Xây dựng kế hoạch, lộ trình bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trả

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng đội ngũ giáo viên các trường THPT huyện phù ninh – tỉnh phú thọ về năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm (Trang 93 - 97)

3.2. Một số biện pháp quản lý hoạt động bồi dƣỡng năng lực tổ chức hoạt

3.2.3. Xây dựng kế hoạch, lộ trình bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trả

động trải nghiệm cho đội ngũ giáo viên nhà trường đáp ứng đổi mới giáo dục phổ thông hiện nay

3.2.3.1. Mục tiêu biện pháp

Xây dựng kế hoạch một cách đồng bộ thống nhất từ đầu năm học tại các trường THPT trong toàn huyện, giúp cho BGH nhà trường hoàn toàn chủ động trong việc quản lý chỉ đạo thực hiện bồi dưỡng năng lực tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho giáo viên trong nhà trường; đồng thời cũng hạn chế đến mức thấp nhất những hoạt động mang tính tự phát. Bản kế hoạch cũng giúp giáo viên nhà trường chủ động, chuẩn bị các điều kiện cần thiết tham gia bồi dưỡng và tự bồi dưỡng. Từ đó, tạo ra sự thống nhất trong hoạt động của nhà trường, giúp nhà trường chuẩn bị từng bước về năng lực, điều kiện giáo viên đáp ứng những yêu cầu của việc thực hiện chương trình giáo dục hiện tại và những u cầu của chương trình giáo dục phổ thơng mới; là cơ sở để kiểm tra, đánh giá hiệu quả các hoạt động bồi dưỡng GV về năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm trong nhà trường.

3.2.3.2. Nội dung của biện pháp

- Xác lập các căn cứ cho việc lập kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ GV của nhà trường về năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm. BGH nhà trường xác định yêu cầu phát triển năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm của GV trước yêu cầu đổi mới, nhất là chuẩn bị cho việc thực hiện chương trình GD phổ thơng mới; xác định đặc điểm, trình độ năng lực liên quan của đội ngũ GV nhà trường.

- Xác định mục tiêu kế hoạch bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho giáo viên nhà trường theo lộ trình từng năm học.

- Thiết kế nội dung kế hoạch tổng thể hoạt động bồi dưỡng cho từng nhóm đối tượng giáo viên nhằm thực hiện mục tiêu theo lộ trình kế hoạch đã xác định. Nội dung kế hoạch cần xác định rõ các nhóm năng lực ưu tiên cần bồi dưỡng giáo viên; biện pháp

thực hiện; điều kiện thực hiện; dự trù kinh phí; phương thức kiểm tra, đánh giá GV trước, trong và sau bồi dưỡng.

- Tổ chức tham vấn, góp ý, hồn thiện kế hoạch tổ chức bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho GV.

3.2.3.3. Cách thức thực hiện

Hiệu trưởng nhà trường thống nhất, chỉ đạo việc lập kế hoạch, lộ trình phát triển năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho đội ngũ giáo viên. Đây là nội dung quan trọng trong phát triển năng lực đội ngũ đáp ứng yêu cầu mới.

- Tổ chức họp BGH, GV cốt cán trong trường để thống nhất, phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong việc xác định căn cứ lập kế hoạch bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho đội ngũ GV nhà trường

+ BGH nhà trường nghiên cứu hệ thống, các văn bản liên quan đến công tác phát triển đội ngũ đáp ứng yêu cầu đổi mới hiện nay; nghiên cứu cụ thể kế hoạch phát triển giáo dục từng năm học do nhà trường xây dựng và được cấp trên phê duyệt và kết quả chỉ đạo thực hiện về công tác này ở năm học trước để xác định cơ sở lập kế hoạch. BGH nhà trường cố vấn cho các hoạt động khảo sát, đánh giá thực trạng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho đội ngũ GV.

+ Chi đoàn cán bộ giảng dạy, các tổ trưởng chuyên môn khảo sát, đánh giá thực trạng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm của GV trong dạy học và trong tổ chức các hoạt động giáo dục của nhà trường theo chức năng, nhiệm vụ cụ thể.

+ Các tổ trưởng chuyên môn tổ chức cho các tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch chi tiết, cụ thể việc đánh giá giáo viên và xác định hệ thống kiến thức, kỹ năng tổ chức hoạt động trải nghiệm cần phát triển ở GV có tính đến đặc trưng, đặc thù mơn học, các loại hình trải nghiệm cần tổ chức cho học sinh trong chương trình giáo dục và dạy học của nhà trường

+ Thành lập tổ tư vấn Hiệu trưởng nhằm tổng hợp các căn cứ đánh giá.

+ Tổ chức họp Hội đồng, thống nhất các mục tiêu trước mắt và lâu dài, lộ trình các nội dung cần quan tâm trong bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho đội ngũ GV.

- Tổ chức lập dự thảo kế hoạch bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho GV nhà trường theo mục tiêu, lộ trình đã thống nhất.

- Tổ chức trình bày dự thảo kế hoạch và xin ý kiến đóng góp của các thành viên cốt cán trong nhà trường.

- Xác định rõ khung thời gian, các nội dung xin ý kiến đóng góp từ các thành viên nhà trường. Đảm bảo các ý kiến đóng góp tập trung vào những vấn đề trọng tâm, trọng điểm.

- Quán triệt các thành viên nhà trường tham gia góp ý, xây dựng kế hoạch nghiêm túc, có chất lượng.

- Tổ chức tổng hợp ý kiến đóng góp, xem xét và điều chỉnh, hồn thiện bản kế hoạch tổng thể.

- Tổ chức báo cáo với Sở GD& ĐT tỉnh Phú Thọ, trao đổi trong cụm trường của huyện và công khai bản kế hoạch với các thành viên nhà trường.

3.2.3.4. Điều kiện thực hiện

BGH đảm bảo kinh phí, điều kiện cơ sở vật chất cơ bản để phục vụ cho việc dạy học trải nghiệm như: Các trang thiết bị dạy học, đồ dùng dạy học, phịng học thực hành, thí nghiệm...

BGH tạo được sự đồng thuận trong đội ngũ GV, các tổ chuyên môn.

Nhà trường cần xây dựng mối quan hệ, tổ chức khảo sát, liên hệ trước những địa điểm, địa danh lịch sử phù hợp với từng chủ đề, loại hình trải nghiệm trong kế hoạch.

Có nguồn kinh phí dự trù để in ấn hồ sơ, điều tra và chi hỗ trợ cho giáo viên trong quá trình thực hiện.

3.2.4. Chỉ đạo đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức bồi dưỡng giáo viên về năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm

3.2.4.1. Mục tiêu biện pháp

Cung cấp, cập nhật cho giáo viên những kiến thức hiện đại, phù hợp để áp dụng vào thực tế giảng dạy, đáp ứng nhu cầu nâng cao năng lực sư phạm cho giáo viên về tổ chức các HĐTNST.

Việc đổi mới nội dung, phương pháp và hình thức bồi dưỡng sẽ tạo động lực và thu hút được tất cả giáo viên tự giác tham gia học tập.

3.2.4.2. Nội dung của biện pháp

động trải nghiệm là việc làm cần thiết, thiết thực để mỗi nhà trường lựa chọn được hình thức bồi dưỡng phù hợp với điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị, năng lực của đội ngũ GV của từng trường; từ đó nâng cao trình độ về chun mơn, nghiệp vụ sư phạm, kỹ năng tổ chức hoạt động trải nghiệm cho GV; vì thế cần tập trung:

- Xây dựng nội dung bồi dưỡng năng lực tổ chức HĐTN cho giáo viên phải gắn với nội dung kiến thức theo chương trình giáo dục THPT quy định, gắn giữa lý thuyết và thực tiễn. Nội dung bồi dưỡng: Bồi dưỡng về kiến thức chuyên môn, kĩ năng tổ chức hoạt động trải nghiệm, tập trung vào những nội dung, những phần giáo viên còn yếu, đặc biệt là kĩ năng giao nhiệm vụ học tập, kĩ năng quan sát, kĩ năng đánh giá, kĩ năng tổng hợp, kĩ năng nhận xét... đây là những khâu khơng thể thiếu trong tiến trình dạy học trải nghiệm cho học sinh.

- Đa dạng các hình thức, phương pháp bồi dưỡng phù hợp với kế hoạch hoạt động giáo dục và các nội dung bồi dưỡng của các trường THPT trong các điều kiện khác nhau.

Ở cấp trƣờng

Tăng cường thảo luận trong các tổ nhóm chun mơn xoay quanh những nội dung học tập, những tình huống được nêu nhằm thống nhất và đưa ra nội dung phù hợp cũng như để cải thiện phương pháp giảng dạy, nâng cao các kỹ năng tổ chức HĐTN cho học sinh.

Xây dựng đội ngũ cốt cán về chuyên môn ở tất cả các bộ mơn để chủ trì các buổi thảo luận và hướng dẫn các đồng nghiệp tự nghiên cứu, tự bồi dưỡng.

Ở cụm trƣờng

Tổ chức bồi dưỡng tập trung CBQL và GV nòng cốt ở các trường THPT trong tồn Tỉnh dưới sự chủ trì của Sở GD&ĐT (địa điểm tập huấn ở trường THPT có kinh nghiệm trong dạy học trải nghiệm, ví dụ như trường THPT Chuyên Hùng Vương...) nhằm xây dựng hệ thống thông tin hai chiều để đội ngũ giảng viên có thể giải đáp những thắc mắc về chuyên môn, nghiệp vụ và kỹ năng tổ chức HĐTN cho giáo viên cốt cán, sau đó về triển khai lại tại các đơn vị trường học.

3.2.4.3. Cách thức thực hiện

dựng hệ thống nội dung bồi dưỡng năng lực cho GV về tổ chức HĐTNST theo kế hoạch chương trình quy định của Bộ GD&ĐT phù hợp với đặc thù riêng của cơ sở - địa phương - điều kiện của trường lớp mình. Nội dung bồi dưỡng linh hoạt, có tính khả thi cao trong q trình thực hiện các HĐTN cho học sinh.

Các tổ nhóm chun mơn lên kế hoạch dự giờ, rút kinh nghiệm, sinh hoạt chuyên đề để GV có thể chia sẻ hiểu biết, kinh nghiệm của mình, trao đổi, học hỏi đồng nghiệp trong quá trình được bồi dưỡng và tự bồi dưỡng nâng cao chất lượng dạy học trải nghiệm.

Đồng thời lãnh đạo các trường lên kế hoạch về việc tổ chức các cuộc thi thao giảng, thi GV dạy giỏi cấp trường về dạy học trải nghiệm cho GV trong trường; kế hoạch đi học tập kinh nghiệm... một cách chi tiết, cụ thể; sau đó tham mưu với Sở GD&ĐT về việc tổ chức thi GV dạy giỏi cấp Tỉnh bằng hình thức dạy học trải nghiệm. Các cuộc thi sẽ tạo động lực và thi đua trong đội ngũ GV trong một trường và giữa đội ngũ GV giữa các trường với nhau, từ đó nâng cao được năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho GV.

3.2.4.4. Điều kiện thực hiện

BGH nhà trường cần tạo được sự hỗ trợ chuyên môn, sự phối hợp của Sở GD&ĐT, giữa các trường THPT trong địa bàn huyện với nhau một cách nhịp nhàng, khoa học.

Chuẩn bị tốt điều kiện về tài chính, về cơ sở vật chất, trang thiết bị như: phòng học, các thiết bị dạy học, máy chiếu, máy tính...

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng đội ngũ giáo viên các trường THPT huyện phù ninh – tỉnh phú thọ về năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm (Trang 93 - 97)