Những khó khăn

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp: Phát triển hoạt động kinh doanh cho các ngân hàng thương mại nhà nước sau cổ phần hoá - lấy Vietcombank làm điểm nghiên cứu (Trang 92 - 96)

II. Những thuận lợi và khó khăn của NHTM Nhà nƣớc sau cổ phần hoá

2.2. Những khó khăn

 Khó khăn khách quan:

Kinh tế thế giới đã và đang trải qua thời kỳ suy thối nghiêm trọng. Khủng hoảng tài chính tồn cầu đã ít nhiều ảnh hưởng đến hoạt động tài chính cũng như hoạt động kinh doanh của các tổ chức tín dụng và doanh nghiệp Việt Nam. Vậy nên, quá trình cổ phần hố và hoạt động kinh doanh sau cổ phần hoá của các ngân hàng thương mại trong thời gian tới sẽ diễn ra trong bối cảnh nền kinh tế trong nước và quốc tế đều khơng thuận lợi. Đó là nguy cơ lạm phát, nguy cơ khó khăn về thanh khoản thường trực và nhiều khó khăn khác sẽ tiếp tục phát sinh. Lo ngại về nguy cơ lạm phát sẽ khiến cho người dân thắt chặt chi tiêu, tăng tiết kiệm và dự trữ bằng vàng hơn là gửi tiền tại ngân hàng. Một khi nhu cầu tiêu dùng bị hạn chế thì nhu cầu đầu tư sản xuất của các doanh nghiệp cũng bị hãm lại. Điều này sẽ làm cho cầu và cung về vốn trong nền kinh tế sẽ giảm đi một cách đáng kể. Trong khi thu nhập từ lãi của các Ngân hàng thương mại Nhà nước hiện nay đang chiếm một tỷ trọng khá lớn. Điều này sẽ gây khó khăn khơng nhỏ cho cả hệ thống ngân hàng thương mại nói chung và cho các ngân hàng thương mại Nhà nước nói riêng.

Hơn nữa, thị trường chứng khoán trong thời gian qua hiện vẫn đang trong giai đoạn phát triển ban đầu, còn chịu nhiều sự chi phối của nhiều yếu tố phi kinh tế, đặc biệt là tâm lý. Vậy nên, dung lượng hấp thu của thị trường chứng khoán đối với khối lượng cổ phiếu của Ngân hàng sẽ cổ phần hoá trong giai đoạn tới được nhận định là mối quan ngại của nhiều người.

Thêm vào đó hiện nay khi nghị định 187 về chuyển doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần được thay đổi bằng nghị định 109 thì các ngân hàng sẽ khó khăn hơn trong việc lựa chọn nhà đầu tư chiến lược sau khi cổ phần hố. Tại nghị định 109 thì nhà đầu tư chiến lược được mua cổ phần theo

giá không thấp hơn giá đấu thành cơng bình qn. Phương án bán cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược như vậy là chưa linh hoạt. Nhà đầu tư chiến lược mua cổ phần theo giá đấu thành cơng bình qn của các nhà đầu tư nhỏ lẻ là chưa tạo điều kiện để thu hút các nhà đầu tư chiến lược trong nước cũng như nước ngồi. Hơn nữa, trong bối cảnh khó khăn của nền kinh tế hiện nay, các ngân hàng sẽ khó đàm phán cứng về giá với các nhà đầu tư chiến lược khi mà họ có rất nhiều sự lựa chọn khác.

 Khó khăn chủ quan

2.2.1 Cơ chế hoạt động

Trước đây, Ngân hàng thương mại Nhà nước là một doanh nghiệp thuộc sở hữu Nhà nước. Từ khi thành lập đến thời điểm cổ phần hoá, các Ngân hàng thương mại Nhà nước có thời gian dài hoạt động theo quy định và cơ chế quản lý của doanh nghiệp Nhà nước nay chuyển sang hoạt động theo doanh nghiệp cổ phần cũng là một trong những khó khăn tương đối lớn. Phải thay đổi từ các chính sách kinh doanh nhỏ nhất để phù hợp với mơ hình mới cùng với việc tiếp cận các quy định khác của Nhà nước đối với các Ngân hàng TMCP sẽ ảnh hưởng ít nhiều tới kết quả hoạt động của Ngân hàng TMCP Nhà nước trong những năm sau cổ phần hoá. Tại thời điểm giáp ranh giữa cũ và mới, giữa cách quản trị hoạt động cũ và mới không phải ngay lập tức tất cả hệ thống Ngân hàng từ người lao động đến cấp quản lý trong ngân hàng có thể thay đổi hồn tồn được. Sau những năm đầu của cổ phần hoá, các Ngân hàng thương mại cổ phần Nhà nước sẽ phải nỗ lực cải cách để phù hợp với tình hình hoạt động mới. Từ kinh nghiệm của các doanh nghiệp Nhà nước đã cổ phần hố, thì khó khăn gặp phải những năm sau khi cổ phần hoá là ở việc sử dụng lượng vốn tự có tăng thêm sao cho có hiệu quả. Trên thực tế, nếu trước giai đoạn cổ phần hoá các Ngân hàng khơng có chiến lược và kế hoạch sử dụng vốn cụ thể và hiệu quả thì sau giai đoạn IPO, lượng vốn điều lệ

phát huy được. Nếu không hiện tượng ứ đọng vốn, lãng phí nguồn lực tài chính sẽ xảy ra. Vậy nên có thể xem đây cũng là một thách thức lớn về cơ chế hoạt động không chỉ đối với những nhà quản trị Ngân hàng mà cịn là khó khăn đối với tất cả các nhân viên tồn hệ thống sau q trình tái cơ cấu.

2.2.2. Sự biến động của nguồn lực

Nếu trước khi cổ phần hố, các chính sách lương thưởng của Ngân hàng thương mại Nhà nước đều tuân theo các quy định của Nhà nước đối với các mức lương định sẵn của nhân viên doanh nghiệp Nhà nước thì sau khi cổ phần hố, cùng với các cải cách trong quản trị kinh doanh là những thay đổi trong chính sách lương cho nhân viên. Hiện nay sự cạnh tranh về lao động chất lượng cao giữa các ngân hàng thương mại đang diễn ra rất mạnh mẽ. Hiện tượng chảy máu chất xám từ các ngân hàng thương mại Nhà nước sang ngân hàng thương mại cổ phần là điều không thể tránh khỏi. Các ngân hàng thương mại cổ phần có các chế độ đãi ngộ cho công nhân viên khá tốt trong khi tại các Ngân hàng thương mại Nhà nước chính sách lương thưởng khá cứng nhắc, không phụ thuộc vào năng suất lao động. Sau khi cổ phần hoá, chế độ lương thưởng tại các Ngân àng này sẽ được đổi mới phù hợp nhằm khuyến khích người lao động làm việc hiệu quả. Tuy nhiên, về thực chất chế độ đãi ngộ của các Ngân hàng thương mại Nhà nước cho người lao động chưa thể cải biến nhanh chóng một sớm một chiều để tương xứng với các Ngân hàng TMCP khác. Đây cũng là một áp lực không nhỏ của các Ngân hàng bởi nguồn nhân lực đóng vai trị vơ cùng quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh doanh sau cổ phần hoá. Trên thực tế, tại các Ngân hàng thương mại Nhà nước đã cổ phần hố như Vietcombank và Vietinbank thì hiện tượng này đã xảy ra. Số lượng lao động chun mơn cao, thậm chí nằm trong bộ phận lãnh đạo của Ngân hàng thương mại cổ phần Nhà nước chuyển công tác sang các ngân hàng khác không phải là hiếm. Như vậy, biến động về nguồn lực cũng là một trong những vướng mắc đáng kể đối với các ngân hàng sau q trình cổ phần hố.

2.2.3. Áp lực cạnh tranh trên thị trƣờng tài chính ngân hàng

Hiện nay, thị trường tài chính Việt Nam đang trên đà phát triển nhanh mạnh. Sau 2007 khi Việt Nam đã gia nhập tổ chức thương mại quốc tế WTO thì sự tham gia của các tổ chức tài chính và ngân hàng nước ngồi ngày càng nhiều. Trong tương lai với vị trí thứ 16 về chỉ số cơ hội của thị trường mới nổi của Việt Nam (theo cơng bố của cơng ty kiểm tốn và tư vấn quốc tế Grant Thorton năm 2010), tiềm năng phát triển của ngành tài chính Việt Nam là vơ cùng lớn. Theo đó, cạnh tranh diễn ra sẽ rất gay gắt không chỉ giữa các ngân hàng trong nước mà còn giữa các ngân hàng nước ngoài với Ngân hàng thương mại Việt Nam. Tuy thế mạnh của Ngân hàng TMCP Nhà nước là vốn lớn và mạng lưới chi nhánh rộng với thị phần áp đảo, song để giữ vững sự tăng trưởng cũng như thị phần vốn có là điều khơng hề đơn giản. Hiện nay, ở Việt Nam một số ngân hàng với 100% vốn nước ngoài đã được cấp giấy phép hoạt động. Về ưu thế kinh nghiệm quản lý cũng như thương hiệu và vốn dầu tư thì các ngân hàng ngoại thực sự vượt mức cạnh tranh so với các ngân hàng trong nước thậm chí là các ngân hàng thương mại cổ phần Nhà nước lâu đời của Việt Nam. Thời gian gần đây, các giao dịch ngoại tệ của các ngân hàng nước ngồi hoạt động tại Việt Nam đang có xu hướng tăng lên nhanh chóng. Một khi họ đã lấn sân được sang các giao dịch bằng tiền đồng thì nguy cơ bị thâu tóm của các ngân hàng Việt Nam là khơng nhỏ. Đồng thời, khi được cổ phần hố, khơng được sự bảo trợ của Nhà nước như trước đây, một số đối tượng khách hàng sẽ giảm bớt sự tin cậy đối với độ tín nhiệm của các Ngân hàng thương mại Nhà nước sau cổ phần hoá. Vậy nên, kiếm tìm một chiến lược phát triển sao cho thật hiệu quả giữa mơi trường tài chính cạnh tranh quyết liệt như hiện nay là một trong những trăn trở hàng đầu của các nhà lãnh đạo thuộc các Ngân hàng TMCP Nhà nước.

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp: Phát triển hoạt động kinh doanh cho các ngân hàng thương mại nhà nước sau cổ phần hoá - lấy Vietcombank làm điểm nghiên cứu (Trang 92 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)