, hạt nhân và cầu nối quan trọng của sự phối hợp này là GVCN.

Sự phối hợp giữa nhà trƣờng và gia đình đƣợc thể hiện nhƣ sau:

- Họp cha mẹ học sinh của các lớp đầu năm học, sơ kết học kỳ, cuối năm học, họp đột xuất, bất thƣờng khi cần thiết.

- Mời cha mẹ học sinh đến trƣờng khi học sinh vi phạm kỷ luật về học tập, vi phạm về đạo đức, hoặc tái phạm nhiều lần.

- Trao đổi qua điện thoại, sổ liên lạc điện tử với cha mẹ học sinh. - Thăm gia đình học sinh.

- Trao đổi thông tin giữa nhà trƣờng với gia đình qua sổ liên lạc, cán bộ lớp.

- Phối hợp với gia đình qua ban đại diện cha mẹ học sinh.

Sự phối hợp giữa nhà trường và xã hội:

Nhà trƣờng chú ý tới việc tăng cƣờng các mối quan hệ với các lực lƣợng xã hội nhƣ quan hệ với các cấp ủy đảng, chính quyền, các tổ chức đồn thể, xã hội ở địa phƣơng, cộng đồng dân cƣ. Từ đó tăng cƣờng phối hợp, tranh thủ lợi thế của các tổ chức, lực lƣợng xã hội.

Các cấp chính quyền địa phƣơng, các tổ chức đoàn thể xã hội phải có trách nhiệm xây dựng đời sống văn hóa cơ sở, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác giáo dục trong nhà trƣờng và thƣờng xuyên chăm lo đến hoạt động GDĐĐ cho học sinh trong cộng đồng.

Nhà trƣờng cùng với các cấp chính quyền địa phƣơng, các tổ chức xã hội kịp thời có biện pháp phối hợp và giải quyết những vấn đề bức xúc, phức tạp của tình hình đạo đức học sinh trên địa bàn.

Nhà trƣờng phối hợp với các cấp chính quyền địa phƣơng quản lý, tổ chức các hoạt động giáo dục truyền thống, giáo dục ý thức chấp hành chính sách pháp luật, giữ gìn thuần phong mỹ tục của dân tộc.

Cách tiến hành biện pháp

Sự phối hợp giữa nhà trường và gia đình:

Họp tồn thể cha mẹ học sinh của lớp. Các cuộc họp này thƣờng diễn ra định kỳ: đầu năm học, sơ kết học kỳ, tổng kết năm học và họp theo nội dung chủ điểm, họp bất thƣờng khi cần thiết. Các cuộc họp cókế hoạch và đƣợc chuẩn bị chu đáo từ cả hai phía nhà trƣờng và PHHS, trong đó vai trị then chốt là GVCN.

Nhà trƣờng phải lên kế hoạch họp phụ huynh, tổ chức hƣớng dẫn, tập huấn nghiệp vụ, định hƣớng nội dung, mục tiêu, nhiệm vụ của kỳ họp cho GVCN, thống nhất hình thức tổ chức, thời gian thực hiện và quy trình cuộc họp. Ở cuộc họp đầu năm, nhà trƣờng chỉ đạo và hƣớng dẫn GVCN đặc biệt là các GVCN trẻ, bầu ra ban chấp hành chi hội phụ huynh, nhất là chi hội trƣởng đủ phẩm chất, năng lực, điều kiện, có trách nhiệm và nhiệt tình chăm lo giáo dục học sinh.

Sự chuẩn bị cẩn thận, xây dựng nội dung phong phú, xác định mục tiêu cuộc họp rõ ràng cùng với trình độ điều khiển cuộc họp tốt và khả năng tuyên truyền, thuyết phục, kích thích khéo léo của GVCN tới PHHS sẽ là nhân tố quan trọng lơi cuốn đƣợc sự quan tâm, tính tích cực, nhiệt tình tham gia giáo dục học sinh và phối hợp với lớp, trƣờng của PHHS và gia đình HS.

Ban giám hiệu trƣờng nên cử ngƣời đại diện đến dự họp và phát biểu chỉ đạo cuộc họp, đặc biệt là đối với những lớp có vấn đề nổi cộm, lớp có nhiều hạn chế, yếu kém trong cơng tác GDĐĐ. Sau mỗi lần tổ chức cuộc họp cần có sự tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm.

Mời cha mẹ học sinh đến trƣờng khi học sinh vi phạm kỷ luật học tập, vi phạm đạo đức nghiêm trọng hoặc tái phạm nhiều lần: Qua các cuộc gặp gỡ, trao đổi với cha mẹ học sinh nhằm thơng báo về tình hình học tập, rèn luyện của con em phụ huynh, đồng thời nắm bắt đƣợc những thông tin bổ sung, phản hồi từ phía gia đình các em. Cùng đi đến thống nhất để tìm ra nguyên nhân, lựa chọn biện pháp giáo dục và cam kết sự phối hợp giáo dục giữa gia đình và nhà trƣờng. Biện pháp này phải đƣợc vận dụng linh hoạt, khéo léo và có thái độ đúng mực khi tiếp xúc với phụ huynh.

Thăm gia đình học sinh: Qua việc đến thăm gia đình học sinh sẽ tăng thêm mối quan hệ gắn bó thân thiết, bổ sung trao đổi thơng tin giữa gia đình và nhà trƣờng. Nhƣ vậy sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc hoàn thành các nhiệm vụ GDĐĐ cho HS. Đây là biện pháp mà các GVCN thƣờng áp dụng,

đặc biệt là đối với gia đình học sinh có hồn cảnh đặc biệt khó khăn, gia đình học sinh cá biệt.

Phối hợp với gia đình thơng qua Ban đại diện cha mẹ học sinh và trƣởng ban đại diện cha mẹ học sinh các lớp. Hàng tháng vào giờ sinh hoạt lớp của tuần cuối tháng, trƣởng ban đại diện cha mẹ học sinh các lớp đến dự giờ sinh hoạt cùng với GVCN để trao đổi, nắm bắt tình hình học sinh của lớp, thống nhất biện pháp giải quyết những vấn đề tồn tại, tìm các giải pháp và xây dựng kế hoạch cho tháng tiếp theo.

Phối hợp với gia đình thơng qua Ban đại diện cha mẹ học sinh của trƣờng. Xây dựng Ban đại diện cha mẹ học sinh trƣờng đảm bảo về số lƣợng và chất lƣợng, đáp ứng đƣợc yêu cầu về tính tiêu biểu, tính khách quan, cân đối hợp lý giữa các tầng lớp, thành phần, khu dân cƣ.Ban đại diện cha mẹ học sinh của trƣờng đƣợc xây dựng trên cơ sở phiếu tín nhiệm của các trƣởng ban đại diện cha mẹ học sinh các lớp trong tồn trƣờng thơng qua đại hội đại biểu cha mẹ học sinh toàn trƣờng. Trƣởng ban đại diện cha mẹ học sinh trƣờng và thƣờng trực của Ban đại diện phải là những ngƣời có uy tín, có khả năng và điều kiện tổ chức, điều hành và phối hợp trong giáo dục HS. Hàng tháng, thƣờng trực Ban đại diện phải họp sơ kết, báo cáo kết quả và có những đề xuất cần thiết với BGH và trực tiếp với Hiệu trƣởng.

Ban đại diện cha mẹ học sinh là lực lƣợng quan trọng, các thành viên trong Ban đại diện cấp trƣờng và lớp là những tuyên truyền viên, phổ biến những quan điểm, nội dung, mục tiêu giáo dục và GDĐĐ cho HS của nhà trƣờng tới PHHS; đồng thời động viên khích lệ PHHS nêu cao vai trị, trách nhiệm và tăng cƣờng phối hợp với nhà trƣờng trong GDĐĐ cho con em họ. Ban đại diện cha mẹ học sinh cũng chính là những ngƣời biết đƣợc chính xác tâm tƣ, nguyện vọng, những ý kiến phản hồi của PHHS. Để rồi họ sẽ trao đổi lại với BGH nhà trƣờng, với GVCN những vấn đề mà PHHS quan tâm. Ngoài ra, Ban đại diện cha mẹ học sinh còn tổ chức động viên cha mẹ

học sinh đóng góp công sức, tiền của; ủng hộ về tinh thần cho nhà trƣờng thực hiện tốt các mục tiêu giáo dục trong đó có GDĐĐ học sinh.

Trao đổi qua điện thoại, thƣ tín với cha mẹ học sinh: Nhờ biện pháp này thơng tin đƣợc trao đổi nhanh chóng kịp thời, đặc biệt là khi có những tình huống đột xuất, những sự việc cần phải giải quyết nhanh. Đây là biện pháp rất hữu hiệu đối với giáo dục học sinh cá biệt

Sự phối hợp giữa nhà trường và xã hội với các cơ quan nhà nước có chức năng điều hành pháp luật và xã hội:

Với các cấp ủy Đảng, chính quyền, cơng an, tòa án, viện kiểm sát, quân đội…nhà trƣờng cần tranh thủ sự lãnh đạo, hỗ trợ tầm ảnh hƣởng rộng lớn của các tổ chức này để thực hiện các nhiệm vụ giáo dục và GDĐĐ cho học sinh.

BGH chủ động tổ chức họp bàn, thống nhất mục đích, nội dung chƣơng trình, cơ chế phối hợp mỗi năm một lần vào đầu năm học, mời tất cả các ban ngành từ đại diện chính quyền phƣờng xã, hội đồng giáo dục phƣờng xã có con em học tại trƣờng, cán bộ cơng an, y tế, đồn thanh niên cấp phƣờng, xã nơi trƣờng đóng, Ban đại diện cha mẹ học sinh trƣờng, lớp về vấn đề GDĐĐ và phối hợp GDĐĐ cho học sinh trên địa bàn

Phối hợp với UBND phƣờng tổ chức các buổi ký cam kết xây dựng nề nếp kỷ cƣơng, phòng chống tội phạm, ma túy, tệ nạn xã hội, duy trì trật tự an tồn giao thơng trên địa bàn. Xử lý kịp thời các học sinh vi phạm đạo đức, vi phạm pháp luật, có biện pháp phối hợp để giáo dục học sinh hƣ, học sinh cá biệt.

Với các cơ quan, tổ chức xã hội: Qua sự phối hợp với các cơ quan công an, y tế, các tổ chức xã hội xây dựng môi trƣờng giáo dục lành mạnh. Phối hợp với Hội đồng giáo dục, Hội khuyến học phƣờng, xã các tổ chức đồn thể, cá nhân để làm cơng tác XHHGD, đẩy mạnh phong trào “Dòng họ khuyến học” ; “phƣờng, xã khuyến học”…và tích cực xây dựng “Xã hội học tập”.

Nhà trƣờng phải nắm vững đặc điểm, chức năng, nhiệm vụ của các lực lƣợng xã hội, để xây dựng cơ chế phối và tranh thủ sự ủng hộ của các đoàn thể, tổ chức xã hội trong hoạt động GDĐĐ cho HS.

Gia đình và các lực lƣợng, tổ chức xã hội phải ý thức đƣợc vai trò, trách nhiệm của mình trong hoạt động GDĐĐ học sinh và nhiệt tình tham gia, phối hợp, cộng tác với nhà trƣờng.

Việc phối hợp phải có tính khoa học, chặt chẽ, hợp lý, linh hoạt phù hợp với đặc điểm, chức năng của từng tổ chức cá nhân, đảm bảo tính thiết thực, hiệu quả, tránh hình thức, tốn kém.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục đạo đức học sinh ở trường trung học phổ thông hùng vương quận 5, thành phố hồ chí minh đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay (Trang 106 - 112)