Thực trạng hoạt động bồi dƣỡng đội ngũ giáo viên của các trƣờng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng đội ngũ giáo viên các trường THPT huyện phù ninh – tỉnh phú thọ về năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm (Trang 64)

Mục đích của bồi dưỡng giáo viên của các trường là: Nâng cao trình độ hiện có của mỗi giáo viên, nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, đáp ứng yêu cầu của xã hội. Tùy đối tượng, hoàn cảnh và yêu cầu đặt ra mà công tác bồi dưỡng nhằm thực hiện mục tiêu cụ thể. Nhìn chung, cơng tác bồi dưỡng giáo viên nhằm thực hiện các mục tiêu sau: Bồi dưỡng để chuẩn hóa trình độ đào tạo (Bồi dưỡng chuẩn hóa); Bồi dưỡng để cập nhật kiến thức (Bồi dưỡng thường xuyên); Bồi dưỡng để dạy theo chương trình và SGK mới (Bồi dưỡng thay sách).

2.4.1. Thực trạng nội dung hoạt động bồi dưỡng đội ngũ giáo viên của các trường THPT huyện Phù Ninh về năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm trường THPT huyện Phù Ninh về năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm

Tìm hiểu nội dung bồi dưỡng đội ngũ giáo viên của các trường THPT huyện Phù Ninh về năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm, chúng tôi xin ý kiến của GV, CBQL bằng cách sử dụng câu hỏi số 7 Phụ lục 1 và 2. Kết quả thể hiện ở bảng sau:

Bảng 2.5: Thực trạng nội dung hoạt động bồi dưỡng đội ngũ GV các trường THPT huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ vềnăng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm

STT Nội dung bồi dƣỡng

Tần suất thực hiện Tổng điểm XTB Trên 3 lần Từ 1-3 lần Chƣa bao giờ SL % SL % SL %

1 Vai trò, ý nghĩa, nội dung, yêu cầu của hoạt động trải nghiệm trong trường THPT

2 2.1 47 49.0 47 49.0 147 1.53

2 Cách thức tổ chức hoạt động trải nghiệm thông qua dạy học môn học

3 3.1 38 39.6 55 57.3 140 1.46

3 Nội dung chuyên đề tích hợp về hoạt động trải nghiệm

5 5.2 36 37.5 55 57.3 142 1.48

4 Quy trình, kỹ thuật tổ chức

5 Kỹ năng lập kế hoạch tổ

chức hoạt động trải nghiệm 2 2.1 39 40.6 55 57.3 139 1.45 6 Kỹ năng tổ chức, triển

khai hoạt động trải nghiệm cho HS

5 5.2 46 47.9 45 46.9 152 1.58

7 Kỹ năng thu thập và xử lý

thông tin liên quan 6 6.3 32 33.3 58 60.4 140 1.46 8 Kỹ năng giải quyết vấn đề

và xử lý tình huống 1 1.0 34 35.4 61 63.5 132 1.38 9 Phương pháp kiểm tra,

đánh giá học sinh trước, trong và sau tổ chức hoạt động trải nghiệm

2 2.1 48 50.0 46 47.9 148 1.54

10 Kỹ năng huy động, phối hợp các lực lượng trong và ngoài trường

3 3.1 32 33.3 61 63.5 134 1.40

11 Kỹ năng bổ trợ tổ chức

hoạt động trải nghiệm 5 5.2 39 40.6 52 54.2 145 1.51 12 Các nội dung khác 2 2.1 47 49.0 47 49.0 147 1.53

Biểu đồ 2.8: Thực trạng nội dung bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho đội ngũ GV các trường THPT huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ

Kết quả khảo sát ở bảng trên thể hiện các nội dung bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho đội ngũ giáo viên được tổ chức với mức độ khác nhau: Tần suất thực hiện bồi dưỡng trên 3 lần chỉ đạt tỉ lệ dưới 7% ở tất cả các nội dung. Từ 33,3%

đến 50% giáo viên được hỏi cho biết đã được bồi dưỡng các nội dung liên quan đến tổ chức hoạt động trải nghiệm từ 1 đến 3 lần trong thời gian từ 2014 - 2017. Số giáo viên chưa tham gia bồi dưỡng chiếm tỉ lệ rất lớn, dao động từ 46,9% đến 63,5% (trong đó có 3 nội dung kỹ năng thu thập và xử lý thông tin liên quan, kỹ năng giải quyết vấn đề và xử lý tình huống, kỹ năng huy động, phối hợp các lực lượng trong và ngồi trường có tỉ lệ chưa được bồi dưỡng cao nhất trên 60% ). Như vậy phần lớn giáo viên đều chưa được tham gia bồi dưỡng thường xuyên các nội dung liên quan đến bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm, do đó trong q trình tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh còn nhiều giáo viên chưa thực sự chủ động và hiệu quả còn hạn chế.

Ở từng nội dung, tần suất và kết quả đạt được trong quá trình thực hiện bồi dưỡng giáo viên cũng khác nhau.

Các nội dung được bồi dưỡng thường xuyên và mang lại hiệu quả cao nhất là: kỹ năng tổ chức, triển khai hoạt động trải nghiệm cho HS (điểm trung bình cao nhất 1,58 và có tỉ lệ tham gia bồi dưỡng từ 1 đến 3 lần trở lên đạt 53,1%), phương pháp kiểm tra, đánh giá học sinh trước, trong và sau tổ chức hoạt động trải nghiệm; vai trò, ý nghĩa, nội dung, yêu cầu của hoạt động trải nghiệm trong trường THPT; kỹ năng bổ trợ tổ chức hoạt động trải nghiệm; quy trình, kỹ thuật tổ chức hoạt động trải nghiệm. Các nội dung này đều đạt điểm trung bình ở mức trên 1,50 và có tần suất giáo viên được bồi dưỡng trên 50%. Có thể thấy đây là những vấn đề thu hút sự quan tâm của nhiều giáo viên, trong quá trình bồi dưỡng bước đầu đã mang lại những hiệu quả nhất định.

Tuy nhiên, quá trình bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho GV các trường THPT huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ còn một số nội dung chưa được quan tâm đúng mức, hiệu quả thấp: Kỹ năng giải quyết vấn đề và xử lý tình huống (hiệu quả thấp nhất, chỉ đạt 1,38 điểm và có tới 63,5% giáo viên chưa từng tham gia tập huấn nội dung này); Kỹ năng huy động, phối hợp các lực lượng trong và ngoài trường (điểm trung bình 1,40); Kỹ năng lập kế hoạch tổ chức hoạt động trải nghiệm (điểm trung bình 1,45); Kỹ năng thu thập và xử lý thông tin liên quan. Các nội dung này thường có tỉ lệ giáo viên chưa được bồi dưỡng thường xuyên cao (trên 55%), và hiệu quả thấp (điểm trung bình dưới 1,46). Đây là những nội dung liên quan nhiều đến thực tế, cần người giáo viên có năng lực trong q trình tổ chức. Thực tế trên địa bàn huyện Phù

Ninh, hoạt động trải nghiệm tại các trường được tổ chức còn nhiều khâu thiếu đồng bộ, giáo viên thiếu kinh nghiệm. Do vậy các nội dung trên cần tiếp tục được bồi dưỡng hiệu quả hơn để trang bị cho giáo viên kiến thức toàn diện, đáp ứng yêu cầu trong tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh.

Như vậy ta thấy đa số CBQL và giáo viên đều cho rằng việc bồi dưỡng những nội dung trên trong hoạt động trải nghiệm sáng tạo tại các trường THPT đều rất ít và hạn chế, đây có lẽ khơng chỉ riêng ở các trường THPT trong huyện Phù Ninh. Để giải quyết tình trạng này cần nhiều thời gian và cần một sự đổi mới mạnh mẽ, sâu rộng hơn nữa trong ngành giáo dục, trong công tác bồi dưỡng và quản lý hoạt động bồi dưỡng đội ngũ giáo viên về năng lực tổ chức các hoạt động trải nghiệm.

2.4.2. Thực trạng hình thức bồi dưỡng đội ngũ giáo viên của các trường THPT huyện Phù Ninh về năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm

Tìm hiểu thực trạng về hình thức bồi dưỡng đội ngũ giáo viên của các trường THPT huyện Phù Ninh về năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm, chúng tôi xin ý kiến đánh giá của GV, CBQL bằng cách sử dụng câu hỏi 6 Phụ lục 1 và 2 Kết quả thể hiện ở bảng sau:

Bảng 2.6: Thực trạng hình thức bồi dưỡng đội ngũ giáo viên của các trường THPT huyện Phù Ninh về năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm

STT Hình thức bồi dƣỡng Tần suất thực hiện Tổng điểm XTB Thứ bậc Thƣờng xuyên Thỉnh thoảng Chƣa bao giờ SL % SL % SL %

1 Thông qua lớp bồi dưỡng, tập

huấn chuyên môn giáo viên 5 5.2 41 42.7 50 52.1 147 1.53 5 2 Thông qua tập huấn Đổi

mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học

4 4.2 32 33.3 60 62.5 136 1.42 6

3 Lớp tập huấn, bồi dưỡng chuyên đề về tổ chức hoạt động trải nghiệm

6 6.3 27 28.1 63 65.6 135 1.41 7

4 Học tập thực tế, tham gia tổ

5 Bồi dưỡng qua sinh hoạt tổ,

nhóm chun mơn tại trường 4 4.2 44 45.8 48 50.0 148 1.54 4 6 Bồi dưỡng qua hoạt động

Đoàn thể của cụm trường 7 7.3 55 57.3 34 35.4 165 1.72 2 7 Giao lưu, chia sẻ kinh

nghiệm về tổ chức hoạt động trải nghiệm giữa các trường trong huyện, trong tỉnh.

8 8.3 54 56.3 34 35.4 166 1.73 1

8 Tự bồi dưỡng qua nghiên cứu tài liệu, mạng internet,...

3 3.1 29 30.2 64 66.7 131 1.36 8

9 Hình thức khác ………… 0 0 0

Biểu đồ 2.9: Thực trạng hình thức bồi dưỡng đội ngũ giáo viên của các trường THPT huyện Phù Ninh về năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm

Kết quả khảo sát ở bảng trên cho thấy trên địa bàn huyện Phù Ninh đã bồi dưỡng giáo viên về năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm với nhiều hình thức khác nhau, ở mỗi cấp quản lí các hình thức này sẽ mang lại những hiệu quả riêng.

Trên phạm vi toàn huyện, hình thức bồi dưỡng qua hoạt động Đoàn th của cụm trường; Giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm về tổ chức hoạt động trải nghiệm giữa

các trường trong huyện, trong tỉnh mang lại hiệu quả cao nhất (đạt điểm trung bình

trên 1,72 có tới 74,6% giáo viên được bồi dưỡng từ 1 lần trở lên). Đây là hoạt động thu hút sự tham gia của tất cả các trường trong huyện. Hoạt động trải nghiệm sáng tạo đã được các cụm trường tổ chức thông qua các chương trình sinh hoạt chủ điểm: 20/11, 26/3 với các hoạt động giao lưu văn hóa, văn nghệ, thể thao: Thi hát dân ca, Thi tài trí học đường, thi “Đối mặt” thi tìm hiểu luật an tồn giao thơng, Rung chuông vàng, thi cán bộ đồn trên q hương đất tổ, giải bóng đá nam cho học sinh…Thơng qua đó mỗi CBQL và giáo viên đều có cơ hội giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm và học hỏi lẫn nhau trong quá trình tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo.

Đối với từng trƣờng: Từ quan niệm bồi dưỡng giáo viên tương đương với đào

tạo tiếp tục, các trường THPT trong huyện Phù Ninh đã áp dụng nhiều hình thức bồi dưỡng giáo viên khác nhau, nhưng phổ biến là những phương thức sau:

Thông qua lớp bồi dưỡng, tập huấn chuyên môn giáo viên (bồi dưỡng tập trung, định kỳ): Bồi dưỡng theo khóa dài ngày hay theo từng đợt ngắn ngày tại các cơ sở đào tạo hay cơ sở bồi dưỡng giáo viên; giúp cho giáo viên vượt qua những lạc hậu về tri thức do không được cập nhật thường xuyên.

Bồi dưỡng qua sinh hoạt tổ, nhóm chun mơn tại trường (Bồi dưỡng tại chỗ): Tức là tổ chức bồi dưỡng ngay tại trường mà giáo viên đang công tác, giáo viên tự học là chủ yếu, dựa vào các tài liệu in và tài liệu nghe nhìn do Bộ GD&ĐT tổ chức biên soạn, kết hợp với thảo luận, dự giờ rút kinh nghiệm qua thực tiễn giảng dạy theo tổ, nhóm, trường hoặc cụm trường.

Tự bồi dưỡng qua nghiên cứu tài liệu, mạng internet (Bồi dưỡng từ xa): Thông qua các phương tiện, công nghệ thông tin để hỗ trợ bồi dưỡng tại chỗ.

Bồi dưỡng qua hoạt động Đoàn thể của cụm trường: Giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm về tổ chức hoạt động trải nghiệm giữa các trường trong huyện, trong tỉnh từ đó nâng cao năng lực tổ chức hoạt động, chuyên mơn nghiệp vụ cho giáo viên.

Trong mỗi loại hình bồi dưỡng thường có sự kết hợp giữa các phương thức trên. Bồi dưỡng chuẩn hóa và nâng chuẩn thì tập trung là chủ yếu. Bồi dưỡng thường xuyên, thay sách thì phương thức bồi dưỡng tại chỗ là then chốt. Hiện nay, công nghệ thông tin phát triển mạnh mẽ thì phương thức bồi dưỡng từ xa đóng vai trị ngày càng quan trọng.

Nghiên cứu các bản lưu sau hoạt động, hồ sơ sinh hoạt chuyên môn của các trường cho thấy mỗi trường lại có một thế mạnh khác nhau trong bồi dưỡng năng lực tổ chức trải nghiệm cho giáo viên. Tại THPT Tử Đà, hình thức học tập thực tế, tham

gia tổ chức hoạt động trải nghiệm được giáo viên đánh giá cao với điểm trung bình

trên 1,6 và có 70% giáo viên được hỏi đã từng được tham gia tập huấn từ 1 lần trở lên. Thực tế trường đã tổ chức nhiều chuyến học tập thực tế, trải nghiệm sáng tạo đạt được nhiều kết quả tốt: Thăm làng văn hóa các dân tộc Việt Nam, thăm khu di tích Tân Trào, trải nghiệm hành trình Tây Bắc… Trao đổi với Hiệu trưởng, chúng tôi được biết, nhà trường rất quan tâm bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên chủ nhiệm về nội dung này. Đối với THPT Phù Ninh, bồi dưỡng qua sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn tại trường

được coi là thế mạnh trong bồi dưỡng năng lực tổ chức trải nghiệm cho giáo viên, cụ thể có 52% giáo viên đã được bồi dưỡng từ 1 đến 3 lần trở lên, hiệu quả khá cao (đạt trên 1,54 điểm). Ở trường THPT Trung Giáp việc bồi dưỡng được tiến hành chủ yếu qua các lớp tập huấn, bồi dưỡng chuyên đề về tổ chức hoạt động trải nghiệm, có 53% giáo viên được hỏi đã tham gia bồi dưỡng từ 1 lần trở lên.

Từ các kết quả trên cho thấy lãnh đạo, giáo viên các trường THPT trong huyện Phù Ninh luôn ý thức được vai trò và tầm quan trọng của việc bồi dưỡng giáo viên hàng năm qua nhiều hình thức, vì vậy lãnh đạo các trường luôn quan tâm và dành thời gian hợp lý đ cho giáo viên, nhân viên tham gia bồi dưỡng nhằm nâng cao trình độ cho đội ngũ.

Trong phạm vi từng trường, mỗi tổ chuyên môn lại quan tâm đến một hình

thức khác nhau để bồi dưỡng cho giáo viên. Hình thức bồi dưỡng qua sinh hoạt tổ, nhóm chun mơn tại trường được các tổ được đánh giá cao. Các nội dung liên quan

đến hoạt động trải nghiệm sáng tạo được CBQL đưa vào các buổi sinh hoạt tổ, nhóm theo chuyên đề để cùng trao đổi, nâng cao năng lực cho giáo viên. Ngồi ra hình thức

tập huấn Đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học cũng được các tổ chuyên

môn sử dụng để lồng ghép các nội dung liên quan đến bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo.

Với mỗi giáo viên: trong quá trình tự học, tự bồi dưỡng lại quan tâm đến một

khảo sát, có 70% giáo viên trẻ (độ tuổi dưới 40) chọn hình thức học tập thực tế, tham

gia tổ chức hoạt động trải nghiệm và tự bồi dưỡng qua nghiên cứu tài liệu, mạng

internet,... Nhóm giáo viên này cho rằng các hình thức trên phù hợp với khả năng của

mình tổ chức trải nghiệm thực tế và nhanh chóng cập nhật các thông tin trên trang mạng, tài liệu mới. Trong khi đó các hình thức trên lại ít được các giáo viên có nhiều năm kinh nghiệm quan tâm. Có 63% giáo viên từ 40 tuổi trở lên quan tâm nhiều đến việc bồi dưỡng thông qua lớp bồi dưỡng, tập huấn chuyên môn giáo viên và lớp tập

huấn, bồi dưỡng chuyên đề về tổ chức hoạt động trải nghiệm (trong đó tần suất bồi

dưỡng thường xuyên đạt 4,2%, thỉnh thoảng 33,3%, chưa bao giờ được bồi dưỡng là 62,5%). Các hình thức bồi dưỡng này được nhóm giáo viên nhiều kinh nghiệm lựa chọn vì thơng qua các lớp tập huấn bồi dưỡng chun đề họ có thể chia sẻ kinh nghiệm của mình cho các giáo viên trẻ hơn, đồng thời cập nhật những thông tin, xu hướng mới trong việc tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo.

Như vậy vấn đề bồi dưỡng đội ngũ giáo viên của các trường THPT huyện Phù Ninh về năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm đã được tiến hành với nhiều hình thức, bước đầu đã đạt được nhiều kết quả tốt nhưng kết quả khảo sát cũng cho thấy ở tất cả các hình thức tỉ lệ bồi dưỡng thường xun cịn rất thấp đạt dưới 8,3% ( hình thức tự bồi dưỡng qua nghiên cứu tài liệu, mạng internet,... có mức độ bồi dưỡng thường xuyên thấp nhất, chỉ đạt 3,1%), tần suất thực hiện ở mức độ thỉnh thoảng bồi dưỡng dao động trong khoảng tỉ lệ 32,2% đến 58,3%. Ở mức độ chưa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng đội ngũ giáo viên các trường THPT huyện phù ninh – tỉnh phú thọ về năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm (Trang 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)