Bài học kinh nghiệm rút ra từ quá trình CPH các NHTMNN Trung

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp: Phát triển hoạt động kinh doanh cho các ngân hàng thương mại nhà nước sau cổ phần hoá - lấy Vietcombank làm điểm nghiên cứu (Trang 39 - 42)

III. Bài học kinh nghiệm từ q trình cổ phần hố các NHTMNN của

3.2. Bài học kinh nghiệm rút ra từ quá trình CPH các NHTMNN Trung

sản (AMC) để mua lại nợ xấu của các NHTMNN. Đến tháng 6/2004, CCB và BOC đã chuyển sang cho Công ty Quản lý tài sản Cinda khoảng 2778.7 tỷ RMB (tương đương với 33.58 tỷ USD) tức vào khoảng 75% số nợ xấu của hai ngân hàng này.

Niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khốn: Hai ngân hàng CCB và BOC đều có kế hoạch sẽ niêm yết trên thị trường chứng khoán Trung Quốc khoảng 1 năm sau khi phát hành và cũng có chủ trương sẽ niêm yết trên thị trường chứng khoán quốc tế.

Thuê nước ngoài tư vấn phát hành cổ phiếu: CCB đã lựa chọn các công ty China International Capital Corp, Citigroup Inc. và Morgan Stanley là các ngân hàng tư vấn và bảo lãnh phát hành, trị giá phát hành dự kiến khoảng 5 tỷ USD. Chi phí cho đợt phát hành vào khoảng 175 triệu USD, khoảng 3.5% trị giá phát hành. Cổ phiếu sau khi đã dành bán cho các cổ đông chiến lược và bán nội bộ sẽ được bán rộng rãi cho cơng chúng đầu tư dưới hình thức đấu giá cơng khai.

3.2. Bài học kinh nghiệm rút ra từ quá trình CPH các NHTMNN Trung Quốc Trung Quốc

1. Các ngân hàng Trung Quốc xác định CPH là một quá trình nhiều bước và được triển khai trong thời gian khoảng 24 – 36 tháng. Trước khi cổ phần hoá, các ngân hàng đều thực hiện các bước cải cách nhằm cải thiện một bước năng lực tài chính và năng lực quản trị điều hành.

2. Đảng cộng sản, Chính phủ Trung Quốc đã thể hiện chủ trương rất rõ ràng, thống nhất và kiên quyết. Trên cơ sở đó, Chính phủ và Ngân hàng Trung Ương Trung Quốc đã tạo ra một khuôn khổ thể chế tương đối rõ ràng, tạo điều kiện thuận lợi cho việc chuyển các NHTMNN sang NHTM cổ phần. Cụ thể là thành lập Công ty đầu tư Tài chính Nhà nước (Central Huijin Investment Ltd), thành lập CBRC và ban hành quy chế hướng dẫn các NHTMNN tiến hành cải cách và cổ phần hoá, thành lập Ban chỉ đạo cổ phần hoá NHTMNN trực thuộc Hội đồng Nhà nước.

3. Chương trình cổ phần hoá các NHTMNN Trung Quốc thể hiện rõ tính hội nhập cao qua việc xác định mục tiêu rất lớn và rất rõ ràng, lựa chọn đối tác chiến lược là các tập đồn tài chính quốc tế, có kế hoạch niêm yết trên thị trường chứng khốn quốc tế, th các tập đồn tài chính quốc tế có uy tín làm tư vấn phát hành cổ phiếu và niêm yết.

Xét chung lại, về mặt văn hố, chính trị, xã hội Việt Nam và Trung Quốc có nhiều điểm tương đồng. Hệ thống ngân hàng của hai nước cũng có nhiều điểm giống nhau về kết cấu của 4 NHTMNN bao gồm: Ngân hàng đầu tư, Ngân hàng Nông nghiệp, Ngân hàng Công Thương, Ngân hàng Ngoại Thương. So với Trung Quốc, trong chừng mực nhất định, Việt Nam đã có bước chuẩn bị khá tương đồng với Trung Quốc (tiến hành tái cơ cấu từ năm 2000 và đã thu được những kết quả ban đầu đáng khích lệ, NHNN soạn thảo quy chế để triển khai thí điểm phân loại nợ theo chuẩn mực quốc tế và nâng cao tính minh bạch của các NHTMNN)

Đối với Việt Nam, Nhà nước quyết định tiến hành thí điểm cổ phần hoá ngân hàng thương mại Vietcombank vào cuối năm 2007, sau đó là ngân hàng Cơng Thương Vietinbank năm 2009 và hiện nay kế hoạch cổ phần hoá ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam đang được xem xét. Qua hơn 2 năm hoạt động sau cổ phần hoá, thực trạng hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam tính đến thời điểm này sẽ là những kinh

nghiệm và bài học cho các ngân hàng thương mại nhà nước Việt Nam tiến hành cổ phần hoá sau. Dựa trên những kinh nghiệm của các nước đi trước, thêm vào nét riêng ở thị trường Việt Nam được phân tích trong hoạt động của Ngân hàng Vietcombank những năm sau cổ phần hoá sau đây sẽ mang lại cái nhìn tổng quan nhất, chung nhất nhằm đưa ra các giải pháp hiệu quả để nâng cao chất lượng hoạt động kinh doanh của mỗi ngân hàng thương mại cổ phần nhà nước trong tương lai.

CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG NGOẠI THƢƠNG SAU

CỔ PHẦN HOÁ

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp: Phát triển hoạt động kinh doanh cho các ngân hàng thương mại nhà nước sau cổ phần hoá - lấy Vietcombank làm điểm nghiên cứu (Trang 39 - 42)