Hiệu quả hoạt động thông qua các chỉ số tài chính

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp: Phát triển hoạt động kinh doanh cho các ngân hàng thương mại nhà nước sau cổ phần hoá - lấy Vietcombank làm điểm nghiên cứu (Trang 25 - 31)

I. Tổng quan về ngân hàng thƣơng mại và hoạt động kinh doanh của

1.3. Các tiêu chí phản ánh sự phát triển hoạt động kinh doanh ngân hàng

1.3.3. Hiệu quả hoạt động thông qua các chỉ số tài chính

Ngồi các chỉ tiêu đánh giá hoạt động nói trên thì các chỉ số tài chính là một yếu tố quan trọng phản ảnh hiệu quả hoạt động của một ngân hàng. Có nhiều loại chỉ số tài chính khác nhau. Dựa vào cách thức sử dụng số liệu để xác định, tỷ số tài chính có thể chia thành ba loại: tỷ số tài chính xác định từ bảng cân đối tài sản, tỷ số tài chính xác định từ báo cáo thu nhập và tỷ số tài chính xác định từ cả hai báo cáo vừa nêu. Dựa vào mục tiêu phân tích, các tỷ số tài chính có thể chia thành: các tỷ số thanh khoản, các tỷ số nợ, tỷ số khả năng hoàn trả lãi vay, các tỷ số hiệu quả hoạt động, các tỷ số khả năng sinh lợi, và các tỷ số tăng trưởng. Tuy nhiên, trên thế giới người ta thường phân tích theo phương pháp đã được tiêu thức hố là CAMELS.

C (capital): Vốn tự có

Vốn tự có của NHTM thể hiện năng lực tài chính cho quá trình tăng trưởng, mở rộng quy mơ, phạm vi hoạt động và cho sự phát triển của các sản phẩm dịch vụ mới của NHTM. Vốn tự có bao gồm hai loại: vốn tự có cơ bản hay là vốn cấp một (bao gồm: vốn điều lệ, quỹ dự trữ, dự phòng, lợi nhuận không chia và các khoản khác) và vốn tự có bổ sung hay là vốn cấp II (bao gồm vốn cổ phần ưu đãi có thời hạn, tín phiếu vốn, trái phiếu chuyển đổi). Trong đó tổng vốn cấp II khơng được vượt quá 100% vốn cấp I.

Vốn tự có là thành phần quan trọng của nguồn vốn ngân hàng nhằm bù đắp những thiệt hại phát sinh và đảm bảo cho ngân hàng tránh khỏi những rủi ro kinh doanh. Đồng thời, vốn tự có lớn sẽ là một cách ghi điểm để nâng cao uy tín của ngân hàng với khách hàng và các nhà đầu tư. Nó thể hiện sức mạnh và sức cạnh tranh của mỗi NHTM trên thị trường trong nước là cũng là cơ sở để xác định tính an tồn, độ tin cậy trong hoạt động kinh doanh.

Để xác định độ an toàn của vốn tự có hiện nay trên thế giới nhiều ngân hàng sử dụng hệ số an toàn vốn, hệ số CAR (Capital Adequacy Ratio). Theo

quy định trong Basel, một tổ chức tài chính được coi là đủ vốn khi hệ số đủ vốn đạt tối thiểu 4% đối với vốn cấp I và 8% đối với vốn cấp II.

CAR = [(vốn cấp I + vốn cấp II)/ (tài sản đã điều chỉnh rủi ro)] * 100% Tỉ lệ này thể được khả năng của ngân hàng trong việc thanh toán các khoản nợ có thời hạn và đối mặt với các rủi ro khác như rủi ro tín dụng, rủi ro vận hành. Mỗi loại tài sản được gắn với một trọng số rủi ro nhất định. Theo Basel 1, trọng số rủi ro của tài sản được chia thành 4 mức là 0%, 20%, 50% và 100% theo mức độ rủi ro của từng loại tài sản. Việc xếp trọng số bao nhiêu này thuộc mức độ tín nhiệu (xếp hạng tín dụng) của chủ nợ. Đến Basel II, nợ được chia thành 5 nhóm có trọng số lần lượt là 0%, 20%, 50%, 100% và 150%.

A (Asset quality) – chất lượng tài sản có

Quy mô, cơ cấu và chất lượng tài sản có quyết định đến sự tồn tại và phất triển của NHTM. Tài sản có bao gồm tài sản sinh lời (chiếm từ 80-90% tổng tài sản có) và tài sản khơng sinh lời (chiếm từ 10-20% tổng tài sản có). Tài sản sinh lời gồm các khoản vay, cho thuê tài chính và các khoản đầu tư vào giấy tờ có giá chứng khốn, góp vốn liên doanh, liên kết... Chất lượng tài sản của NHTM là một chỉ tiêu tổng hợp nói lên khả năng bền vững về tài chính, năng lực quản lý của một tổ chức tín dụng. Hầu hết rủi ro trong kinh doanh tiền tệ đều tập trung ở tài sản có. Khi tiến hành phân tích tài sản có, các nhà quản trị ngân hàng thường áp dụng các tiêu chuẩn sau: thời gian quá hạn của các khoản vay, khả năng trả nợ của người vay, tình trạng tài sản thế chấp của người cho vay.

Khi tiến hành phân tích quy mơ, chất lượng hoạt động tín dụng, các nhà phân tích thường sử dụng các chỉ số tài chính sau:

Chỉ số 1: H1: Tổng dư nợ/ nguồn vốn huy động

Chỉ số này giúp so sánh khả năng cho vay của ngân hàng với khả năng huy động vốn đồng thời xác định hiệu quả của một đồng vốn huy động. Chỉ

số 1 (viết tắt H1) càng lớn, vốn tồn đọng càng ít, đồng thời rủi ro tín dụng càng lớn.

Chỉ số 2, H2 (Tài sản sinh lời khác + Tài sản cố định)/ tài sản có

Tài sản có sinh lợi chủ yếu của ngân hầng bao gồm hoạt động cho vay, đầu tư và các tài sản có sinh lợi khác. Chỉ số H2 tính tốn hiệu quả tín dụng của một đồng tài sản có và quy mơ hoạt động kinh doanh của ngân hàng, ước tính khả năng sinh lời của những tài sản khác.

Chỉ số 3, H3: Nợ quá hạn/Tổng dư nợ cho vay

Chỉ số H3 thể hiện chất lượng tín dụng. Các ngân hàng có tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ > 7% được xem là ngân hàng yếu kém. Nếu chỉ số vay<5%, ngân hàng đó được đánh giá là ngân hàng có nghiệp vụ tín dụng tốt, chất lượng cho vay.

Chỉ số 4, H4: Dư nợ tín dụng trung hạn/ Tổng dư nợ

M (management ability): Năng lực quản lý

Nhiều nhà phân tích chuyên nghiệp coi quản lý là yếu tố quan trọng nhất trong hệ thống qn tích CAMEL, bởi vì quản lý đóng vai trị quyết định đến thành cơng trogn hoạt động của ngân hàng. Đặc biệt, các quyết định của người quản lý sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến những yếu tốt như:

- Chất lượng tài sản có

- Mức độ tăng trưởng của tài sản có - Mức độ thu nhập

Các đặc điểm xác định việc quản lý ngân hàng thành công - Năng lực lãnh đạo

- Tuân thủ các quy định - Khả năng lập kế hoạch

- Khả năng ứng phó với những thay đổi về mơi trường xung quanh - Chất lượng của các chính sách và khả năng kiểm soát việc tuân thủ

E (Earnings) : Khả năng sinh lời

Khả năng sinh lời là kết quả cụ thể nhất của quá trình kinh doanh. Mọi doanh nghiệp trong cơ chế thị trường chỉ có thể tồn tại và đứng vững được bằng cách kinh doanh có lãi.

Lợi nhuận thuần:

Lợi nhuận gộp = Tổng thu nhập – Tổng chi phí Lợi nhuận ròng = Lợi nhuận gộp – Thuế thu nhập

Lợi nhuận là một chỉ tiêu tổng hợp đánh giá chất lượng kinh doanh của các NHTM. Do đó, các chỉ số tài chính về lợi nhuận ln là điểm hấp dẫn đối với các nhà phân tích. Một số chỉ số sau đây để đánh giá lợi nhuận của NHTM.

Chỉ tiêu

ROA phản ánh thu nhập trên tổng tài sản của ngân hàng, được dùng để đo lường khả năng sinh lời của tài sản. Chỉ tiêu ROA thể hiện khả năng sử dụng linh hoạt các khoản mục của tích sản (tổng tài sản), tỷ lệ này càng cao chứng tỏ hiệu quả sử dụng tích sản càng cao. Hệ số ROA cầng cao chứng tỏ:

+ Kết quả của các hoạt động hữu hiệu

+ Tỷ trọng thấp giữa tiền gửi khơng kỳ han và có kỳ hạn so với tổng ký thác

+ Kết quả của các lợi tức cao kiếm được từ tích sản

Tuy nhiên, tỷ lệ này càng cao cũng thể hiện mức độ rủi ro càng cao mang lại từ tích sản mặc dù nó nói lên sự quản lý các tài sản tốt.

Chỉ tiêu này đo lường tính lành mạnh trong hoạt động của một ngân hàng. Hệ số ROE phản ánh lợi nhuận kiếm được từ đơn vị vốn đầu tư. Vốn của một NHTM có phần hình thành từ vốn cổ phần hoàn toàn hoặc gồm một

phần từ cổ phần và một phần từ các tín phiếu và giấy nợ. Hệ số ROE quy định giá trị chứng khốn, nó cho chúng ta biết khả năng sử dụng vốn cổ phần của ngân hàng, nên có ý nghĩa quan trọng nhất đối với các cổ đông của ngân hàng.

Nhược điểm của hệ số ROE. Đối với một ngân hàng cụ thể, lợi nhuận trên tồn bộ các tích sản có tương đối thấp, tuy nhiên mức lợi nhuận trên vốn cổ phần có thể rất cao. Trong trường hợp này, vốn cổ phần của ngân hàng sẽ nhỏ hơn so với tích sản của nó, tức là ngân hàng sẽ bị mất nhiều khả năng độc lập nên có thể đang có rủi ro về ký thác, mặc dù mức lợi nhuận vốn cổ phần cao tạo ra hình ảnh ngân hàng đang hoạt động có vẻ tốt. Chính sự sắp xếtp tài chính trên cho thấy sự thiếu sót của chỉ tiêu ROE khi dùng để đo lường khả năng sinh lợi của ngân hàng bằng lợi tức trên vốn cổ phần.

ROE > ROA chứng tỏ vốn huy động quá lơn so với vốn tự có của ngân hàng.

 Chỉ tiêu NIM: Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên

 Tỷ lệ thu nhập ngoài lãi cận biên:  Tỷ lệ thu nhập hoạt động cận biên :

Tỷ lệ thu nhập hoạt động cận biên, tỷ lệ thu nhập lãi cận biên và tỷ lệ thu nhập ngoài lãi cận biên là các thước đo tính hiệu quả cũng như khả năng sinh lợi. Chúng chỉ ra năng lực của hội đồng quản trị và nhân viên ngân hàng trong việc duy trì sự tăng trưởng của các nguồn thu (chủ yếu là thu từ các khoản cho vay, đầu tư và phí dịch vụ) so với mức tăng trưởng của chi phí (chủ yếu là chi phí trả lãi cho tiền gửi, những khoản vay trên thị trường tiền

tệ, tiền lương nhân viên và phúc lợi). Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên đo lường mức chênh lệch giữa thu từ lãi và chi phí trả lãi mà ngân hàng có thể đạt được thông qua hoạt động kiểm soát chặt chẽ tài sản sinh lời và theo đuổi các nguồn vốn có chi phí thấp nhất. Trái lại, tỷ lệ thu nhập ngoài lãi cận biên đo lường mức chênh lệch giữa nguồn thu ngồi lãi, chủ yếu là nguồn thu phí từ các dịch vụ với các chi phí ngồi lãi mà ngân hàng phải chịu (gồm tiền lương, chi phí sửa chữa bảo hành thiết bị và chi phí tổn thất tín dụng).

L (Liquidity) : Khả năng thanh khoản

Khả năng thanh khoản của một ngân hàng có thể xem xét theo nhiều góc độ khác nhau. Theo nghĩa hẹp, khả năng thanh khoản bao gồm các khoản tiền mặt để sẵn sàng đáp ứng cho những nhu cầu rút tiền bất ngờ của dân cư. Khả năng thanh khoản. Khả năng thanh khoản còn chỉ ra những khái niệm rộng hơn. Vào một lúc bất kỳ nào đó, giả sử ngân hàng có một khách hàng khách hàng tốt và an toàn đến xin vay. Nếu ngân hàng không thể cho vay được vì dự trữ cịn quá ít, người ta gọi đây là tình trạng "kẹt thanh khoản". Ngược lại, trường hợp ngân hàng có đủ điều kiện để đáp ứng ngay yêu cầu xin vay này, gọi là "đủ thanh khoản". Nhưng vậy thanh khoản là tình trạng tiền mặc sẵn sàng để chi trả hay gia tăng tài sản đó.

Rất khó có thể xây dựng một thước đó duy nhất để định lượng hay bao quát tất cả các yếu tố về thanh khoản, mức độ đủ vốn, chất lượng tài sản có và lợi nhuận, do đó nhiều khác biệt về quy mô, hoạt động giữa các ngân hàng khác nhau, cũng như do ảnh hưởng của điều kiện thị trường khu vực, quốc gia và quốc tế. Khơng có một tỷ lệ nào thực sự bao hàm được các khía cạnh khác nhau của yếu tố thanh khoản đối với tất cả các ngân hàng với quy mô và loại hình khác nhau.

Để có thể đánh giá mức độ thanh khoản dựa trên khả năng của ngân hàng trong việc đáp ứng nhu cầu về vốn cho hoạt động của mình. Những yếu tố cần xem xét bao gồm: Mức độ biến động của tiền gửi, mức độ phụ thuộc

vào nguồn vốn nhạy cảm với rủi ro, khả năng sẵn có của những tài sản có thể chuyển đổi nhanh chóng thanh tiền mặt, khả năng tiếp cận đến thị trường tiền tệ, mức độ hiệu quả nói chung của chiến lược, chính sách quản lý tài sản nợ và tài sản có của ngân hàng, tn thủ với các chính sách thanh khoản nội bộ ngân hàng, nội dung, quy mô và khả năng sử dụng dự kiến của các cam kết cấp tín dụng.

S (Sensitivity to market risk): Mức độ nhạy cảm với rủi ro thị trường

Mức độ nhạy cảm với rủi ro thị trường được thể hiện bằng chữa cái S trong hệ số CAMELS. Phân tích S nhằm đo lường mức độ ảnh hưởng của thay đổi về lãi suất hoặc tỷ giá đến giá trị của lợi nhuận hay cổ phiếu. Phân tích S chú ý đến khả năng của ban lãnh đạo ngân hàng trong việc xác định, giám sát, quản lý và kiểm soát rủi ro thị trường, đồng thời đưa ra dấu hiệu chỉ dẫn định hướng rõ ràng và tập trung.

Tóm lại, hệ thống phân tích CAMELS được áp dụng nhằm đánh giá độ an toàn, khả năng sinh lời và thanh khoản của ngân hàng. An toàn được hiểu là khả năng của ngân hàng bù đắp được mọi chi phí và thực hiện được các nghĩa vụ của mình. Tiêu chí an tồn được đánh giá thơng qua đánh giá mức độ đủ vốn, chất lượng tín dụng (tài sản có) và chất lượng quản lý. Khả năng sinh lời là việc ngân hàng có thể đạt được một tỷ lệ thu nhập từ số tiền chủ sỡ hữu đầu tư hay không. Thanh khoản là khả năng dáp ứng được mọi nhu cầu theo kế hoạch hoặc bất thường về vốn.

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp: Phát triển hoạt động kinh doanh cho các ngân hàng thương mại nhà nước sau cổ phần hoá - lấy Vietcombank làm điểm nghiên cứu (Trang 25 - 31)