Hiệu quả hoạt động của Ngân hàng TMCP Ngoại Thương những

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp: Phát triển hoạt động kinh doanh cho các ngân hàng thương mại nhà nước sau cổ phần hoá - lấy Vietcombank làm điểm nghiên cứu (Trang 80 - 83)

II. Thực trạng phát triển hoạt động kinh doanh của Vietcombank sau

2.4. Hiệu quả hoạt động của Ngân hàng TMCP Ngoại Thương những

sau cổ phần hố thơng qua các chỉ số tài chính.

Sau khi cổ phần hoá, Ngân hàng TMCP đã gặp khơng ít thách thức trong vấn đề tái cơ cấu cộng thêm những khó khăn chung do sự suy giảm

8

nghiêm trọng của nền kinh tế thế giới. Tuy nhiên, nhờ những nỗ lực đổi mới trong quản lý và hoạt động, các chỉ số tài chính của Vietcombank đã được cải thiện một cách đáng kể

Bảng 2.13: Các chỉ số tài chính của Vietcombank những năm gần đây

Các chỉ tiêu 2007 2008 2009

Lợi nhuận sau thuế (tỷ đồng) 2.056 2.537 4.431,9

Vốn tự có (tỷ đồng) 13.234 14.094 18.313

ROE (%) 15,54% 18% 24,2%

Tổng tích sản (tỷ đồng) 196.117 221.950 255.936

ROA (%) 1,1% 1.14% 1,5%

Tỷ lệ an toàn vốn (CAR) 11,1% 8.9% -

Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất Vietcombank 2007-2009

- Thu nhập ròng trên tổng tài sản (ROA)

Qua các con số tổng tích sản của Ngân hàng TMCP Ngoại Thương ở bảng trên, ta thấy được mức chuyển biến rõ rệt giữa các năm trước và sau cổ phần hoá. Năm 2007, con số tổng tài sản chỉ ở mức 196.117 tỷ nhưng đến năm 2008 đã tăng lên thành 221.950 tỷ tăng khoảng 13,17%. Sang 2009, tổng tài sản của Vietcombank đã ở mức 255.936 tỷ đồng, tăng lên rõ rệt so với 2008. Cùng với sự tăng lên của tổng tài sản. Lợi nhuận sau thuế của Vietcombank qua 3 năm phân tích cũng có nhiều thay đổi. Năm 2008 tăng hơn 23% so với năm 2007, song chỉ số ROA lại tăng lên không đáng kể. Tuy vậy, ROA của 2009 lại là 1,5% cao hơn rất nhiều so với 2007 và 2008. Điều này cho thấy rằng, xu hướng sử dụng tổng tích sản càng ngày càng hiệu quả và chất lượng.

- Lợi nhuận ròng trên vốn (ROE)

ROE là một chỉ tiêu tài chính quan trọng trong xem xét hiệu quả hoạt động của một tổ chức tài chính. Sau cổ phần hố, những nỗ lực phát triển kinh doanh của Vietcombank đã đẩy lùi được những khó khăn bước đầu trong q

trình cải cách tổ chức và những thách thức chung của sự sụt giảm kinh tế toàn cầu. ROE liên tục tăng 2 năm sau khi Ngân hàng TMCP thay đổi cơ cấu, đặc biệt trong năm 2009, lượng tăng là đáng kể từ 18% năm 2008, lên 24,2%. - Chỉ tiêu NIM

Bảng 2.14 : Chỉ tiêu NIM của Vietcombank các năm sau cổ phần hóa

Năm 2007 2008 2009

NIM 2,03% 1,51% 2,54%

Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất của Vietcombank năm 2007-2009

Sang năm 2008 tỷ lệ cơ cấu thu nhập lãi và lãi từ chứng khoán trên tổng tài sản đã giảm đáng kể so với năm 2006, 2007. Năm 2008, tình hình kinh tế khó khăn và đặc biệt là do lạm phát cao nên quá trình huy động vốn và sử dụng vốn của Ngân hàng cũng gặp khó khăn. Vậy nên chỉ số NIM chỉ còn là 1,51%. Đến năm 2009, mặc dù những ảnh hưởng của nền kinh tế vẫn còn nặng nề, song NIM của Vietcombank lại được cải thiện một cách đáng kể, tăng hơn so với năm 2007. Do chính sách kích cầu cho vay với lãi suất ưu đãi nên hoạt động huy động vốn của Vietcombank gặp nhiều thuận lợi hơn so với năm 2008.

- Tỷ lệ thu nhập ngoài lãi cận biên

Bảng 2.15: Tỷ lệ thu nhập ngoài lãi cận biên những năm sau cổ phần hóa

Năm 2007 2008 2009

Tỷ lệ TNNLCB 0,843% 0,25% 0,85%

Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất cuả Vietcombank năm 2007 – 2009

Cũng như chỉ số NIM thì chỉ số của thu nhập ngồi lãi so với tổng tài sản năm 2008 giảm xuống một cách rõ rệt. Năm 2007 là 0,843% và chỉ còn là 0,25% trong năm 2008. Tuy nhiên, để khắc phục khó khăn chung, sang năm 2009 Vietcombank vừa đẩy mạnh đa dạng hóa dịch vụ cung ứng vừa phát triển đầu tư mở rộng nên chỉ số này đã được cải thiện thành 0.85%.

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp: Phát triển hoạt động kinh doanh cho các ngân hàng thương mại nhà nước sau cổ phần hoá - lấy Vietcombank làm điểm nghiên cứu (Trang 80 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)