Thực trạng kiểm tra, đánh giá hoạt động bồi dưỡng đội ngũ giáo viên của

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng đội ngũ giáo viên các trường THPT huyện phù ninh – tỉnh phú thọ về năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm (Trang 80 - 82)

2.5. Thực trạng quản lí hoạt động bồi dưỡng đội ngũ giáo viên của các trường

2.5.3. Thực trạng kiểm tra, đánh giá hoạt động bồi dưỡng đội ngũ giáo viên của

Để tìm hiểu thực trạng kiểm tra, đánh giá hoạt động bồi dưỡng đội ngũ giáo viên của các trường THPT huyện Phù Ninh về năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm,

chúng tôi xin ý kiến đánh giá của GV, CBQL bằng câu hỏi số 11 Phụ lục 1 và 2. Kết quả thể hiện ở bảng sau:

STT Nội dung thực hiện

Mức độ thực hiện Tổng điểm XTB Thứ bậc Tốt Chƣa tốt Chƣa thực hiện SL % SL % SL %

1 Quán triệt nghiêm túc mục đích và yêu cầu của công tác kiếm tra, đánh giá hoạt động bồi dưỡng giáo viên về năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm

9 9.4 47 49.0 40 41.7 161 1.68 1

2 Xây dựng tiêu chí, tiêu chuẩn kiểm tra, đánh giá công tác bồi dưỡng giáo viên về năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm

4 4.2 45 46.9 47 49.0 149 1.55 5

3 Xác định nội dung và thống nhất các chuẩn trong đánh giá năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm của giáo viên trước, trong và sau hoạt động bồi dưỡng 6 6.3 39 40.6 51 53.1 147 1.53 6 4 Lựa chọn, phối hợp các hình thức kiểm tra, đánh giá phù hợp 6 6.3 43 44.8 47 49.0 151 1.57 3

5 Chỉ đạo và thực hiện nghiêm túc công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động bồi dưỡng giáo viên về năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm

8 8.3 41 42.7 47 49.0 153 1.59 2

6 Công khai kết quả kiểm tra, đánh giá hoạt động bồi dưỡng, làm cơ sở rút kinh nghiệm làm tốt các hoạt động bồi dưỡng tiếp sau

3 3.1 48 50.0 45 46.9 150 1.56 4

7 Các nội dung khác: ……

Qua khảo sát của tác giả luận văn hiện nay kiểm tra, đánh giá hiệu quả hoạt động bồi dưỡng GV về năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo của các trường về cơ bản đã quán triệt nghiêm túc mục đích, u cầu của cơng tác kiểm tra đánh giá hoạt động bồi dưỡng (xếp thứ 1); tuy nhiên chưa thống nhất về nội dung, các chuẩn trong đánh giá năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm của GV trước, trong và sau hoạt động bồi dưỡng (xếp thứ 6 với 1.53 điểm). Có ý kiến của nhiều CBQL và GV đánh giá thấp nội dung xây dựng tiêu chí, tiêu chuẩn kiểm tra, đánh giá công tác bồi dưỡng giáo viên về năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm với 1.55 điểm (xếp thứ 5).

Từ minh chứng trên cho thấy, các trường THPT trên địa bàn huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ đã từng bước triển khai công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động bồi dưỡng giáo viên về năng lực tổ chức hoạt động sáng tạo song vẫn chưa sát sao và chưa mang lại hiệu quả thực sự. Chính vì vậy Sở GD&ĐT cũng như các trường THPT cần xây dựng một bộ tiêu chí đánh giá riêng dành cho công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động bồi dưỡng; từ đó người thực hiện mới có mốc chuẩn để bám theo khi thực hiện và người quản lí mới có cơ sở để kiểm tra, đánh giá đúng thực tế, mang lại hiệu quả thiết thực trong công tác giáo dục.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng đội ngũ giáo viên các trường THPT huyện phù ninh – tỉnh phú thọ về năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm (Trang 80 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)