Hoạt động ngân hàng, trong đó NHTM nhà nước với vai trò chủ đạo trong những năm qua đã có sự đóng góp rất lớn vào sự thành công trong sự nghiệp đổi mới đất nước, đã triển khai thực hiện chính sách tiền tệ một cách tích cực, cơ bản ổn định được giá trị và sức mua của đồng tiền, kìm chế lạm phát, tăng dự trữ ngoại tệ cho quốc gia và góp phần tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, nhìn chung vẫn chưa đáp ứng kịp thời nhu cầu phát triển chung của nền kinh tế, chưa phát huy hết chức năng huy động và sử dụng vốn có hiệu quả để làm cho kinh tế nhà nước thực sự đóng vai trò chủ đạo. Việc CPH ngân hàng là một khâu trong quá trình đổi mới hoạt động NH, củng cố và cơ cấu lại các NHTM theo hướng tiếp tục phát huy thành tựu, khắc phục những tồn tại nhằm nâng cao năng lực tài chính, trình độ cơng nghệ, năng lực tổ chức kinh doanh đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu của công cuộc đổi mới trong những năm tới.
NHTM Nhà nước đang đứng trước thực trạng nợ tồn đọng lớn, vốn tự có thấp so với nhu cầu thực tiễn và so với các ngân hàng trên thế giới, tình trạng này đang làm hạn chế khả năng huy động vốn và cho vay của hệ thống ngân hàng. Do u cầu của cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước cần phải có một khối lượng vốn lớn, vì vậy cần phải có NHTM đủ tiềm lực tài chính để thực hiện phân phối và sử dụng vốn một cách hiệu quả.
Vấn đề cổ phần hoá NHTM Nhà nước đặt ra trong giai đoạn hiện nay là phù hợp với tiến trình đổi mới hoạt động ngân hàng để hội nhập kinh tế quốc tế. Việc cổ phần hoá một NHTM nhà nước không đơn thuần như việc CPH một doanh nghiệp nhà nước nhưng cũng khơng phải là vấn đề q khó
khăn khơng thể khơng thực hiện được. Do đó, quan trọng hiện nay là xác định được mục tiêu cổ phần hoá, xác định những điều kiện cần và đủ để giải quyết những vấn đề trong quá trình CPH và phải đảm bảo được một ngân hàng sau khi cổ phần hoá phải đáp ứng được các chuẩn mực hội nhập kinh tế quốc tế, đủ năng lực cạnh tranh được với các ngân hàng trong nước và trên thế giới. Vậy nên, bên cạnh giai đoạn chuẩn bị cho quá trình cổ phần hố thì những chiến lược và kế hoạch phát triển kinh doanh hậu CPH cũng vô cùng quan trọng. Kết quả hoạt động những năm sau cổ phần hoá là thước đo hiệu quả của chính sách cổ phần hố đối với mỗi ngân hàng. Tại Việt Nam, Vietcombank là ngân hàng thương mại Nhà nước đầu tiên được thí điểm cổ phần hố vào năm 2007. Sau hơn 2 năm hoạt động dưới hình thức tổ chức mới, dù còn một số hạn chế song những thành tựu mà cổ phần hoá mang lại đang dần được phát triển. Tháng 9/2009 vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã ký phê duyệt phương án cổ phần hoá ngân hàng Nhà nước tiếp theo là ngân hàng Công Thương Việt Nam. Trong thời gian tới, các ngân hàng thương mại Nhà nước còn lại là Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam, Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn cùng với Ngân hàng Nhà đồng bằng sông Cửu Long sẽ tiếp tục lên kế hoạch cổ phần hoá. Vậy nên, việc thấy được những thuận lợi và khó khăn ở giai đoạn hậu cổ phần hoá để đưa ra các giải pháp phát triển hoạt động kinh doanh dưới mơ hình mới là vơ cùng cần thiết. Qua quá trình nghiên cứu, phân tích hoạt động của Vietcombank thời kỳ trước và sau cổ phần hoá, khoá luận xin đưa ra một số thuận lợi và khó khăn cũng như những giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động kinh doanh sau cổ phần hoá của các ngân hàng thương mại Nhà nước.