Tính khả thi của 6 biện pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng đội ngũ giáo viên các trường THPT huyện phù ninh – tỉnh phú thọ về năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm (Trang 108 - 129)

Kết luận chƣơng 3

Như vậy chúng ta có thể thấy chất lượng đội ngũ GV đóng vai trị vơ cùng quan trọng trong các nhà trường nói chung và trong các trường THPT nói riêng. Để nâng cao được chất lượng đội ngũ thì vấn đề QL hoạt động bồi dưỡng GV, đặc biệt là QL bồi dưỡng GV về năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm ở các trường THPT huyện Phù Ninh - tỉnh Phú Thọ là nhiệm vụ rất quan trọng của mỗi nhà trường và của các cơ quan QL giáo dục, mà trực tiếp là Sở GD&ĐT Phú Thọ. Xuất phát từ cơ sở lý luận và thực trạng trình độ, năng lực của đội ngũ GV các trường THPT trong huyện, tác giả đề xuất 6 biện pháp QL hoạt động bồi dưỡng GV các trường THPT huyện Phù Ninh - tỉnh Phú Thọ về năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm.

Chất lượng đội ngũ GV đóng vai trị vơ cùng quan trọng trong các nhà trường nói chung và trong các trường THPT nói riêng. Để nâng cao được chất lượng đội ngũ thì vấn đề QL hoạt động bồi dưỡng GV, đặc biệt là QL bồi dưỡng GV về năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm ở các trường THPT huyện Phù Ninh - tỉnh Phú Thọ là nhiệm vụ rất quan trọng của mỗi nhà trường và của các cơ quan QL giáo dục, mà trực tiếp là Sở GD&ĐT Phú Thọ. Xuất phát từ cơ sở lý luận và thực trạng trình độ, năng lực của đội ngũ GV các trường THPT trong huyện, tác giả đề xuất 6 biện pháp QL hoạt động bồi dưỡng GV các trường THPT huyện Phù Ninh - tỉnh Phú Thọ về năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm đó là: 1. Tổ chức nâng cao nhận thức cho đội ngũ giáo viên về tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh THPT; 2. Tổ chức đánh giá thực trạng nhu cầu và năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm của đội ngũ giáo viên nhà trường; 3. Xây dựng kế hoạch, lộ trình bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho đội ngũ giáo viên nhà trường đáp ứng đổi mới giáo dục phổ thông hiện nay; 4. Chỉ đạo đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức bồi dưỡng giáo viên về năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm; 5. Xây dựng môi trường hỗ trợ, hợp tác giữa các giáo viên và khuyến khích GV tự bồi dưỡng phát triển năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm; 6. Tổ chức giám sát, đánh giá hiệu quả của hoạt động bồi dưỡng đội ngũ giáo viên nhà trường về năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

1. Kết luận

1.1 . Về lý luận

Năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm được xác định là năng lực thành phần, là bộ phận cấu thành năng lực sư phạm của người giáo viên. Phát triển nghề nghiệp liên tục đòi hỏi giáo viên không ngừng rèn luyện và phát triển năng lực sư phạm, trong đó có năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm.

Quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho giáo viên là một nội dung trong quản lý và phát triển đội ngũ giáo viên ở trường THPT. Nội dung quản lý bao gồm: Khảo sát nhu cầu, đánh giá năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm của đội ngũ giáo viên; Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng giáo viên THPT về năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm; Tổ chức thực hiện kế hoạch bồi dưỡng giáo viên THPT về năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm; Chỉ đạo việc tổ chức thực hiện kế hoạch bồi dưỡng giáo viên THPT về năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm; Kiểm tra, đánh giá hoạt động bồi dưỡng giáo viên THPT theo mục tiêu phát triển năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm.

1.2 . Về thực trạng

Thực trạng quản lý hoạt động bồi dưỡng đội ngũ giáo viên của các trường THPT huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ về năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho thấy:

- Nhận thức của một số cán bộ quản lý giáo dục và giáo viên ở các nhà trường chưa nhận thức đầy đủ về hoạt động trải nghiệm và tổ chức hoạt động trải nghiệm trong ở trường THPT; chưa thật sự chủ động, tích cực trong đổi mới phương pháp giáo dục học sinh thông qua trải nghiệm.

- Việc xây dựng kế hoạch, chương trình, nội dung, hình thức bồi dưỡng tổ chức HĐTNST cho giáo viên chưa thống nhất giữa các nhà trường; dẫn đến chất lượng tổ chức các HĐTN cho học sinh chưa cao.

- Cơ sở vật chất, công cụ thiết bị hỗ trợ cho quá trình bồi dưỡng tổ chức HĐTNST cho giáo viên tuy là có nhưng chưa đồng bộ, chất lượng không tốt, đặc biệt là các thiết bị phục vụ cho cơng tác thực hành cịn thiếu, kinh phí dành cho việc bồi dưỡng còn hạn chế nên các hoạt động trải nghiệm ở mơi trường xã hội bên ngồi chưa được đầu tư.

- Cơng tác xã hội hóa giáo dục, kêu gọi sự quan tâm đầu tư cho các hoạt động giáo dục nói chung và hoạt động trải nghiệm của học sinh nói riêng chưa đạt hiệu quả cao.

Nguyên nhân hạn chế:

- Công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức về vị trí vai trị, ý nghĩa của việc tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo và quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh tới các lực lượng giáo dục cịn mang tính hình thức, chủ yếu dưới dạng triển khai công việc, chưa cụ thể hóa được tầm quan trọng của công tác hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong các trường THPT hiện nay.

- Công tác bồi dưỡng đội ngũ chưa chuyên sâu tới từng nhóm đối tượng nên chưa phát huy hết được năng lực của từng cá nhân. Hầu hết các đợt tập huấn bồi dưỡng mới chỉ dừng ở mức độ đại trà, đồng loạt.

- Việc xây dựng kế hoạch, phân công trách nhiệm của các lực lượng giáo dục chưa có quy định trách nhiệm rõ người rõ việc cho từng cá nhân, bộ phận hoặc tổ chức. Các nhà trường chưa có biện pháp kích thích đội ngũ giáo viên nhiệt tình tham gia các hoạt động trải nghiệm sáng tạo, dẫn đến các hoạt động trải nghiệm sáng tạo chỉ làm cho đủ, chưa có tính hiệu quả. Hơn nữa, nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh THPT chưa phong phú, hấp dẫn.

Công tác kiểm tra, đánh giá cịn nhiều hạn chế; Cơng tác phối hợp giữa các lực lượng giáo dục, lực lượng bên ngồi nhà trường thiếu tính chặt chẽ,…

1.3. Đề xuất một số biện pháp quản lý

Dựa trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn về hoạt động bồi dưỡng GV, với quan điểm phát triển đề tài luận văn đề xuất các biện pháp QL hoạt động bồi dưỡng GV các trường THPT huyện Phù Ninh - Tỉnh Phú Thọ về năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm.

Tác giả đề xuất 6 biện pháp sau: 1.Tổ chức nâng cao nhận thức cho đội ngũ giáo viên về tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh THPT; 2. Tổ chức đánh giá thực trạng nhu cầu và năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm của đội ngũ giáo viên nhà trường; 3. Xây dựng kế hoạch, lộ trình bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho đội ngũ giáo viên nhà trường đáp ứng đổi mới giáo dục phổ thông hiện nay; 4. Chỉ đạo đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức bồi dưỡng giáo viên về năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm; 5. Xây dựng môi trường hỗ trợ, hợp tác giữa

các giáo viên và khuyến khích GV tự bồi dưỡng phát triển năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm; 6. Tổ chức giám sát, đánh giá hiệu quả của hoạt động bồi dưỡng đội ngũ giáo viên nhà trường về năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm.

2. Khuyến nghị

2.1. Đối với Sở GD&ĐT

Tham mưu tích cực với UBND Tỉnh tạo cơ chế, chính sách về tài chính, hành chính... để các hoạt động bồi dưỡng GV, đặc biệt bồi dưỡng GV về năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm được thuận lợi.

Chủ động việc đổi mới QL các hoạt động bồi dưỡng GV, đặc biệt chú trọng đến bồi dưỡng GV về năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm.

Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát đối với đối với những hoạt động bồi dưỡng GV, cần ban hành một tiêu chuẩn để đánh giá GV sau bồi dưỡng, đặc biệt là sau khi bồi dưỡng về năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm.

2.2. Đối với các trường THPT huyện Phù Ninh - Tỉnh Phú Thọ

Với các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng GV về năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm, Hiệu trưởng các trường có thể vận dụng ngay tại đơn vị nhằm từng bước nâng cao chất lượng đội ngũ GV về trình độ, kiến thức, kỹ năng tổ chức hoạt động trải nghiệm. Để việc bồi dưỡng GV theo các biện pháp của tác giả đưa ra đạt hiệu quả cao, Hiệu trưởng các trường THPT cần thực hiện tốt một số yêu cầu sau:

Tăng cường tuyên truyền GD, nâng cao nhận thức của GV và cán bộ QL về yêu cầu và tính cấp thiết của việc đổi mới hoạt động bồi dưỡng GV, đặc biệt là bồi dưỡng GV về năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm.

Có kế hoạch hàng năm chú trọng việc áp dụng các biện pháp QL hoạt động bồi dưỡng GV THPT về năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm.

Tạo mọi điều kiện thuận lợi để những GV đã được tuyển chọn vào đội ngũ GV cốt cán, phát huy tốt vai trò trong việc hướng dẫn và tư vấn phát triển nghề nghiệp cho đồng nghiệp.

Động viên, khuyến khích, tạo cơ hội để GV của trường được tham gia các hoạt động bồi dưỡng, đặc biệt là bồi dưỡng về năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm nhằm phát triển nghề nghiệp bản thân.

Đối với đội ngũ GV: Cần nhận thức sâu sắc về tầm quan trọng của hoạt động trải nghiệm đối với sự phát triển toàn diện của học sinh, từ đó nỗ lực học tập và nâng cao trình độ về chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng, năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm. Phải xác định rõ nhiệm vụ và trách nhiệm của mình trong việc đào tạo ra thế hệ trẻ trong tương lai nhằm đáp ứng được nhu cầu của đất nước trong tình hình mới.

Xây dựng kế hoạch chi tiết cho các phong trào thi đua trong năm học, gắn liền với việc áp dụng việc giảng dạy bằng hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh.

Các biện pháp QL hoạt động bồi dưỡng GV các trường THPT huyện Phù Ninh có thể áp dụng linh hoạt đối với các trường THPT có điều kiện tương tự như các trường THPT trong huyện Phù Ninh về điều kiện địa lý, điều kiện môi trường và đặc điểm của đội ngũ GV.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đặng Quốc Bảo (2010), Đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục, Nxb

Giáo dục, Hà Nội.

2. Đặng Quốc Bảo (2006), Quản lý nhà nước về giáo dục, Nxb Đại học Quốc gia

Hà Nội.

3. Đặng Quốc Bảo (1999), Khoa học tổ chức và quản lý, Nxb Thống kê, Hà Nội.

4. Đặng Quốc Bảo (1997), Một số khái niệm về quản lý giáo dục, Trường CBQL-

ĐTTW1, Hà Nội.

5. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2009), hông tư số 30/2009/TT-BGDĐ ngày 22/10/2009 về việc ban hành Quy định Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở, giáo viên HP .

6. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2014), Văn bản số: 5555/BGDĐ -GDTrH, ngày 8 tháng 10

năm 2014 V/v hướng dẫn sinh hoạt chuyên môn về đổi mới phương pháp dạy học và ki m tra, đánh giá; tổ chức và quản lí các hoạt động chun mơn của trường trung học/trung tâm giáo dục thường xuyên..

7. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2017), Chương trình giáo dục phổ thơng Chương trình

tổng th , tháng 7 năm 2017, https://www.moet.gov.vn/tintuc/Pages/tin-tong-

hop.aspx?ItemID=4944 ngày 28/7/2017.

8. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2014), Kỷ yếu hội thảo Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh phổ thơng và mơ hình trường Phổ thơng gắn với sản xuất, kinh doanh tại địa phương, Tuyên Quang 29-30/9/2014.

9. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2015), Tài liệu tập huấn kỹ năng xây dựng và tổ chức

các hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong trường học, Hà Nội.

10. Bônđƣrep N. L (1982), “Chuẩn bị cho sinh viên làm công tác giáo dục ở trường phổ

thông”, Nxb Thống kê, Hà Nội

11. Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2015), Đại cương khoa học quản lý,

Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội.

12. Bùi Ngọc Diệp (2015), Hình thức tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo

13. Vũ Dũng (Chủ biên), (2000), Từ đi n Tâm lý học, Nxb Khoa học xã hội.

14. Đảng Cộng Sản Việt Nam (2013), Văn kiện Hội nghị lần thứ 8 - BCH W Đảng

khóa XI, Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội.

15. Vũ Cao Đàm (2007), Phương pháp nghiên cứu khoa học, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội.

16. Nguyễn Mậu Đức, Nguyễn Thị Hằng, Nguyễn Quang Linh (2016), Kĩ năng xây

dựng và tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong trường trung học, Tài

liệu chuyên đề bồi dưỡng giáo viên, Nxb Đại học Sư phạm.

17. Phạm Minh Hạc (2001), Về phát tri n toàn diện con người thời kỳ cơng nghiệp hố, hiện đại hố, NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội.

18. Phạm Minh Hạc (1990), âm lý học năng lực - cơ sở lý luận của việc đào tạo học

sinh năng khiếu, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.

19. Harold Koontz, Cyril Odounell, Heninz Weirch (1994), Những vấn đề cốt yếu của quản lý, Nxb Khoa học kỹ thuật.

20. Lê Thị Phƣơng Hoa (2016), Năng lực nghiệp vụ sư phạm của giảng viên sư phạm,

Nxb Đại học Thái Nguyên.

21. Nguyễn Thị Thu Hoài (2014), Tổ chức hoạt động giáo dục trải nghiệm sáng tạo

giải pháp phát huy năng lực người học, Kỷ yếu Hội thảo Tổ chức hoạt động trải

nghiệm sáng tạo cho học sinh phổ thông – Trường Đại học sư phạm Hà Nội.

22. Nguyễn Thúy Hồng, Đinh Thị Kim Thoa, Nguyễn Văn Hiên (2017), “Kĩ năng

xây dựng và tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong trường ti u học”,

Nxb Đại học Sư phạm.

23. Hội đồng Quốc gia chỉ đạo biên soạn Từ điển Bách khoa Việt Nam (2005), Từ

điển Bách khoa Việt Nam 4 T-Z, Nxb Từ điển Bách khoa Việt Nam, Hà Nội.

24. Bùi Hiền (chủ biên), Vũ Văn Tảo, Nguyễn Văn Giao, Nguyễn Hữu Quỳnh

(2015), Từ đi n Giáo dục học, Nxb Khoa học và Kỹ thuật.

25. Phạm Công Khanh (2009), “Phương pháp thiết kế công cụ đo trong khoa học giáo dục”, Đại học Sư phạm Hà Nội.

26. Trần Kiểm (2003), Khoa học quản lý nhà trường phổ thông, NXB Đại học Quốc

27. Trần Kiểm (2012), Những vấn đề cơ bản của khoa học quản lý giáo dục, NXB

Đại học sư phạm, Hà Nội.

28. Nguyễn Thị Liên (chủ biên), Nguyễn Thị Hằng, Tƣờng Duy Hải, Đào Thị

Ngọc Minh (2016), ổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong nhà trường phổ

thông, Nxb Giáo dục Việt Nam.

29. Hoàng Phê (Chủ biên), (2010), Từ điển Tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng.

30. Nguyễn Ngọc Quang (1989), Những khái niệm cơ bản về quản lý giáo dục, Tập 1, Trường Cán bộ quản lý giáo dục TW1, Hà Nội

31. Đinh Thị Kim Thoa (2015), Xây dựng chương trình hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong chương trình giáo dục phổ thông mới, Kỷ yếu Hội thảo Quốc tế, Học

viện Quản lý giáo dục, 5/2015.

32. Đinh Thị Kim Thoa, Bùi Ngọc Diệp (2014), ổ chức các hoạt động giáo dục trong trường trung học theo định hướng phát tri n năng lực học sinh, Tài liệu tập

huấn, Nxb Đại học Sư phạm.

33. Trần Anh Tuấn (2017), “Nâng cao năng lực sư phạm cho giáo viên thông qua tổ

chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo”, Nxb Giáo dục.

34. Trƣờng THPT Phù Ninh (2015), Báo cáo tổng kết năm học 2014 - 2015.

35. Trƣờng THPT Phù Ninh (2016), Báo cáo tổng kết năm học 2015 - 2016.

36. Trƣờng THPT Phù Ninh (2017), Báo cáo tổng kết năm học 2016 – 2017.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng đội ngũ giáo viên các trường THPT huyện phù ninh – tỉnh phú thọ về năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm (Trang 108 - 129)