Các giải pháp vi mô

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp: Phát triển hoạt động kinh doanh cho các ngân hàng thương mại nhà nước sau cổ phần hoá - lấy Vietcombank làm điểm nghiên cứu (Trang 100 - 107)

III. Giải pháp phát triển hoạt động các NHTM Nhà nƣớc Việt Nam sau

3.2. Các giải pháp vi mô

Như đã phân tích ở phần hạn chế trong hoạt động kinh doanh sau cổ phần hoá của Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại Thương thì vướng mắc lớn nhất hiện nay có thể nói là ở mơ hình quản trị doanh nghiệp và quá trình kiếm tìm nhà đầu tư chiến lược. Nếu khơng có nhà đầu tư chiến lược thì chắc chắn mục tiêu cuối cùng của tiến trình cổ phần hố các ngân hàng sẽ khó mà đạt được. Cũng như, nếu khơng có một mơ hình quản trị doanh nghiệp đổi mới trên thực tế chứ không phải là danh nghĩa thì hiệu quả hoạt động của Ngân hàng sau cổ phần hố sẽ khơng mang lại nhiều thành công. Hiện nay, ngân hàng TMCP Vietinbank cũng chưa tìm được nhà đàu tư chiến lược phù hợp mặc dù đã tiến hành cổ phần hoá vào tháng 6/2009. Vậy nên, giải pháp hiện nay đặt ra cho các ngân hàng thương mại sau cổ phần hoá phải là:

Việc lựa chọn nhà đầu tư chiến lược là điều hết sức cần thiết trong tiến trình cổ phần hố vì chỉ có những nhà đầu tư này mới có thể giúp Vietcombank cũng như các ngân hàng thương mại nhà nước khác khắc phục được hai trong ba điểm yếu lớn nhất là trình độ cơng nghệ và trình độ quản lý. Tuy nhiên, bên cạnh đó khi có sự tham gia của các nhà đầu tư chiến lược thì nguy cơ bị thâu tóm của các ngân hàng không phải là khơng có. Với riêng Vietcombank – ngân hàng đã khẳng định được thương hiệu và giữ vững được chỗ đứng trong thị trường thì nên chọn nhà đầu tư chiến lược nước ngoài là các doanh nghiệp cùng ngành. Trong trường hợp này, nên để các nhà đầu tư chiến lược tham gia nhiều vào hoạt động kinh doanh của Ngân hàng nhằm phát huy tốt thế mạnh và kinh nghiệm của họ. Hơn nữa, để giảm thiểu khả năng bị chi phối, thâu tóm bởi các nhà đầu tư chiến lược thì Ngân hàng nên chọn từ hai nhà đầu tư chiến lược trở lên mà các nhà đầu tư này là các đối thủ cạnh tranh của nhau.

Xây dựng mơ hình quản trị đổi mới thực sự

Ngân hàng TMCP Ngoại Thương cũng như Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam đã chính thức hoạt động dưới mơ hình mới là mơ hình ngân hàng TMCP. Tuy nhiên, trên thực tế cơ chế hoạt động chưa có sự thay đổi nổi bật. Vậy nên, sức bật sau cổ phần hoá của các Ngân hàng thương mại Nhà nước chưa thực sự đáng kể. Để tạo tiền đề cho thành công trong hoạt động kinh doanh, việc cần thiết hiện nay đối với Ngân hàng là mơ hình quản trị đổi mới và hiệu quả. Công cụ quản trị được đề xuất là quyền chọn mua cổ phiếu 9

và quỹ khen thưởng. Quyền chọn mua cổ phiếu sẽ khuyến khích những người điều hành cố gắng làm gia tăng giá trị doanh nghiệp trong khi quỹ khen thưởng sẽ là động cơ cổ vũ tinh thần làm việc của cán bộ và nhân viên. Việc gắn mục tiêu của ngân hàng vào lợi ích của nhà quản trị và người

9

Quyền chọn mua cổ phiếu là một quyền chọn mua mà một công ty dành cho thành viên công ty đối với cổ phiếu của chính cơng ty đó như là một hình thức trả thù lao phi tiền mặt.

lao động sẽ góp phần tích cực trong q trình nâng cao năng suất lao động và hiệu quả làm việc của mỗi cá nhân.

Sau cổ phần hố, trong q trình kiếm tìm nhà đầu tư chiến lược phù hợp và hoàn thiện dần cơ chế quản trị mới thì những giải pháp cần thực thi hiện nay của Vietcombank cũng như các ngân hàng thương mại cổ phần nhà nước khác là:

Sử dụng hiệu quả lượng vốn tự có tăng thêm vào hoạt động kinh doanh và đầu tư của các Ngân hàng

Sau cổ phần hố, quy mơ vốn cổ phần được tăng lên là tương đối lớn. Tuy nhiên, không thể sử dụng lượng tăng thêm ấy một cách lãng phí và kém hiệu quả. Trong quá trình xây dựng kế hoạch và chuẩn bị các bước cho cổ phần hố thì việc lập các phương án sử dụng cho các hoạt động đầu tư, kinh doanh bằng vốn vốn điều lệ tăng thêm là vô cùng quan trọng. Tuy hệ thống phân phối và mạng lưới chi nhánh của các ngân hàng thương mại Nhà nước hiện nay đang chiếm ưu thế trên thị trường, song việc xây dựng cơ sở hạ tầng và củng cố hệ thống phân phối trên phạm vi toàn quốc là điều nên làm và cần làm. Tại các địa phương mà Ngân hàng với quy mô vốn chưa đủ lớn để mở chi nhánh trước giai đoạn cổ phần hoá thì sau thời gian tái cơ cấu tổ chức, Ngân hàng có thể mở thêm các chi nhánh để giới thiệu các dịch vụ, sản phẩm của ngân hàng tới khách hàng một cách gần gũi sẽ mang hiệu quả lớn hơn. Thực tế thấy rằng, tại một số thị trận, thị xã chi nhánh của ngân hàng thương mại Nhà nước là chưa nhiều và chưa đủ đáp ứng nhu cầu của khách hàng địa phương. Quy mô vốn lớn là cơ hội để đầu tư mở rộng thị trường một cách hiệu quả. Qua đó, phạm vi hoạt động kinh doanh được phát triển lớn hơn. Bên cạnh đó, lượng vốn cổ phần tăng thêm cũng nên cần thiết được nghiên cứu để đầu tư kinh doanh vào các công ty khác hoặc các tổ chức tín dụng khác trên thị trường. Thu nhập từ cổ tức cũng là một khoản doanh thu đáng kể của Ngân hàng. Điều này góp phần đa dạng hố nguồn thu của các Ngân hàng

để giảm thiểu rủi ro và tăng vốn điều lệ nhờ thu nhập giữ lại tăng lên hằng năm. Với việc tham gia đầu tư vào các tổ chức tài chính lớn cũng như các doanh nghiệp lớn, uy tín của Ngân hàng theo đó mà được nâng lên. Do vậy, thuận lợi mang lại cho các Ngân hàng thương mại Nhà nước so với các ngân hàng thương mại khác trong hoạt động huy động vốn là khá lớn.

Xây dựng phát triển nguồn nhân lực

Song song với các vấn đề quản trị ngân hàng và cơng nghệ thơng tin thì đội ngũ lao động thực sự là nhân tố quan trọng trong phát triển hoạt động của mỗi ngân hàng. Trước giai đoạn cổ phần hố, các Ngân hàng thương mại Nhà nước có những chế độ tuyển dụng lao động thiếu minh bạch và khách quan. Vậy nên số lượng các nhân viên chưa có đầy đủ kỹ năng đáp ứng được cơng việc là không nhỏ. Năng suất lao động và uy tín của các Ngân hàng thương mại nhà nước vì thế chưa cao. Vậy nên, để cạnh tranh không những với các đối thủ cùng ngành trong nước mà cịn cả các tổ chức tín dụng nước ngồi thì các Ngân hàng thương mại cổ phần nhà nước cần đẩy mạnh quá trình sàng lọc những nhân viên ưu tú để nâng cao năng suất lao động từ đó phát triển hoạt động kinh doanh. Đặc biệt với đội ngũ lao động làm việc lâu năm trong ngân hàng thì việc phát triển và bồi dưỡng nguồn nhân lực là yếu tố cần thiết và quan trọng. Bởi trong quá trình dài làm việc với ngân hàng cùng những quy chế điều hành cũ, các nhân viên này khơng thể thích ứng ngay với hệ thống quản lý mới được. Vậy nên, nếu Ngân hàng thương mại nhà nước muốn đẩy mạnh, phát triển hoạt động kinh doanh sau cổ phần hố thì yếu tố trọng tâm cần ghi chú là con người. Người lao động chính là những người sẽ thực hiện hố các chính sách, kế hoạch kinh doanh đến cơng tác quản trị nên trong thời gian tới, Ngân hàng TM nhà nước cần chú trọng đến việc phát triển nguồn lực.

- Đối với các cán bộ thuộc ban quản lý và hoạch định chính sách: địi hỏi phải có kiến thức vĩ mơ về chiến lược phát triển, về đánh giá năng lực tài

ngoại ngữ, hiểu biết về văn hoá, xã hội nghệ thuật cũng như nắm được các thông tin về công nghệ.

- Đối với đội ngũ nhân viên: Bên cạnh yêu cầu phải có trình độ chun mơn nghiệp vụ tốt, các nhân viên tồn hệ thống cần phải nâng cao các kỹ năng khác như kỹ năng giao tiếp và giải quyết vấn đề. Đặc biệt với đội ngũ nhân viên là những người có các hoạt động giao tiếp với khách hàng thì những hiểu biết về xã hội, năng động nhạy bén trong giao tiếp thuyết phục khách hàng là điều vô cùng cần thiết. Ngân hàng cần tổ chức Hội thảo cán bộ nghiệp vụ nhằm có sự giao lưu học tập kinh nghiệm – nghiệp vụ lẫn nhau giữa các cán bộ trong tồn hệ thống. Thơng qua các cuộc Hội thảo chia sẻ những kinh nghiệm về thành cơng và thất bại trong cơng việc, trình độ và hiểu biết của các nhân viên sẽ được cải thiện đáng kể.

Ngoài ra, ngân hàng cần gắn kết quả đào tạo vào việc phân bổ cán bộ theo đúng người, đúng việc, đặc biệt cần tích cực luân chuyển cán bộ để sắp xếp nhân viên phù hợp nhất với năng lực chuyên môn của từng người. Hơn nữa, chế độ lương thưởng cũng phải hấp dẫn, phù hợp với từng vị trí cơng việc. Làn sóng ln chuyển cán bộ trong ngành ngân hàng hiện nay phần lớn giữa các ngân hàng có chế độ đãi ngộ đối với nhân viên chênh lệch nhau. Trong thời gian sau cổ phần hoá, các ngân hàng TMCP Nhà nước cần cơ cấu lại mức lương thưởng hợp lý đối với từng vị trí cơng việc nhằm đảm bảo số lượng và chất lượng của đội ngũ nhân viên. Song, quan trọng nhất, đó là các chính sách khuyến khích và động viên nhân viên bằng nhiều chế độ phúc lợi nhằm đẩy mạnh năng suất lao động và hiệu quả làm việc giữa các phòng ban trong hệ thống ngân hàng.

Phát triển và ứng dụng công nghệ hiện đại trong phát triển kinh doanh

Trước và sau cổ phần hố, cơng nghệ thơng tin là yếu tố thuộc hàng quan trọng bậc nhất trong mở rộng thị trường và thu hút khách hàng, đa dạng

hoá sản phẩm dịch vụ của các ngân hàng thương mại nhà nước. Ứng dụng các công nghệ hiện đại giúp các ngân hàng tăng sức cạnh tranh bằng uy tín và chất lượng. Thực ra, hiện nay so với khu vực và trên thế giới, công nghệ ngân hàng tại Việt Nam chưa thực sự phát triển. Trong tương lai khi cánh cửa hội nhập được mở rộng hơn thì hiện tượng cạnh tranh giữa các ngân hàng là vô cùng gay gắt với sự tham gia ồ ạt của các tổ chức tài chính nước ngồi. Nâng cao uy tín, độ tin cậy, an tồn, chính xác, hài lịng để níu giữ khách hàng là điều vô cùng cần thiết. Muốn vậy, mỗi ngân hàng sau khi cổ phần hoá cần lấy một phần vốn tự có tăng thêm để trích lập đầu tư vào cơng nghệ theo chiều rộng lẫn chiều sâu. Ngân hàng cần phổ cập hoá tin học đến tất cả nhân viên về ứng dụng tin học trong mọi lĩnh vực từ nghiên cứu sản phẩm đến quản trị ngân hàng. Ngoài ra, ngân hàng nên xây dựng trung tâm lưu trữ dữ liệu, hệ thống dự phịng để đảm bảo an tồn cho mọi hoạt động của ngân hàng, tiếp tục phát triển các chương trình ứng dụng, cung cấp sản phẩm mới trên nền tảng công nghệ hiện đại (ebank, internet banking, sms banking, kết nối trực tuyến với các công ty chứng khoán,...), nghiên cứu lựa chọn các giải pháp và triển khai các hệ thống hỗ trợ quản trị ngân hàng.

Đa dạng hố các loại hình sản phẩm, dịch vụ cung ứng và nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ

Để tiếp tục phát triển và tăng trưởng trong tương lai cả về doanh số, lợi nhuận và thị trường thì việc cần thiết và quan trọng là đa dạng hoá sản phẩm dịch vụ nhằm đáp ứng các nhu cầu ngày càng phong phú của khách hàng. Sự đa dạng hoá này cũng nhằm mục đích tận dụng hết lợi ích và thế mạnh từ mạng lưới phân phối rộng lớn của các ngân hàng thương mại nhà nước. Đối với mỗi loại hình sản phẩm hay dịch vụ, các ngân hàng cần linh hoạt và đưa ra các gói sản phẩm, dịch vụ tiện ích. Thực chất trên thực tế, các khách hàng chủ yếu của các ngân hàng thương mại Nhà nước là các doanh nghiệp lớn và

Với sự phong phú và đa dạng trong nhu cầu và đối tượng khách hàng như hiện nay, việc hạn chế phân khúc thị trường như vậy sẽ phần nào kìm hãm sức phát triển nội tại của mỗi ngân hàng thương mại Nhà nước. Nên chăng, mỗi ngân hàng cần có các chính sách và sản phẩm, dịch vụ linh hoạt cho các đối tượng người dùng khác nhau. Hệ thống ngân hàng bán lẻ và kênh cho vay tiêu dùng là một trong những lĩnh vực phát triển tiềm năng trong tương lai. Vậy nên, thay vì bó mình trong những quy định khắt khe có từ trước đó thì nay các ngân hàng thương mại cổ phần Nhà nước phải linh hoạt hơn nữa trong quá trình cho ra đời các sản phẩm và dịch vụ mới. Chẳng hạn với dịch vụ thanh toán xuất nhập khẩu, trong tương lai Ngân hàng cần triển khai rộng rãi các dịch vụ thanh toán điện tử và các hệ thống giao dịch điện tử tự động, đẩy mạnh đầu từ và nghiên cứu, ứng dụng rộng rãi các cơng cụ thanh tốn mới theo hướng chuẩn quốc tế, thẻ đa năng, thẻ thông minh và séc...

Song song phát triển hoạt động kinh doanh về số lượng thì việc nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ cũng vô cùng cần thiết.

- Thứ nhất, hệ thống phân phối và quy trình giao dịch phải nhanh gọn, thuận tiện. Chẳng hạn các quy trình cho vay phải được tiến hành một cách nhanh chóng, hiệu quả.

- Thứ nhì, cung cách phục vụ chuyên nghiệp và thoải mái, thân thiện của các nhân viên trên toàn hệ thống cũng góp vào hiệu quả chất lượng của dịch vụ và độ hài lòng của khách hàng. Những người sử dụng dịch vụ thường đánh giá uy tín và chất lượng của Ngân hàng thông qua các tác phong và hành động khi giao dịch trực tiếp của đội ngũ nhân viên. Tâm lý hài lòng và thoải mái của khách hàng trong quá trình giao dịch với cán bộ ngân hàng là yếu tố quan trọng quyết định đến việc lựa chọn sử dụng dịch vụ. Nếu tác phong chậm chạp, cẩu thả của nhân viên làm ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý của khách hàng bao nhiêu thì thái độ ân cần, nhã nhặn, cẩn thận sẽ nâng cao uy tín cho ngân hàng lên bấy nhiêu. Vấn đề cải thiện cung cách phục vụ của nhân

viên nhằm phát triển hoạt động kinh doanh về chiều sâu chất lượng là hướng xây dựng thương hiệu bền vững và hiệu quả trong tương lai.

- Thứ ba về lâu dài, các vị trí giao dịch thuận tiện, giờ mở cửa cũng là yếu tố hỗ trợ thêm góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ. Vị trí giao dịch thuận tiện sẽ mang lại cho khách hàng sự nhanh chóng và tiện lợi trong giao dịch. Việc cung ứng các sản phẩm dịch vụ theo đó cũng được đẩy mạnh. Hiện nay, giở mở cửa của Ngân hàng là khó muộn. Nên có chế độ thay đổi thời gian theo mùa đông và mùa hè. Với nhu cầu giao dịch ngày càng nhiều, tăng thêm cơ hội trong ngày cho khách hàng sử dụng sản phầm, dịch vụ của Ngân hàng bằng việc kéo dài thêm 30 phút làm việc mỗi ngày sẽ tạo ra sự hài lịng và tin cậy từ phía khách hàng.

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp: Phát triển hoạt động kinh doanh cho các ngân hàng thương mại nhà nước sau cổ phần hoá - lấy Vietcombank làm điểm nghiên cứu (Trang 100 - 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)