Hiệu quả hoạt động của Vietcombank

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp: Phát triển hoạt động kinh doanh cho các ngân hàng thương mại nhà nước sau cổ phần hoá - lấy Vietcombank làm điểm nghiên cứu (Trang 59 - 64)

I. Thực trạng phát triển hoạt động kinh doanh của các NHTM

1.3. Hiệu quả hoạt động của Vietcombank

Ngân hàng Nhà nước đã ban hành một số quy định nhằm điều tiết hoạt động nội bộ của các ngân hàng thương mại để nâng cao hơn nữa khả năng đảm bảo an toàn cho hệ thống ngân hàng và phù hợp với các kiến nghị cơ bản của Basel và thông lệ quốc tế. Một trong số đó là Quyết định số 457/2005/QĐ-NHNN ngày 19 tháng 4 năm 2005 của Thống đốc NHNN ban hành quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của các tổ chức tín dụng. Theo đó, Tổ chức tín dụng (trừ chi nhánh ngân hàng nước ngồi) phải duy trì tỷ lệ tối thiểu 8% giữa vốn tự có so với tổng tài sản có rủi ro. Trên thực tế vào năm 2005 rất ít ngân hàng thương mại quốc doanh đạt được tỷ lệ 8%. Do vậy, NHNN quy định thời hạn tối đa 3 năm kể từ ngày Quyết định 457 có hiệu lực thi hành (ngày 15 tháng 5 năm 2005) để các ngân hàng thương mại quốc doanh tăng tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu bằng mức quy định trong đó mỗi năm tăng tối thiểu 1/3 số tỷ lệ còn thiếu.

Vào ngày 31/12/2000, vốn chủ sở hữu bao gồm vốn điều lệ và các quỹ của NHNTVN là 2.052 tỷ đồng. Hệ số an toàn vốn của NHNTVN giao động trong khoảng 3.1% đến 5.3% thấp hơn nhiều so với tiêu chuẩn.

Bảng 2.7: Hệ số CAR của NHNTVN giai đoạn 1996 – 200

Nằm 1996 1997 1998 1999 2000 Bình quân

CAR(%) 5.3 5.2 3.1 4.1 3.1 4.15

Nguồn: Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam

Sau năm 2006 thực hiện đề án tái cơ cấu, tính đến cuối tháng 12/2007 vốn chủ sở hữu của NHNTVN đã đạt 13,234 tỷ VNĐ, tỷ lệ an toàn vốn trên 11% cao hơn so với tiêu chuẩn 8%

Bảng 2.8: Tình hình vốn tự có và chỉ số CAR của NHNTVN giai đoạn 2003 – 2007 Đơn vị: tỷ VND Năm 2003 2004 2005 2006 2007 Vốn tự có 5,924 7,181 8,416 11,127 13,234 Hệ số CAR(%) 7.29% 9.45% 11.04% 11.87% 11.1%

Nguồn: Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam

Khả năng sinh lời giai đoạn 2003 -2007 tăng cao

Lợi nhuận

Lợi nhuận trước thuế của Ngân hàng Ngoại Thương từ năm 2003 – 2007 tăng trưởng đều đặn qua các năm thể hiện hoạt động kinh doanh khá hiệu quả của Vietcombank trong giai đoạn này. Có được kết quả khả quan này là nhờ sự tăng trưởng ổn định hằng năm của tổng tài sản và dư nợ tín dụng.

Là một ngân hàng hàng đầu trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ thanh tốn và dịch vụ tài chính phục vụ xuất nhập khẩu, nguồn thu phí dịch vụ trở nên quan trọng đối với ngân hàng và chiếm khoảng trên 10%. Dịch vụ thanh tốn ln chiếm tỷ trọng lớn nhất qua các năm, chiếm trên 50% thu nhập của các hoạt động dịch vụ. Tổng thu nhập từ hoạt động kinh doanh của NHNT 2007 đạt 13,000 tỷ đồng, tưng 28.5% so với năm 2006, trong đó thu từ lãi tăng 25%, thu ngoài lãi tăng 55%. Trong các khoản thu từ lãi, thu từ lãi cho vay có tốc độ tăng lớn, tăng 36.5% so với năm 2006. Trong các khoản thu ngoài lãi, thu từ thị trường tiền tệ tăng 95% so với năm 2006. Ngoài ra, các khoản thu nhập khác như thu phí từ nghiệp vụ bảo lãnh, thu từ dịch vụ thanh tốn, thu từ phí dịch vụ ngân quỹ, thu từ kinh doanh ngoại hối cũng có tốc độ tăng trưởng khá cao, tăng từ 28% đến 45% so với năm 2006.

Biểu đồ 2.2: Lợi nhuận trước thuế của NHNTVN giai đoạn 2003-2007

Lợi nhuận trước thuế của Vietcombank giai đoạn 2003-2007

0 500 1000 1500 2000 2500 3000 3500 4000 4500 2003 2004 2005 2006 2007

lợi nhuận trước thuế

Nguồn: Báo cáo thường niên của Vietcombank từ năm 2003-2007

Sau đây là một số chỉ tiêu tài chính của Ngân hàng Vietcombank từ năm 2003 – 2007 thông qua bảng số liệu:

Bảng 2.9: Một số chỉ tiêu tài chính của Vietcombank từ năm 2003 – 2007

Chỉ tiêu 2003 2004 2005 2006 2007

Lợi nhuận sau thuế (tỷ đồng) 617 1.104 1.290 2.875 2.056

Vốn tự có (tỷ đồng) 5.924 7.181 8.416 11.127 13.234

ROE(%) 10,41 15,37 15,36 26,88% 15,54%

Tổng tài sản (tỷ đồng) 97.243 120.006 136.456 166.952 196.117

ROA(%) 0,7 0,92 0,95 1,72 1,1

Tỷ lệ an toàn vốn (CAR) 4,3 9,45 11,04 11,87 11,1

Chỉ số ROA:

Tổng tài sản của Vietcombank như đã phân tích, ln có tốc độ tăng trưởng cao trong giai đoạn tiền cổ phần hố từ năm 2003 – 2007, trung bình từ 17% đến 20%. Đồng thời, lợi nhuận sau thuế năm 2006 và 2007 gấp hơn 3 lần năm 2003. Lợi nhuận sau thuế sau 2003 tăng 177,94% so với năm 2002, năm 2006 tăng 122% so với năm 2005. Đây là những con số tăng trưởng rất ấn tượng của Ngân hàng Ngoại Thương giai đoạn từ năm 2003 – 2007. Lợi nhuận sau thuế và tổng tài sản tăng kéo theo thu nhập ròng trên tài sản trong khoảng 5 năm này cũng tăng. ROA tăng từ 0,7% năm 2003 lên đến 1,1% năm 2007 và đặc biệt chỉ số này tăng lên đáng kể vào năm 2006 với 1,72%. Điều này chứng tỏ hiệu quả sử dụng tài sản của Ngân hàng Ngoại Thương qua các năm từ 2003 – 2007 ngày càng tăng.

Chỉ số ROE

Trong những năm 2003 – 2007, chỉ số thu nhập ròng trên vốn ROE của Ngân hàng Ngoại Thương liên tục tăng. Nếu năm 2003, ROE của Vietcombank chỉ là 10,41% thì sang năm 2004 chỉ số này đã lên 15,37%. Đặc biệt đối với năm 2006 chỉ số ROE có sự cải thiện đáng kể từ 15,36% năm 2005 lên đến 26,66%. Sang năm 2007 chỉ số này là 15,54%.

Chỉ tiêu NIM

Bảng 2.10: Chỉ tiêu NIM qua từ năm 2003 - 2007

Năm 2003 2004 2005 2006 2007

NIM 1,2 % 1,63 % 2,43% 2,27% 2,03%

Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất Vietcombank từ 2003-2007

Qua bảng trên ta thấy chỉ tiêu NIM (tỷ lệ thu nhập lãi cận biên) từ năm 2003 đến 2007 tăng lên một cách đáng kể. Đặc biệt phải tính sự tăng trưởng giữa từ năm 2005 so với năm 2005. Trong những năm trước cổ phần hóa thu nhập lãi của Vietcombank liên tục tăng lên một cách đáng kể cùng với tổng

tài sản. Năm 2007 tuy chỉ số NIM có giảm song khơng đáng kể. Điều này cho thấy nghiệp vụ huy động vốn và sử dụng vốn tại Vietcombank khá hiệu quả.

Tỷ lệ thu nhập ngoài lãi cận biên

Bảng 2.11: Tỷ lệ thu nhập ngoài lãi cận biên từ 2003-2007

Năm 2003 2004 2005 2006 2007

Tỷ lệ

TNNLCB 0,27 % 0,54 % 0,71 % 0,84 % 0,843 %

Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất Vietcombank từ 2003-2007

Từ năm 2003, Vietcombank đã có những bước phát triển mới trong công tác đa dạng hóa dịch vụ cung ứng làm phong phú nguồn thu nhập nên chỉ số tài chính về tỷ lệ thu nhập ngồi lãi cận biên cũng được cải thiện một cách đáng kể. Nếu năm 2003 chỉ tiêu này chỉ ở mức 0,27% thì đến 2007 tăng lên thành 0,843%. Đây là một dấu hiệu tốt nhằm đa dạng hóa rủi ro trong hoạt động kinh doanh.

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp: Phát triển hoạt động kinh doanh cho các ngân hàng thương mại nhà nước sau cổ phần hoá - lấy Vietcombank làm điểm nghiên cứu (Trang 59 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)