Một số hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp: Phát triển hoạt động kinh doanh cho các ngân hàng thương mại nhà nước sau cổ phần hoá - lấy Vietcombank làm điểm nghiên cứu (Trang 64 - 69)

I. Thực trạng phát triển hoạt động kinh doanh của các NHTM

1.4. Một số hạn chế và nguyên nhân

1.4.1 Một số hạn chế

Như đã phân tích ở trên, doanh thu, lợi nhuận và các chỉ số sinh lời của Ngân hàng Ngoại Thương qua các năm đều tăng lên đáng kể, song bên cạnh đó cũng tồn tại những mặt hạn chế nhất định.

Hạn chế trong hoạt động huy động vốn

Tổng nguồn vốn tăng trưởng qua các năm, song về cơ bản những năm gần với cổ phần hố (2006, 2007) thì tổng số vốn huy động được có mức tăng trưởng lại thấp hơn trung bình ngành và chưa đạt chỉ tiêu đề ra. Nếu như năm 2007, kế hoạch đề ra là 15% nhưng thực tế chỉ ở mức 14,1%. Trong cơ cấu huy động thì huy động từ ngoại tệ cịn chưa được đẩy mạnh, đặc biệt là từ dân cư. Tốc độ tăng trưởng huy động về ngoại tệ chỉ đạt gần 9%, thấp hơn trung bình ngành mặc dù Vietcombank là ngân hàng thiên về các dịch vụ đối với những hoạt động quốc tế.

Trong những năm 2003 – 2005, tiền gửi trong cơ cấu huy động vốn của Ngân hàng Ngoại Thương là rất lớn, chiếm một tỷ trọng đáng kể. Song những năm 2006, 2007 lượng tiền gửi bắt đầu có dấu hiệu giảm. Thị phần huy động vốn từ thị trường I do đó cũng giảm đi từ 20% xuống cịn 17% so với tồn ngành.

Hạn chế trong hoạt động sử dụng vốn

- Hoạt động tín dụng:

Tốc độ tăng trưởng tín dụng trong thời gian từ năm 2003 – 2007 mặc dù có gia tăng song vẫn cịn thấp. Thị phần tín dụng tính cho năm 2007 chỉ chiếm 9,2% so với cả nước. Con số tăng trưởng qua các năm có xu hướng giảm dần, thêm vào đó tăng trưởng tín dụng đi kèm với rủi ro tín dụng. Trong cơ cấu nợ của 2007, nợ nhóm 1 chiếm 95,1%, nợ nhóm 2 là 1,5% và nợ xấu (từ nhóm 3 đến nhóm 5) là 3,4% cao hơn tỷ lệ này ở cuối năm 2006 (2,28%). Nhìn vào cơ cấu của tín dụng Vietcombank, ta thấy được hướng tập trung của Ngân hàng là vào các khách hàng lớn mà chưa có sự phân tán rủi ro thơng qua đa dạng hố đối tượng khách hàng. Đối với các khách hàng là những doanh nghiệp vừa và nhỏ thì sản phẩm tín dụng cịn đơn điệu nên chưa thu hút được phân khúc thị trường tiềm năng này. Vậy nên, thị phần tín dụng ở 5 năm hoạt động từ 2003 - 2007 là 9%, một con số khá khiêm tốn so với tiềm năng và quy mơ của Ngân hàng. Thêm vào đó, hoạt động cho vay bán lẻ chưa thực sự được chú trọng trong giai đoạn này nên còn bị hạn chế. Cơ sở dữ liệu và thơng tin tín dụng chưa đầy đủ, chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý.

- Hoạt động đầu tƣ

Theo quy định của Nhà nước về tỷ lệ an toàn vốn, tỷ lệ vốn Ngân hàng Ngoại Thương được phép đầu tư là 40% vốn điều lệ và quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ. Tuy nhiên trên thực tế tại thời điểm 2007 thì hoạt động đầu tư của Vietcombank chiếm 35,61% tổng vốn điều lệ và quỹ dự trữ bổ sung vốn điều

không đủ đáp ứng cho việc đầu tư vào các dự án mới phát sinh. Mặt khác, hoạt động của các công ty con và liên doanh dù đã có lợi nhuận song chưa đáng kể và chỉ chiếm một phần nhỏ của toàn hệ thống.

Dịch vụ trung gian

Thị phần thanh toán quốc tế của Ngân hàng Ngoại Thương liên tục giảm trong những năm qua (năm 2005 là 30% trong khi năm 2006 chỉ là 27% và tụt xuống còn 24,1% trong tổng thị phần cả nước).

Thẻ được coi là thế mạnh của Ngân hàng Ngoại Thương, cùng với những con số tăng trưởng ấn tượng thì các năm tiền cổ phần hoá, số lượng thẻ phát hành bắt đầu có xu hướng giảm. Cơng tác quảng bá và marketing để phát triển dịch vụ thể còn hạn chế so với các ngân hàng thương mại cạnh tranh khác.

Những hạn chế trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Ngoại Thương những năm 2003 – 2007 đã khiến cho kết quả kinh doanh của ngân hàng không tăng trưởng cao như quy mơ của nó. Tốc độ tăng trưởng lợi nhuận trước thuế giảm dần. Nếu so với 2005, 2006 có mức tăng là 121% thì sang năm 2007, con số này chỉ là 0,008% so với 2006. Lợi nhuận sau thuế giảm khiến cho các chỉ số tài chính ROE, ROA giảm theo. Lý giả cho sự sụt giảm này chính là ở sự tăng lên của chi phí hoạt động. Chi phí hoạt động năm 2007 đã tăng lên khoảng 52% nếu so với cuối năm 2006 trong khi mức tăng của lợi nhuận lại thấp hơn (28,5%) nên lợi nhuận trước thuế giảm gần 20% so với năm 2006.

1.4.2. Các nguyên nhân

Nguyên nhân khách quan

- Các quy định của Nhà nước và Ngân hàng Nhà nước về hoạt động kinh doanh của NHTM qua các năm thường được điều chỉnh và thay đổi. Sự bất ổn định này khiến cho việc quản lý và hoạt động của các ngân hàng gặp một số khó khăn nhất định. Do chính sách chưa thực sự linh hoạt và kịp thời

của Ngân hàng Nhà nước đã phần nào làm giảm đi tính tự củ và năng động trong phát triển kinh doanh của các ngân hàng thương mại.

- Tiềm lực tài chính hạn chế: Để có thể chủ động trong các kế hoạch kinh doanh và phát triển các hoạt động ngân hàng thì Vietcombank cần phải tăng vốn tự có lên rất nhiều lần nữa. Tuy nhiên, với việc Nhà nước là chủ sở hữu duy nhất của Ngân hàng Ngoại Thương thì việc bổ sung vốn tự có nhằm đáp ứng sự phát triển ngày càng cao của Vietcombank thì vơ cùng khó. Ngân sách nhà nước sẽ khơng thể cùng một lúc có thể phân bổ cho rất nhiều ngân hàng khác trong đó Nhà nước có tư cách là độc sở hữu. Việc thiếu hụt vốn đã làm giảm đi đáng kể tiềm năng hoạt động của Ngân hàng Ngoại Thương trong thời gian qua.

- Áp lực cạnh tranh ngày càng gay gắt: Theo thời gian, việc tham gia vào thị trường tài chính của các thành viên mới sẽ vô cùng sôi động. Các công ty từng là khách hàng lớn của Vietcombank đã và đang thành lập ngân hàng, cơng ty tài chính cho riêng mình. Cùng với nó là việc thành lập ồ ạt của nhiều ngân hàng mới được sự phê duyệt của Ngân hàng Nhà nước cũng làm tăng áp lực cạnh tranh cho Ngân hàng Ngoại Thương trong những năm tiền cổ phần hoá như: Ngân hàng Bảo Việt, Ngân hàng Dầu khí, Ngân hàng Liên Việt,... Ngoài ra, sự gia nhập thị trường Việt Nam của các ngân hàng nước ngoài sẽ thực sự đáng lo ngại khi Việt Nam chính thức mở cửa thị trường tài chính khi đã là thành viên chính thức của WTO. Không những cạnh tranh về thị phần mà hiện tượng "chảy máu chất xám" từ ngân hàng trong nước sang ngân hàng nước ngoài cũng trở nên phổ biến. Đứng trước những áp lực như trên, Vietcombank những năm 2003 đến 2007 đã chuyển hướng phát triển sang đầu tư và tín dụng tiêu dùng khi mà các thị trường truyền thống có xu hướng bị thu hẹp. Tuy nhiên, mới bước đầu nên trong hai lĩnh vực hoạt động này, Ngân hàng Ngoại Thương chưa thực sự thành cơng khi dư nợ tiêu dùng cịn chiếm một phần trăm rất nhỏ trong tổng dư nợ cho vay của toàn hệ thống.

Nguyên nhân chủ quan

Trên đây là các nguyên nhân khách quan cần xem xét. Song bên cạnh các nguyên nhân khách quan từ bên ngồi thì bản thân Ngân hàng Ngoại Thương trong thực thi các hoạt động kinh doanh sản phẩm và dịch vụ cũng còn tồn tại một số hạn chế nhất định. Đó là:

- Ban quản trị điều hành hoạt động chưa thực sự hiệu quả:

Hiệu quả quản trị trong hoạt động kinh doanh của một tổ chức kinh tế là vô cùng quan trọng. Do Ngân hàng Ngoại Thương là một ngân hàng Nhà nước, chịu sự chi phối của Nhà nước nên quyền tự quyết của ban quản trị chưa cao. Điều này phần nào làm giảm đi tính chủ động trong kinh doanh. Đặc biệt, cơ chế quản lý và các chính sách về lương bổng cho nhân viên cũng chưa bắt kịp được với sự phát triển của thị trường nên cũng là một yếu tố hãm độ phát triển của Vietcombank trong giai đoạn từ năm 2003 – 2007.

- Hiệu quả sử dụng lao động chưa cao

Đối với hoạt động của một công ty hay một ngân hàng, chất lượng nguồn lao động là điều then chốt. Song có nguồn lực tốt chưa hẳn là hiệu quả sử dụng lao động cao. Nguồn nhân lực tại Vietcombank so với mặt bằng chung được đánh giá là tương đối chất lượng. Điều kiện xét đầu vào khá cao nếu đem so sánh với các ngân hàng khác vì trong tổng số lao động thì Đại học chiếm 80,6%. Tuy nhiên, việc sử dụng lao động còn nhiều vấn đề bất cập và chưa hợp lý. Trong quá trình tuyển dụng, các cán bộ nhân viên phải đáp ứng các yêu cầu cao về chuyên mơn, song khi được phân vào làm thì một lượng lao động có vị trí làm việc khơng tương xứng với năng lực khiến niềm đam mê cống hiến, cố gắng trong công việc giảm dần. Mặt khác, chế độ lương thưởng theo quy định của nhà nước nên chưa thu hút được các nhân tài thực sự về làm cho Ngân hàng. Điều này là nguyên nhân dẫn đến việc một số nhân viên giỏi rời bỏ Ngân hàng để đi tìm cơ hội mới tại các ngân hàng thương mại khác. Tất cả những lý do trên đã tạo nên việc sử dụng không hiệu quả nguồn

lực về con người của Vietcombank trong những năm tiền cổ phần hoá. Do vậy, tiềm năng phát triển của Ngân hàng Ngoại Thương chưa được phát huy.

- Đầu tư vào cơng nghệ cịn hạn chế

Ngân hàng Ngoại Thương là một trong những ngân hàng tiên phong của Việt Nam ứng dụng các công nghệ hiện đại vào hoạt động kinh doanh. Với những lợi thế quan trọng về lĩnh vực thanh toán xuất nhập khẩu, thanh toán thẻ,... cùng các sản phẩm dịch vụ có áp dụng khoa học cơng nghệ mới trong những năm 2003 – 2007 đã góp phần vào con số tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận của Vietcombank ở giai đoạn này. Tuy vậy, những công nghệ này so với các ngân hàng nước ngoài mới gia nhập vào thị trường Việt Nam như: ANZ, HSBC,... thì vẫn chỉ ở mức bình thường. Để có thể giữ vững được thị phần truyền thống trong tương lai cùng với việc ngăn chặn hướng suy giảm của các dịch vụ liên quan đến cơng nghệ hiện đại thì Ngân hàng Ngoại Thương nên chăng cần đầu tư hợp lý vào công nghệ hiện đại sau giai đoạn cổ phần hố. Điều này sẽ đóng góp một phần quan trọng vào sự tăng trưởng doanh số hoạt động trong những năm sau cải cách cơ cấu sở hữu.

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp: Phát triển hoạt động kinh doanh cho các ngân hàng thương mại nhà nước sau cổ phần hoá - lấy Vietcombank làm điểm nghiên cứu (Trang 64 - 69)