Thực trạng lập kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ giáo viên của các trường THPT

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng đội ngũ giáo viên các trường THPT huyện phù ninh – tỉnh phú thọ về năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm (Trang 74 - 77)

2.5. Thực trạng quản lí hoạt động bồi dưỡng đội ngũ giáo viên của các trường

2.5.1. Thực trạng lập kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ giáo viên của các trường THPT

2.5.1. Thực trạng lập kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ giáo viên của các trường THPT huyện Phù Ninh về năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm THPT huyện Phù Ninh về năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm

Tìm hiểu thực trạng lập kế hoạch bồi dưỡng GV về năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm, chúng tôi xin ý kiến đánh giá GV, CBQL bằng cách sử dụng câu hỏi 9 Phụ lục 1 và 2. Kết quả thể hiện ở bảng sau:

Bảng 2.8: Thực trạng lập kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ giáo viên của các trường THPT huyện Phù Ninh về năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm

STT Nội dung thực hiện

Mức độ thực hiện Tổng điểm XTB Tốt Chƣa tốt Chƣa thực hiện SL % SL % SL %

1 Mục tiêu bồi dưỡng được xác

định rõ ràng 7 7.3 41 42.7 48 50.0 151 1.57 2 Mục tiêu bồi dưỡng phù hợp

với nhu cầu của giáo viên và mục tiêu phát triển đội ngũ của nhà trường

6 6.3 35 36.5 55 57.3 143 1.49

3 Khảo sát nhu cầu bồi dưỡng và xác định thực trạng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm của giáo viên

8 8.3 42 43.8 46 47.9 154 1.60

4 Xác định khung đánh giá năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho giáo viên trong và sau hoạt động bồi dưỡng

5 5.2 48 50.0 43 44.8 154 1.60

5 Kế hoạch bồi dưỡng được xây dựng cụ thể, chi tiết về nội dung, thời gian, dự kiến kết quả đạt được theo năm học, cụ thể hóa đến từng kỳ học

6 Kế hoạch bồi dưỡng được xây dựng trên cơ sở kế hoạch năm học và chiến lược phát triển đội ngũ giáo viên của nhà trường

6 6.3 51 53.1 39 40.6 159 1.66

7 Kế hoạch bồi dưỡng được xây dựng phù hợp với điều kiện tài chính và các điều kiện khác của nhà trường, dự trù kinh phí rõ ràng

7 7.3 33 34.4 56 58.3 143 1.49

8 Kế hoạch được xây dựng trên cơ sở nhu cầu và ý kiến đóng góp của giáo viên/đại diện giáo viên các khối, bộ môn,…

5 5.2 39 40.6 52 54.2 145 1.51

9 Chuẩn bị các điều kiện cần

thiết để triển khai kế hoạch 3 3.1 42 43.8 51 53.1 144 1.50

Biểu đồ 2.10: Thực trạng lập kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ giáo viên của các trường THPT huyện Phù Ninh về năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm

Những ý kiến đánh giá của CBQL và GV thu được ở bảng trên cho thấy, các trường THPT trên địa bàn huyện Phù Ninh đã lập kế hoạch bồi dưỡng, xác định nội dung bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho giáo viên. Tuy nhiên hầu hết các nội dung ở tần suất chưa thực hiện vẫn còn cao (khoảng 40,6% - 58,3% CBQL và GV đánh giá). Vì theo các ý kiến việc xây dựng kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ giáo viên vẫn cịn mang tính chung chung, hình thức và chưa chi tiết, cụ thể cho các nhóm giáo viên theo chức năng, nhiệm vụ cụ thể; mục tiêu bồi dưỡng chưa phù hợp với nhu cầu của GV. Trao đổi với Hiệu phó chun mơn của các trường THPT Từ Đà, THPT Trung Giáp và Hiệu trưởng trường THPT Phù Ninh, chúng tôi được biết, các trường chưa xây dựng kế hoạch bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho từng đối tượng trong đội ngũ GV của trường. Kế hoạch liên quan đến bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho đội ngũ giáo viên được quan tâm thông qua lập kế hoạch hoạt động của tổ chuyên môn và hoạt động của Chi đoàn giáo viên. Một số nội dung trong kế hoạch tổ chức hoạt động chung (sinh hoạt tập thể) cho học sinh không khả thi khi đi vào thực hiện do thời gian, kinh phí hạn chế; chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ phận trong nhà trường cũng như bên ngồi nhà trường trong q trình lập kế hoạch dẫn đến việc triển khai chưa đạt được hiệu quả mong muốn.

Trong số các nội dung thực hiện thì kế hoạch bồi dưỡng được xây dựng trên cơ sở kế hoạch năm học và chiến lược phát triển đội ngũ giáo viên của nhà trường được đánh giá tốt nhất (xếp thứ 1); và xếp cuối cùng là kế hoạch bồi dưỡng được xây dựng cụ thể, chi tiết về nội dung, thời gian, dự kiến kết quả đạt được theo năm học, cụ thể hóa đến từng kì học với 1.47 điểm (xếp thứ 9). Điểm đánh giá mức độ thực hiện các nội dung còn lại tương đối thấp, dao động từ 1.49 đến 1.60 điểm.

Từ các kết quả trên cho thấy mức độ thực hiện việc lập kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ giáo viên về năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm hàng năm là chưa tốt. Do đó cần phải có cách thức quản lý và triển khai việc lập kế hoạch cho hoạt động ở các trường để từ đó nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy và giáo dục của các trường THPT trong huyện. Vì chỉ đạo thực hiện kế hoạch là một nội dung hết sức quan trọng trong công tác quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên về năng lực tổ chức hoạt động TNST cho học sinh; kế hoạch có được xây dựng tốt những công tác chỉ đạo không sát sao, cụ thể thì kết quả của hoạt động sẽ khơng đạt mục tiêu đề ra.

2.5.2. Thực trạng tổ chức hoạt động bồi dưỡng đội ngũ giáo viên của các trường THPT huyện Phù Ninh về năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng đội ngũ giáo viên các trường THPT huyện phù ninh – tỉnh phú thọ về năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm (Trang 74 - 77)