III. Giải pháp phát triển hoạt động các NHTM Nhà nƣớc Việt Nam sau
3.1. Các giải pháp vĩ mô
Hồn thiện cơ chế chính sách của Nhà nước về phát triển hoạt động kinh doanh ngân hàng
Lĩnh vực tài chính ngân hàng là một lĩnh vực quan trọng và nhạy cảm, ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của toàn nền kinh tế. Vậy nên, việc đẩy mạnh phát triển hoạt động của các tổ chức tài chính ngân hàng là vô cùng quan trọng. Cùng với những nỗ lực riêng của mỗi ngân hàng thì các khn khổ pháp lý mà Ngân hàng nhà nước áp dụng cho các ngân hàng thương mại có tác dụng khuyến khích, hỗ trợ hợp lý cũng là một động lực không nhỏ cho các ngân hàng thương mại Việt Nam. Luật Ngân hàng nhà nước Việt Nam số 01/1997/QH10 ngày 12/12/2007 và Luật sửa đổi bổ sung một số điều Luật Ngân hàng nhà nước Việt Nam số 10/2003/QH10 ngày 17/6/2003; Luật các tổ chức tín dụng số 02/1997/QH10 ngày 12/12/1997 và luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật các tổ chức tín dụng số 20/2004/QH11 ngày 15 tháng 6 năm 2004 là khung pháp lý cơ bản của các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng.
Hiện nay, Bộ tài chính đang đưa ra dự luật sửa đổi về các tổ chức tín dụng mới nhằm hồn thiện để phù hợp hơn nữa với tình hình phát triển mới của nền kinh tế và thị trường tài chính. Dự luật đưa ra nhiều quy định được xem là khá chặt chẽ đối với hoạt động ngân hàng, đặc biệt là nhằm ngăn chặn sự lũng đoạn, thao túng của cá nhân, tổ chức gây rủi ro cho an tồn hệ thống ngân hàng. Có thể nói, việc đổi mới, bổ sung các điều khoản luật nhằm hoàn thiện hệ thống pháp lý phù hợp với khu vực và thế giới, phù hợp với tình hình hoạt động chung trong từng giai đoạn phát triển là hướng giải pháp phát triển hoạt động kinh doanh ngân hàng hiệu quả. Bởi trên thực tế trong quá trình thực hiện, một số quy định được đưa ra không khả thi và mâu thuẫn đối với điều kiện phát triển nên việc sửa đổi, bổ sung là điều rất cần thiết.
Hoàn thiện hệ thống pháp luật về hoạt động giám sát ngân hàng
Hồn thiện khn khổ pháp luật về giám sát ngân hàng, theo đó chưa có Luật giám sát an toàn hoạt động Ngân hàng, những nội dung, phương pháp thanh tra chuyên ngành ngân hàng và những đổi mới Thanh tra NHNN cần phải cụ thể hoá trong luật Ngân hàng Nhà nước sửa đổi. Khung pháp lý về thanh tra ngân hàng, giám sát ngân hàng phải đảm bảo cơ quan giám sát an tồn hoạt động ngân hàng có đủ quyền lực trong quá trình thực hiện nhiệm vụ giám sát an toàn hệ thống và giám sát việc tuân thủ các quy định của pháp luật trong hoạt động của ngân hàng. Về lâu dài, cần phải có Luật giám sát an tồn hoạt động ngân hàng để tạo điều kiện cho cơ quan giám sát an tồn hoạt động ngân hàng có hiệu quả hoạt động và hạn chế xung đột lợi ích.
Giảm dần vai trò của Nhà nước trong các Ngân hàng thương mại cổ phần sau cổ phần hoá
Theo luật doanh nghiệp nhà nước, nếu nhà nước nắm giữ cổ phần chi phối (>50%) tại các NHTM thì NHTM đó được xếp vào NHTM nhà nước. Nếu Nhà nước có tỷ lệ cổ phần lớn thì trách nhiệm của Nhà nước đối với
hàng này chủ yếu vào việc xử lý nợ xấu và bổ sung vốn để đạt tỷ lệ cổ phần chi phối. Điều này sẽ gây áp lực tài chính cho ngân sách nhà nước vốn bội chi. Nhà nước còn nắm giữ lượng lớn cổ phần trong các ngân hàng thương mại Nhà nước sau cổ phần hoá là nhằm mục đích đảm bảo sự ổn định hoạt động cho các ngân hàng. Song, khi các cơng cụ quản lý và kiểm sốt của các ngân hàng đủ mạnh thì nhà nước có thể chuyển nhượng dần vốn cổ phần của mình cho các nhà đầu tư khu vực tư nhân.
Hiện nay, có nhiều tranh cãi trong vấn đề có nên để Nhà nước nắm giữ lượng cổ phần lớn với 51% hay khơng. Sau khi cổ phần hố, việc tăng vốn Nhà nước có thể bằng hai hình thức: Một là giữ ngun vốn Nhà nước hiện có tại các ngân hàng, xem đó là 51%, phần cịn lại sẽ phát hành cổ phiếu thu hút thêm vốn từ các cổ đông trong và ngoài nước. Tuy nhiên phương án này gặp hạn chế ở việc huy động vốn bên ngồi bởi khi phần vốn Nhà nước cịn quá thấp, số 49% huy động thêm cũng không đáng kể. Phương án thứ hai là bổ sung vốn Nhà nước để mức vốn điều lệ tăng đến đâu thì vốn Nhà nước cũng tăng đến đó để ln giữ tỷ trọng 51%. Tuy nhiên, phương án này lại gặp trở ngại khác vì hiện nay ngân sách Nhà nước cịn nhiều khó khăn, khơng đủ vốn để ln ln duy trì tỷ lệ 51% khi mức vốn điều lệ tăng cao. Bên cạnh đó thì khi Nhà nước nắm giữ số cổ phần khống chế và có quyền chỉ định các vị trí điều hành then chốt, các vấn đề nhân sự, cơ chế hoạt động,... như vậy hiệu quả hoạt động sẽ thấp. Cổ đơng hưởng ứng vì lợi ích đem lại khơng đáp ứng được lợi ích của cổ đơng, nhất là không đáp ứng được yêu cầu của các nhà đầu tư nước ngoài. Xu hướng trên thế giới là nhà nước hạn chế tham gia trực tiếp vào các hoạt động kinh doanh và chỉ tập trung vào cung cấp hàng hố, dịch vụ cơng cộng, tham gia vào các lĩnh vực kinh tế tạo ra nhiều hiệu ứng ngoại biên tích cực để đem lại hiệu quả kinh tế theo quy mô mà khu vực kinh tế tư nhân không thể đảm nhận. Hiểu như vậy, chúng ta nhận thấy rằng nhà nước không nhất thiết phải nắm giữ cổ phần chi phối tại các NHTM nhà nước
sau cổ phần hố vì cái mà nhà nước quan tâm là làm thế nào để các nhà NHTM sau cổ phần hoá tạo ra được nhiều lợi nhuận để giải quyết hài hoà lợi ích của nhà nước và ngân hàng. Một hệ thống NHTM khơng thể thực hiện vai trị chủ đạo bền vững với một quy mô hoạt động lớn nhưng hiệu quả kinh doanh và công nghệ ngân hàng yếu kém.
Xây dựng chiến lược phát triển hoạt động ngân hàng trong từng thời kỳ để làm định hướng cho các Ngân hàng thương mại xây dựng chiến lược phát triển của riêng mình.
Các doanh nghiệp cũng như các ngân hàng đều hoạt động kinh doanh dựa trên các luật điều chỉnh của Nhà nước, Quốc hội và Bộ tài chính. Mỗi chiến lược phát triển kinh tế của Nhà nước có thể coi là kim chỉ nam hoạt động cho mỗi pháp nhân kinh tế. Đặc biệt, đối với Tài chính Ngân hàng – lĩnh vực nhạy cảm và quan trọng, việc xây dựng chiến lược phát triển kinh doanh trong từng thời kì để đáp ứng các yêu cầu phát triển kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực tài chính ngân hàng là vơ cùng cần thiết. Từ những định hướng phát triển cơ bản của Ngân hàng Nhà nước, mỗi NHTM sẽ xây dựng chiến lược phát triển phù hợp với điều kiện và hồn cảnh của riêng mình. Điều này góp phần đồng bộ hoá hoạt động kinh doanh của cả hệ thống ngân hàng, tránh chồng chéo và cạnh tranh không lành mạnh.
Ngoài ra, đối với riêng các ngân hàng được cổ phần hoá, trên cơ sở mục tiêu chiến lược đã được định hướng, cần thiết phải xây dựng lộ trình phát triển hoạt động như sau:
- 5 năm đầu sau cổ phần hoá: phải đạt một số chuyển biến lớn về cơ sở
hạ tầng, nguồn vốn, phát triển các loại ình sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại. Phát triển mạng lưới văn phòng đại diện và chi nhánh hoạt động ở nước ngồi, hình thành một NHTM mạnh có khả năng cạnh tranh trên thị trường
- Từ năm thứ 6 sau cổ phần hoá: hoạt động NHTM theo chuẩn mực
quốc tế kể cả về vốn, quản lý, công nghệ thông tin, đáp ứng nhu cầu về vốn và thanh khoản chủ yếu của nền kinh tế, đồng thời khẳng định vai trò nhất định trên thị trường tài chính khu vực và quốc tế.
Bên cạnh việc xây dựng chiến lược phát triển, Ngân hàng Nhà nước cần có sự phán đoán thị trường một cách nhanh nhạy để đưa ra các giải pháp hợp lý nhất là trong bối cảnh thị trường tài chính ngày càng biến động như hiện nay. Đón trước được các thay đổi trong tương lai gần giúp cho Ngân hàng nhà nước cũng như các Ngân hàng thương mại có các động thái phù hợp để thích ứng với điều kiện thị trường mới. Trong dài hạn, nhiều yếu tố có thể phát sinh làm sai lệch những dự báo, vậy nên những định hướng chỉ nên hướng tới trong thời hạn ngắn nhằm dễ thực hiện và thực hiện được chính xác. Sự chỉ đạo đưa ra các chính sách của Chính phủ và ngân hàng nhà nước có tác động rất lớn đến hoạt động của các ngân hàng Thương mại Việt Nam.