Kế hoạch hóa hoạt động GDĐĐ cho học sinh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục đạo đức học sinh ở trường trung học phổ thông hùng vương quận 5, thành phố hồ chí minh đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay (Trang 90 - 93)

10. Cấu trúc luận văn

3.2. Một số biện pháp quản lý giáo dục đạo đức học sinh trƣờng THPT Hùng

3.2.2. Kế hoạch hóa hoạt động GDĐĐ cho học sinh

Nhà trƣờng có vị trí đặc biệt quan trọng ở chỗ nhà trƣờng là nơi biến đƣờng lối mục tiêu giáo dục của Đảng trở thành hiện thực. Đối tƣợng của khoa học quản lý giáo dục là quá trình tổ chức cơng việc của nhà trƣờng.Trong đó kế hoạch nhà trƣờng là cơng cụ chủ yếu và quan trọng nhất để quản lý nhà trƣờng.

Xây dựng đƣợc kế hoạch phù hợp chính là tiền đề quan trọng để đi đến thành công. Hoạt động GDĐĐ cũng nhƣ tất cả các hoạt động khác trong các nhà trƣờng, nó cần phải đƣợc kế hoạch hóa một cách khoa học.

Qua khảo sát thực tế cho thấy việc kế hoạch hóa hoạt động quản lý GDĐĐ cho học sinh trƣờng THPT Hùng Vƣơng đã chú ý đến kế hoạch năm học, học kỳ, từng tháng, từng tuần, nhƣng chƣa thật chú ý trong các đợt thi đua chào mừng các ngày lễ lớn. Kế hoạch chƣa cụ thể, chi tiết. Vì thế chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu và tính chất cơng tác GDĐĐ cho học sinh THPT trong tình hình hiện nay.

Mục tiêu của biện pháp

Xây dựng đƣợc bản kế hoạch hoạt động GDĐĐ cho học sinh trong mối quan hệ biện chứng với hệ thống kế hoạch nằm trong kế hoạch tổng thể, toàn diện của nhà trƣờng trong năm học.

Bảng kế hoạch chính là sự cụ thể hóa các mục tiêu, u cầu, cơng việc, biện pháp của hoạt động GDĐĐ cho học sinh.

Bảng kế hoạch đƣợc xây dựng trên cơ sở đặc điểm của học sinh, nhà trƣờng, địa phƣơng phải có tính khả thi và tính hiệu quả cao nhằm định hƣớng, điều chỉnh và thúc đẩy các hoạt động GDĐĐ hƣớng đích và đạt kết quả cao.

Nội dung biện pháp

Căn cứ vào thực trạng, tiềm năng và những khả năng của nhà trƣờng, mà xác định rõ và lựa chọn chính xác các mục tiêu GDĐĐ phù hợp. Từ đó xây dựng kế hoạch thực hiện các mục tiêu bao gồm: Thời gian, con ngƣời, nội dung, hình thức, biện pháp thực hiện GDĐĐ cho học sinh(kế hoạch chung) và triển khai thành kế hoạch gắn với từng bộ phận, cá nhân cụ thể, phù hợp với tình hình thực tiễn của địa phƣơng, nhà trƣờng; đáp ứng yêu cầu của ngƣời học và yêu cầu của xã hội.

Bản kế hoạch vừa mang tính khái quát vừa mang tính cụ thể, đảm bảo tính tồn diện và chú ý đến vai trị, chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận, cá nhân. Tùy theo đặc điểm cụ thể mà có sự phân cơng khoa học, rõ ràng, phù hợp với chức năng của các tổ chức, cá nhân theo các mặt hoạt động ở từng thời gian, công việc cụ thể.

Cách tiến hành biện pháp

Trên cơ sở mục tiêu, nhiệm vụ, điều kiện khách quan, chủ quan, ngƣời Hiệu trƣởng cần rà sốt, khảo sát, đánh giá đúng đặc điểm tình hình của địa phƣơng, đơn vị; dự đoán về những biến động của đời sống xã hội trong khu vực, của địa phƣơng và diễn biến tình hình đạo đức học sinh, từ đó tiến hành xây dựng kế hoạch GDĐĐ cho học sinh nằm trong chƣơng trình giáo dục

tổng thể của trƣờng, đảm bảo tính hệ thống, đồng bộ, cụ thể, thiết thực và khả thi.

Sau đó lấy ý kiến đóng góp của các tổ chức có liên quan, các chuyên gia, các cá nhân trong tồn trƣờng để hồn chỉnh và thơng qua kế hoạch.

Kế hoạch phải luôn bám sát các mục tiêu, định hƣớng phát triển giáo dục của Đảng, Nhà nƣớc, chính quyền địa phƣơng và của nhà trƣờng. Nội dung, hình thức, biện pháp thực hiện kế hoạch phải xuất phát từ mục tiêu và vì mục tiêu GDĐĐ đã đƣợc lựa chọn.

Kế hoạch phải đƣợc cụ thể, chi tiết hóa: có phân định thời gian, tổ chức, ngƣời thực hiện, nội dung, và nhiệm vụ công việc rõ ràng.

Kế hoạch phải đƣợc triển khai đúng thời điểm, đúng tiến độ, đồng bộ, thống nhất; đƣợc quán triệt trong toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên, phụ huynh học sinh và đƣợc kiểm tra đánh giá thƣờng xuyên, kịp thời.

Kế hoạch GDĐĐ cho học sinh cần những kế hoạch lâu dài, chiến lƣợc, định hƣớng đón đầu cho cả một giai đoạn, đồng thời phải có kế hoạch cụ thể cho từng năm học, từng học kỳ, từng tháng, từng tuần, từng hoạt động chủ điểm, dịp lễ, kỷ niệm, phong trào, cuộc vận động lớn.

Khi xây dựng kế hoạch cần xác định các nguồn lực phục vụ cho thực hiện kế hoạch, chú ý huy động và tranh thủ tối đa tiềm năng các nguồn lực, lƣờng trƣớc, ngăn ngừa và hạn chế đến mức cao nhất những khó khăn, những tác động có ảnh hƣởng xấu đến hoạt động GDĐĐ cho học sinh.

Điều kiện thực hiện biện pháp

Muốn thực hiện tốt kế hoạch GDĐĐ cho học sinh, các tổ chức, bộ phận, cá nhân trong hội đồng sƣ phạm nhà trƣờng phải nhận thức đúng đắn sâu sắc về vai trò, nhiệm vụ, mục tiêu của hoạt động GDĐĐ cho học sinh và ý thức rõ đƣợc trách nhiệm của mình trong cơng tác này.

Kế hoạch phải đƣợc triển khai đồng bộ, đúng quy trình và phải nhận đƣợc sự nhất trí cao của tập thể hội đồng sƣ phạm.

Hiệu trƣởng và BGH phải quan tâm triển khai, đôn đốc, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch thƣờng xuyên và kịp thời có những điều chỉnh thích hợp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục đạo đức học sinh ở trường trung học phổ thông hùng vương quận 5, thành phố hồ chí minh đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay (Trang 90 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)