Cổ phần hoá và tác động của cổ phần hoá đến hoạt động kinh doanh

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp: Phát triển hoạt động kinh doanh cho các ngân hàng thương mại nhà nước sau cổ phần hoá - lấy Vietcombank làm điểm nghiên cứu (Trang 31 - 35)

của một ngân hàng thƣơng mại nhà nƣớc

2.1 Cổ phần hoá ngân hàng thương mại Nhà nước

Cổ phần hố doanh nghiệp Nhà nước là q trình chuyển hình thức sở hữu nhà nước thành hình thức đa sở hữu thơng qua việc chuyển một phần tài sản của doanh nghiệp cho nhiều chủ thể khác.1

Cổ phần hoá ngân hàng thương mại Nhà nước là q trình chuyển hố cơ cấu sở hữu tài sản và quyền chủ động điều hành hoạt động từ đơn sở hữu là Nhà nước sang đa sở hữu. Trong q trình đó, Nhà nước chuyển cấu trúc của NHTM Nhà nước trước khi cổ phần hoá vào một cấu trúc Ngân hàng mới với mục tiêu cần đạt được là quy mô vốn lớn hơn, công nghệ hiện đại hơn, phương pháp quản trị kinh doanh văn minh hơn, chất lượng sản phẩm được dự báo cao hơn, sức cạnh tranh hơn, lợi nhuận ròng hằng năm lớn hơn,… Như vậy, đây chính là q trình dịch chuyển các nhân tố cũ, đồng thời tạo sức hút các nhân tố mới trở thành một cấu trúc Ngân hàng mới để cùng khai thác các tiềm năng của thị trường hiệu quả hơn.

2.1.2 Đặc điểm của cổ phần hoá ngân hàng thƣơng mại nhà nƣớc

Mặc dù cũng là một doanh nghiệp Nhà nước song về bản chất NHTM Nhà nước là một doanh nghiệp Nhà nước đặc biệt nên việc cổ phần hoá NHTM Nhà nước khơng thể hồn toàn giống với cổ phần hoà DNNN, việc phân biệt sự khác nhau này có vai trị quan trọng đối với việc đề ra các giải pháp phù hợp với cổ phần hoá NHTM Nhà nước.

Trước hết, sự khác nhau là vì giá trị tài sản của Ngân hàng rất lớn so với giá trị doanh nghiệp, lại mang tính chất riêng biệt nên việc đánh giá tài sản của Ngân hàng khi cổ phần hố thường phức tạp, khó khăn hơn đánh giá tài sản của doanh nghiệp.

Thứ nhất, phần lớn tài sản của ngân hàng là các khoản tín dụng cho vay. Các tài sản này không giống tài sản thông thường của doanh nghiệp vì nó phụ thuộc rất lớn vào mức độ rủi ro, khả năng thanh khoản, mức sinh lời dự tính. Để xác định được giá trị của chúng phải căn cứ vào các nhân tố đó.

1

Thứ hai, về phần tài sản bất động sản của ngân hàng, các NHTMNN đều có rất nhiều chi nhánh, trụ sở phân bố nhiều nơi trong cả nước. Thêm vào đó là các tài sản Ngân hàng thu được từ cầm cố, xiết nợ. So với doanh nghiệp, khối lượng tài sản bất động sản của Ngân hàng lớn hơn rất nhiều vì vậy việc đánh giá giá trị loại tài sản này của Ngân hàng chắc chắn sẽ không đơn giản hơn trong doanh nghiệp.

Thứ ba, về giá trị thương hiệu, tiềm năng phát triển, các NHTMNN đều ra đời, tồn tại và phát triển từ khá lâu, có uy tín lớn, hoạt động có hiệu quả với lượng khách hàng lớn là giá trị vơ hình “khổng lồ” của các Ngân hàng.

Sự khác nhau thứ hai, là hoạt động Ngân hàng là hoạt động nhạy cảm và có mối liên hệ mật thiết đối với nền kinh tế. Bản thân các Ngân hàng cũng có sự phụ thuộc lớn lẫn nhau chứ khơng tách riêng như đối với các DNNN. Chỉ cần sự biến động trong một Ngân hàng cũng có thể dẫn đến sự xáo trộn trong hoạt động của cả hệ thống và của nền kinh tế.

2.2 Tác động của cổ phần hoá đến hoạt động kinh doanh của Ngân hàng

Cổ phần hố sẽ mang lại nhiều sự thay đổi tích cực cho NHTMNN trên nhiều phương diện góp phần tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh và sức cạnh tranh trên thị trường. Cụ thể, những tác động đưa ra từ việc cổ phần hoá các NHTMNN như sau:

2.2.1 Tạo ra hệ thống quản trị năng động và hiệu quả

Cơ chế quản trị, điều hành của các NHTMNN hiện nay phải theo mơ hình của các DNNN. Vì thế, phương thức quản lý cịn nhiều bất cập, thu nhập của người lao động chưa gắng với hiệu quả lao động, chế độ khen thưởng, động viên, khuyến khích sáng tạo lao động cịn nhiều hạn chế do các quy định ràng buộc của Nhà nước. Lợi ích và trách nhiệm của các bên liên quan Nhà nước – Ngân hàng – Người lao động chưa được phân định rõ ràng, chưa tạo dựng được mối liên hệ để cùng nhau phát triển. Cổ phần hoá các NHTMNN, theo đó mơ hình và vai trị của hội đồng quản trị, người đại diện cho các cổ đông sẽ

hoạt hơn. Ngân hàng thương mại cổ phần sẽ loại bỏ được sự thiếu minh bạch trong các mục tiêu và chiến lược mà ngân hàng theo đuổi, buộc lãnh đạo ngân hàng phải làm việc vì lợi ích của cổ đơng và vì thế buộc họ phải nỗ lực hết mình nếu khơng muốn bị các cổ đông phế truất địa vị lãnh đạo.

2.2.2 Tăng năng lực tài chính cho các Ngân hàng thƣơng mại

Hiện nay, vốn tự có của các NHTMVN cịn q nhỏ so với các NHTM tại các nước trong khu vực. Đây là một bất lợi về năng lực tài chính khi mà các ngân hàng trong nước và ngân hàng nước ngồi được phép hoạt động bình đẳng tại Việt Nam. Xét riêng về NHTMNN thì nguồn vốn cơ bản để tăng vốn tự có cho NHTMNN là ngân sách Nhà nước nhưng trong bối cảnh hiện nay, khi ngân hàng nhà nước phải phân bổ cho nhiều mục tiêu quan trọng thì việc tăng vốn cho NHTMNN là không hề đơn giản. Do vậy, việc cổ phần hố sẽ nâng cao vốn tự có của các NHTMNN lên một cách đáng kể, giảm bớt áp lực đè nặng lên ngân sách nhà nước đồng thời đây cũng là giải pháp tăng năng lực tài chính nhằm đạt đến chuẩn mực quốc tế về chỉ tiêu an toàn vốn (CAR – 8%) để đảm bảo an toàn trong kinh doanh. 2

2.2.3 Cổ phần hoá sẽ tạo áp lực bắt buộc Ngân hàng thƣơng mại Nhà nƣớc phải nâng cao khả năng sinh lời (ROA, ROE).

NHTMNN sau CPH phải nỗ lực tìm kiếm khách hàng, tăng lợi nhuận bởi như thế mới có thể thu hút được các nhà đầu tư cổ phiếu. Khả năng sinh lời không phải là chỉ tiêu duy nhất và quan trọng nhất nhưng nó thể hiện hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại. Do vậy, các ngân hàng thương mại buộc phải tăng các tỷ suất sinh lời thơng qua việc đa dạng hố các sản phẩm dịch vụ, nâng cao trình độ của đội ngũ nhân viên cùng với việc đẩy mạnh hiện đại hố cơng nghệ ngân hàng. Như vậy, cồ phần hố vơ hình trung tạo nên những áp lực tích cực giúp NHTMNN hoạt động hiểu quả hơn thông qua việc cải thiện các chỉ số tài chính.

2

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp: Phát triển hoạt động kinh doanh cho các ngân hàng thương mại nhà nước sau cổ phần hoá - lấy Vietcombank làm điểm nghiên cứu (Trang 31 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)