Tăng cường kiểm tra, đánh giá công tác giáo dục đạo đức cho học sinh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục đạo đức học sinh ở trường trung học phổ thông hùng vương quận 5, thành phố hồ chí minh đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay (Trang 104 - 106)

10. Cấu trúc luận văn

3.2. Một số biện pháp quản lý giáo dục đạo đức học sinh trƣờng THPT Hùng

3.2.6. Tăng cường kiểm tra, đánh giá công tác giáo dục đạo đức cho học sinh

học sinh

Kiểm tra đánh giá là chức năng rất quan trọng của mọi cấp quản lý, đặc biệt là cấp cơ sở. Nếu nhƣ kế hoạch có nhiệm vụ hƣớng dẫn việc sử dụng và sử dụng các nguồn lực để hồn thành các mục tiêu thì kiểm tra đánh giá là xác định xem hoạt động có phù hợp với mục tiêu, kế hoạch hay không và kết quả đạt đƣợc đến mức nào. Qua kiểm tra, đánh giá, đảm bảo sự thành công của kế hoạch, phát hiện kịp thời những sai sót, tìm ra ngun nhân và biện pháp sửa chữa kịp thời. Từ đó rút ra kinh nghiệm, xây dựng cho kế hoạch tiếp theo.

Trong giáo dục nhà trƣờng, hoạt động GDĐĐ là hoạt động khó định lƣợng nên việc kiểm tra đánh giá gặp nhiều khó khăn, cần đƣợc quan tâm và có cơ chế, quy trình kiểm tra đánh giá khoa học thì mới đảm bảo đƣợc yêu cầu khách quan

Mục tiêu của biện pháp

Kiểm tra đánh giá giúp cho nhà trƣờng biết đƣợc các tổ chức, cá nhân thực hiện các nhiệm vụ nhƣ thế nào; thấy đƣợc cách quản lý của nhà trƣờng có hợp lý khơng, có kịp thời khơng, có phù hợp khơng. Từ đó, có sự điều chỉnh các hoạt động, giúp đỡ, thúc đẩy các tập thể, cá nhân thực hiện tốt các mục tiêu GDĐĐ HS ở năm học tiếp theo.

Nội dung biện pháp

Nhà trƣờng lên kế hoạch chỉ đạo, triển khai và trực tiếp kiểm tra đánh giá việc thực hiện các nhiệm vụ GDĐĐ cho HS của các bộ phận, cá nhân trong trƣờng và sự phối hợp với các lực lƣợng xã hội khác trong công tác GDĐĐ HS.

Kiểm tra, đánh giá thƣờng xuyên ở tất cả các khâu, từ nội dung của hoạt động đến biện pháp thực hiện. Kiểm tra bằng nhiều hình thức khác nhau, đánh giá linh hoạt các đối tƣợng.

Qua kết quả kiểm tra, đánh giá, xác định lại độ chính xác, hiệu quả của các biện pháp và các kết quả quản lý ; Từ đó có sự điều chỉnh, khắc phục tồn tại, sai sót, phát huy thế mạnh.

Cách tiến hành biện pháp

Nhà trƣờng phải lên kế hoạch cho công tác kiểm tra đánh giá ngay từ đầu năm học và coi trọng việc kiểm tra đánh giá hoạt động GDĐĐ HS phù hợp thống nhất với kế hoạch tổng thể của nhà trƣờng.

Phối hợp với các bộ phận, cá nhân có chức năng và khả năng, có kinh nghiệm về công tác kiểm tra, đánh giá, xây dựng các tiêu chuẩn, quy định, nguyên tắc cụ thể về các mặt hoạt động của công tác GDĐĐ cho HS phù hợp với đặc điểm tình hình cụ thể của nhà trƣờng nhƣ: nội quy HS, quy định đối với GVCN…., tiêu chuẩn lớp tiên tiến, lớp tự quản tốt, GVCN giỏi, ….

Nhà trƣờng lựa chọn bố trí những ngƣời làm cơng tác kiểm tra; kiểm tra từng công việc hoạt động cụ thể; sắp xếp thời gian, điều kiện phục vụ cho công tác kiểm tra, đánh giá.

Phân công công việc cụ thể, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, khả năng của các bộ phận, cá nhân làm công tác kiểm tra, đánh giá; Tập huấn, thống nhất nội dung, quy trình, cách thức kiểm tra, đánh giá.

Sau mỗi đợt kiểm tra, đánh giá, phải biểu dƣơng những điển hình trong cơng tác GDĐĐ, đồng thời phê bình, nhắc nhở xử lý những trƣờng hợp làm chƣa tốt. Yêu cầu phải xử lý đúng ngƣời, đúng tội. Qua kiểm tra, đánh giá theo dõi sự duy trì thành tích của các điển hình, khắc phục những nhƣợc điểm của các tập thể, cá nhân, giải quyết thỏa đáng các thắc mắc, đề nghị của các đối tƣợng kiểm tra.

Kiểm tra phải đƣợc duy trì thực hiện thƣờng xun, khơng đƣợc kiểm tra qua loa đại khái đối với hoạt động GDĐĐ HS trong giai đoạn mà tình hình đạo đức của HS đang có xu hƣớng phức tạp và có biểu hiện xuống cấp nhƣ hiện nay. Phải thay đổi hình thức kiểm tra linh hoạt, tránh đơn điệu,

chiếu lệ, công thức; kiểm tra trực tiếp kết hợp với kiểm tra gián tiếp; kiểm tra định kỳ hàng tuần, hàng tháng; kiểm tra, đánh giá bất thƣờng, đột xuất …

Qua kiểm tra để cho CB, GV, NV, HS trong trƣờng ý thức đƣợc rằng: kiểm tra, đánh giá là việc làm bình thƣờng để giúp tập thể, cá nhân thấy đƣợc những việc đã làm đƣợc, những việc chƣa làm đƣợc, từ đó họ có giải pháp điều chỉnh, khắc phục để hoàn thành nhiệm vụ, đạt đƣợc mục tiêu đề ra. Tuyệt đối tránh tình trạng đối phó, gian lận khi có kiểm tra, đánh giá.

Nhà trƣờng phải thƣờng xuyên kiểm tra hoạt động GDĐĐ cho HS của GVCN, GVBM, Đoàn TN, và của HS với nội dung: kiểm tra công tác GDĐĐ của GVCN, của Đồn TN, kiểm tra cơng tác GD HS cá biệt, xử lý HS vi phạm; kiểm tra việc GDĐĐ HS của các GVBM; kiểm tra hoạt động tự quản của HS, kiểm tra các hoạt động GD ngoài giờ lên lớp; kiểm tra việc thực hiện kế hoạch GDĐĐ theo tuần, theotháng…

Để kiểm tra, đánh giá các nội dung trên phải lựa chọn và phối hợp linh hoạt các hình thức nhƣ: Đọc và nghe báo cáo, kiểm tra hồ sơ, kế hoạch, dự giờ sinh hoạt lớp, dự giờ giảng dạy; Kiểm tra kỹ năng, nghiệp vụ GDĐĐ; Trực tiếp kiểm tra nề nếp HS; Kiểm tra, đánh giá qua đội ngũ cán sự lớp, cán bộ chi đoàn. Trực tiếp phỏng vấn đối tƣợng kiểm tra; Qua ý kiến đánh giá của các tổ chức, cá nhân, trong và ngồi trƣờng và qua nhiều kênh thơng tin khác nhau.

Điều kiện thực hiện biện pháp

Phải dựa vào kế hoạch để xây dựng những chỉ tiêu xác đáng cho việc kiểm tra đánh giá. Phải có sự phù hợp dựa vào các tiêu chuẩn của các yếu tố định tính và định lƣợng trong cơng tác GDĐĐ cho HS.

Xác định rõ chức năng, nhiệm vụ,trách nhiệm của từng bộ phận, cá nhân trong việc thực hiện kế hoạch GDĐĐ HS từ đó sẽ kiểm tra đúng ngƣời, đúng việc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục đạo đức học sinh ở trường trung học phổ thông hùng vương quận 5, thành phố hồ chí minh đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay (Trang 104 - 106)