Khai thác công nghệ thông tin trong quản lý các hoạt động giáo dục

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục đạo đức học sinh ở trường trung học phổ thông hùng vương quận 5, thành phố hồ chí minh đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay (Trang 101 - 104)

10. Cấu trúc luận văn

3.2. Một số biện pháp quản lý giáo dục đạo đức học sinh trƣờng THPT Hùng

3.2.5. Khai thác công nghệ thông tin trong quản lý các hoạt động giáo dục

giáo dục đạo đức

Trong những năm gần đây, khi xu thế tồn cầu hố, hội nhập với thế giới, mở ra cho nƣớc ta những thời cơ, tiếp cận với khoa học kỹ thuật hiện đại trong đó có CNTT . Công nghệ thông tin tác động đến mọi mặt trong đời sống xã hội, đặc biệt là giới trẻ. Vì thế quản lí và khai thác CNTT hƣớng đến GDĐĐ học sinh là nhiệm vụ mới mẽ nhƣng hết sức cần thiết.

Mục tiêu biện pháp

Ngày nay giáo dục đạo đức cho học sinh là giáo dục lòng trung thành đối với Đảng, hiếu với Dân, yêu quê hƣơng đất nƣớc trong kỷ nguyên công nghệ mới, có lịng vị tha, nhân ái, cần cù liêm khiết và chính trực. Đó là đạo đức Xã hội Chủ Nghĩa, là đạo đức của cá nhân, tập thể và chủ nghĩa nhân đạo mang tính chân thực tích cực, khác với đạo đức vị kỷ, cá nhân. Giáo dục đạo đức học sinh gắn chặt với giáo dục tƣ tƣởng - chính trị, giáo dục truyền thống và giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc, giáo dục pháp luật nhà nƣớc XHCN, cung cấp cho học sinh những phƣơng thức ứng xử đúng trƣớc vấn đề của xã hội ... giúp cho các em có khả năng tự kiểm sốt đƣợc hành vi của bản thân một cách tự giác, có khả năng chống lại những biểu hiện lệch lạc về lối sống thông qua internet, kết nối mạng toàn cầu. Nhà trƣờng khai thác ứng dụng CNTT để quản lý và GDĐĐ cho học sinh

Cụ thể hơn, nhà trƣờng giáo dục về lối sống, hành vi phù hợp với thời đại, giáo dục các em văn hóa sử dụng điện thoại trong trƣờng (lớp), văn hóa trong “chat” với bạn bè, thầy cô trên các phƣơng tiện đại chúng…

Nội dung biện pháp

Các lực lƣợng tham gia giáo dục GDĐĐ học sinh về công tác GDĐĐ học sinh phải đƣợc bồi dƣỡng kiến thức, kỹ năng giáo dục trên nhiều phƣơng

diện, giáo dục về văn hóa trƣờng học, giáo dục đạo đức trong hành vi, cử chỉ, lời ăn tiếng nói cho học sinh cả ngồi đời sống và mạng thông tin xã hội.

Quản lý tốt cổng thông tin điện tử, trang Web nhà trƣờng. Tổ chức triển khai các chƣơng trình GDĐĐ học sinh qua trang: “Trƣờng học kết nối”.

Xây dựng sổ liên lạc điện tử làm cầu nối hiệu quả giữa nhà trƣờng và gia đình

Tổ chức tốt việc triển khai thực hiện kế hoạch GDĐĐ học sinh đáp ứng thời kỳ đổi mới hiện nay, các thành viên tham gia GDĐĐ học sinh cần thực hiện tốt các yêu cầu cụ thể với nhiệm vụ, chức năng của mình, có ý thức, kỹ năng sƣ phạm, cẩn trọng trong ngôn ngữ và lối ứng xử, giao tiếp với học sinh qua các phƣơng tiện thông tin đại chúng…

Cách tiến hành biện pháp

Hiệu trƣởng trực tiếp hoặc chỉ đạo cán bộ liên quan “lên kế hoạch – tổ

chức chỉ đạo thực hiện - giám sát kiểm tra- xử lý kết quả” công tác GDĐĐ

học sinh; quán triệt những Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, Nhà nƣớc, Ngành về công tác GDĐĐ học sinh công khai trên các trang thông tin điện tử; Chỉ đạo các thành viên trong Hội đồng Giáo dục (Phó Hiệu trƣởng, giáo viên bộ mơn, Đồn Thanh niên, Ban đại diện Cha mẹ học sinh, … đặc biệt với giáo viên chủ nhiệm) thƣờng xuyên cập nhật thông tin học sinh qua mạng, các trang Web để kịp thời điều chỉnh trong công tác GDĐĐ học sinh.

Đƣa các ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý GDĐĐ cho học sinh từ các bài giảng đạo đức, “Gƣơng ngƣời tốt việc tốt” đến ghi nhận vi phạm của học sinh, kịp thời thông tin qua hệ thống sổ liên lạc điện tử đến phụ huynh học sinh.

Qua GVCN, giám thịtuyên truyền đến từng học sinh tất cả những quy định của nhà trƣờng về qui định, văn hoá sử dụng điên thoại, các phƣơng tiện thông tin di động trong nhà trƣờng tiêu chuẩn đánh giá, những điều cấm, những điều nên làm và những tác hại khi lạm dụng CNTT. Thiết lập các kế

hoạch phối hợp chặt chẽ với các tổ chức chính trị xã hội ngồi nhà trƣờng trong quản lí, sử dụng các phƣơng tiện thơng tin.

Cần chú trọng xây dựng mối quan hệ phối hợp chặt chẽ với gia đình học sinh, nhân dân khối phố, cơng an khu vực và chính quyền địa phƣơng nơi trƣờng đóng để quản lý các tụ điểm trò chơi điện tử, điễm truy cập Internet.

Tăng cƣờng lực lƣợng cộng tác viên nồng cốt trên các diễn đàn, mạng nội bộ, mạng xã hội tuyên truyền giáo dục kỹ năng sống, lối sống đẹp, văn hoá mạng…

Tổ chức các buổi toạ đàm, tham luận, đối thoại trong học sinh về mạng xã hội, văn hoá giao tiếp khi sử dụng các phƣơng tiện thông tin.

Điều kiện thực hiện biện pháp

Phải có sự quan tâm của Ban giám hiệu nhà trƣờng, đứng đầu là Hiệu trƣởng đối với tác động của công nghệ thông tin trong công tác dạy giáo dục ở nhà trƣờng.

Các GVCN phải nhận thức đƣợc vai trị, vị trí, chức năng, nhiệm vụ của mình trong trong cơng tác GDĐĐ HS qua các kênh thông tin. Phải đƣợc học tập, bồi dƣỡng để có thể sử dụng thuần thục công nghệ thông tin.

Xây dựng và quản lý tốt trang Web nhà trƣờng, sổ liên lạc điện tử làm cầu nối giữa giáo viên, học sinh và phụ huynh .

Đầu tƣ xây dựng hệ thống CNTT trong nhà trƣờng hiện đại, phục vụ cho việc dạy và học cũng nhƣ cơng tác quản lý. Tạo nguồn kinh phí hoạt động và có chế độ đãi ngộ, động viên kịp thời để đội ngũ GVCN toàn tâm toàn ý với công việc.

Bồi dƣỡng giáo viên chuyên môn, ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy và cả trong GDĐĐ học sinh, bồi dƣỡng tác phong sƣ phạm, cách hành văn khi nói và “chat”, ứng xử khéo léo trƣớc các hiện tƣợng xã hội.

Mời gọi các tổ chức xã hội, giáo dục các công ty phần mềm tham gia xây dựng mạng thông tin phục vụ cho công tác giáo dục.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục đạo đức học sinh ở trường trung học phổ thông hùng vương quận 5, thành phố hồ chí minh đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay (Trang 101 - 104)