Những thuận lợi

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp: Phát triển hoạt động kinh doanh cho các ngân hàng thương mại nhà nước sau cổ phần hoá - lấy Vietcombank làm điểm nghiên cứu (Trang 89 - 92)

II. Những thuận lợi và khó khăn của NHTM Nhà nƣớc sau cổ phần hoá

2.1.Những thuận lợi

2.1.1 Nguồn vốn tự có tăng đảm bảo an tồn hoạt động và phát triển hoạt động kinh doanh

Hiện nay quy mô vốn của một ngân hàng hạng trung bình trên thế giới khoảng 1 tỷ USD trở lên. So với những ngân hàng khác trong khu vực thì các ngân hàng thương mại Việt Nam có quy mơ vốn cịn rất khiêm tốn. Đặc biệt, khi Việt Nam đã trở thành thành viên của Tổ chức thương mại thế giới - WTO thì sự xâm nhập ồ ạt của các ông lớn trong ngành tài chính thế giới vào thị trường Việt Nam là điều không thể tránh khỏi. Năng lực cạnh tranh của các ngân hàng trong nước cịn hạn chế do quy mơ nhỏ nên dễ bị thâu tóm hơn. Vậy nên, với vai trị vơ cùng quan trọng đối với sự phát triển của toàn nền kinh tế, các ngân hàng thương mại Nhà nước sau khi cổ phần hoá, sự tăng lên một cách đáng kể của quy mơ vốn tự có sẽ đảm bảo an tồn hoạt động và phát triển kinh doanh trong môi trường cạnh tranh ngày càng cao.

So với những năm trước cổ phần hố thì sau khi thay đổi cơ cấu tổ chức, tiềm lực tài chính của các Ngân hàng thương mại Nhà nước sẽ được tăng lên một cách tương đối. Khi quy mơ vốn tăng lên thì phạm vi hoạt động cũng theo đó sẽ được mở rộng. Ngân hàng có thể đa dạng hố được sản phẩm, phát triển thêm nhiều hình thức dịch vụ mới. Thêm nữa, nhờ lượng vốn điều lệ tăng lên, các ngân hàng thương mại cổ phần Nhà nước sẽ có điều kiện để đầu tư vào công nghệ thông tin hiện đại tạo tiền đề cho sự nâng cấp chất lượng dịch vụ cung ứng nhằm thoả mãn nhu cầu khách hàng và tăng tiện ích cho các sản phẩm. Bên cạnh đó, mức vốn này sẽ góp phần giúp cho các Ngân

của vốn điều lệ, các hệ số sinh lời ROE và ROA đặc biệt là tỷ lệ thu nhập lãi cận biên và tỷ lệ thu nhập hoạt động cận biên sau những năm cổ phần hoá sẽ được cải thiện. Điều này là một ảnh hưởng tích cực hấp dẫn nhà đầu tư. Ngồi ra, đây cũng là một thuận lợi lớn trong hoạt động đầu tư và góp vốn liên doanh của các Ngân hàng thương mại cổ phần Nhà nước trong thời gian tới. Tiềm lực tài chính mạnh bao giờ cũng là một thuận lợi và là một thế mạnh mà không phải ngân hàng thương mại nào cũng có được. Dựa trên nền tảng nay, Ngân hàng thương mại cổ phần Nhà nước có thể gia tăng cạnh tranh với các đối thủ trong nước và nước ngoài cùng hoạt động trong lĩnh vực tài chính ngân hàng sau cổ phần hoá.

2.1.2. Năng lực quản lý điều hành tăng lên góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh kinh doanh

Song song với sự nâng cấp vốn điều lệ nhằm đảm bảo an toàn hoạt động và phát triển kinh doanh thì sau cổ phần hố, các ngân hàng thương mại Nhà nước cịn có mặt thuận lợi ưu việt khác. Mặt thuận lợi đó thể hiện ở năng lực quản lý điều hành tăng lên góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh. Cơ cấu quản trị cũ của các Ngân hàng thương mại Nhà nước còn mang nặng cấu trúc tổ chức của cơ chế quan liêu bao cấp nên ít nhiều hạn chế hiệu quả hoạt động kinh doanh trong những năm vừa qua. Sau khi tiến hành cổ phần hoá, cấu trúc hoạt động cũng như mơ hình quản trị sẽ được đổi mới, năng động và hiệu quả hơn. Điều này thể hiện ở chỗ:

Thứ nhất, Ngân hàng thương mại Nhà nước khi chuyển sang Ngân hàng thương mại cổ phần sẽ loại bỏ được sự thiếu minh bạch trong các mục tiêu và chiến lược mà ngân hàng theo đuổi cũng như những vấn đề còn tồn tại trong quá trình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng sẽ được trình bày cụ thể trong đại hội cổ đông thường niên. Khi còn là Ngân hàng thương mại Nhà nước, giám đốc cùng ban điều hành là viên chức nhà nước, làm việc theo chỉ đạo của Nhà nước. Nhưng thực tế, Nhà nước cũng không làm chủ mà để giám đốc

trở thành ông chủ, tuy chỉ là danh nghĩa nhưng quyền hành rất lớn. Khi cổ phần hoá, người giám đốc chỉ là người làm thuê, phải chịu sự giám sát chặt chẽ trong việc điều hành hoạt động ngân hàng. Điều này buộc giám đốc cũng như ban lãnh đạo ngân hàng phải trở nên năng động, cầu tiến, có trách nhiệm thực sự đối với công việc nếu không muốn bị các cổ đông phế truất địa vị lãnh đạo. Các đồng vốn gắn với quyền lợi của cổ đông sẽ được sử dụng một cách hiệu quả mang lại nguồn thu lớn cho Ngân hàng. Còn đối với người lao động, khi quyền lợi riêng đã được gắn kết với quyền lợi chung thơng qua chính sách bán cổ phiếu với giá ưu đãi cho công nhân viên Ngân hàng. Do vậy, người lao động sẽ luôn quan tâm đến hiệu quả kinh doanh, không ngừng tiết kiệm chi phí, từ đó thiết thực nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, xoá bỏ tư tưởng "cha chung khơng ai khóc" trước đây.

Thứ hai, khi cổ phần hoá, Ngân hàng sẽ được chọn nhà đầu tư chiến lược, mà thông thường là nhà đầu tư chiến lược nước ngoài cùng ngành. Nếu chọn được nhà đầu tư chiến lược phù hợp để với sự tham gia của nhà đầu tư chiến lược vào ban điều hành thì mơ hình quản lý của các Ngân hàng sẽ được cải tiến, cách tân phù hợp với sự phát triển chung của thế giới. Đây là một trong những lợi ích thiết thực nhất mà cổ phần hoá mang lại cho các Ngân hàng thương mại Nhà nước trong tương lai. Các ngân hàng Việt Nam sẽ học hỏi được mơ hình quản lý tiên tiến nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh. Trước khi cổ phần hố, mơ hình quản trị cũ được coi là q gị bó về cách thức tổ chức, không tạo ra được sự linh hoạt và đặc biệt là hạn chế quyền tự quyết của bản thân các Ngân hàng thương mại Nhà nước. Khi được sự hỗ trợ của các cổ đơng chiến lược thì năng lực quản trị tại các Ngân hàng chắc chắn sẽ tăng lên một cách đáng kể. Bởi một trong hai yếu tố then chốt cho sự phát triển đi lên của một ngân hàng là sự tiến bộ của mơ hình quản trị nên một khi sự cải thiện trong hệ thống điều hành đủ lớn thì hiệu quả hoạt động kinh

đầu tư chiến lược vào hoạt động của các Ngân hàng thì uy tín mà những ngân hàng thương mại này sẽ lớn hơn.

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp: Phát triển hoạt động kinh doanh cho các ngân hàng thương mại nhà nước sau cổ phần hoá - lấy Vietcombank làm điểm nghiên cứu (Trang 89 - 92)