Tổ chức giám sát, đánh giá hiệu quả của hoạt động bồi dưỡng đội ngũ giáo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng đội ngũ giáo viên các trường THPT huyện phù ninh – tỉnh phú thọ về năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm (Trang 99 - 100)

3.2. Một số biện pháp quản lý hoạt động bồi dƣỡng năng lực tổ chức hoạt

3.2.6. Tổ chức giám sát, đánh giá hiệu quả của hoạt động bồi dưỡng đội ngũ giáo

3.2.6.1. Mục tiêu biện pháp

Công tác bồi dưỡng giáo viên cần được tiến hành thường xuyên, liên tục đặc biệt là công tác bồi dưỡng giáo viên về năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm.

Để duy trì được sự hiệu quả, nề nếp, quy củ của công tác bồi dưỡng giáo viên thì cơng tác kiểm tra đánh giá có vai trị quan trọng trong việc tăng cường chất lượng, hiệu quả của công tác bồi dưỡng. Do đó việc kiểm tra đánh giá cần được tiến hành thường xuyên, liên tục với nhiều hình thức khác nhau nhằm hạn chế những tồn tại và phát huy những ưu điểm trong công tác bồi dưỡng giáo viên, đặc biệt trong công tác bồi dưỡng giáo viên về tổ chức hoạt động trải nghiệm.

3.2.6.2. Nội dung của biện pháp

Xác định mục tiêu quan trọng trong kiểm tra, đánh giá hoạt động bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho giáo viên, đặc biệt là bồi dưỡng giáo viên về năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm.

Xây dựng các tiêu chí cụ thể giáo viên cần đạt được sau mỗi lần được bồi dưỡng và việc đánh giá giáo viên cần dựa vào mức độ hồn thành các tiêu chí này.

Thống nhất nội dung và hình thức đánh giá GV về năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm theo lộ trình được thống nhất trong kế hoạchTrong việc kiểm tra đánh giá

công tác bồi dưỡng giáo viên thì cơng tác dự giờ, thăm lớp, nắm bắt được việc tổ chức hoạt động của giáo viên trong từng buổi học là hết sức quan trọng và cần thiết.

3.2.6.3. Cách thức thực hiện

Hiệu trưởng chỉ đạo xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá hoạt động bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho GV nhà trường. Giao nhiệm vụ cho Hiệu phó phụ trách chun mơn và các tổ trưởng chuyên môn nghiên cứu, xin ý kiến chuyên gia để xác định, lựa chọn tiêu chí đánh giá mức độ cần đạt được của giáo viên sau nội dung, lộ trình bồi dưỡng theo đợt, theo kỳ, theo năm. Các nội dung và tiêu chí đánh giá cần phù hợp với đặc thù của từng nhà trường trong địa bàn huyện, đảm bảo phù hợp với yêu cầu đối với GV THPT nói chung.

Các tổ chun mơn cùng với Đồn TN nhà trường tổ chức đoàn thể trong nhà trường tổ chức đánh giá, tổng hợp kết quả lưu theo từng giai đoạn để làm căn cứ đánh giá hàng năm, từ đó xây dựng hệ thống nguồn minh chứng cho các tiêu chí đánh giá một cách thuyết phục.

Khi kiểm tra đánh giá cần thực hiện theo các bước sau:

Xây dựng tiêu chuẩn và kế hoạch kiểm tra đánh giá: Trong bước này cần chú ý 2 nội dung: Xác định rõ mục đích, nội dung, tiêu chuẩn kiểm tra đánh giá; Xây dựng quy trình kiểm tra đánh giá bắt đầu từ đâu? Hình thức, phương thức và cách thức như thế nào? Thời gian, địa điểm, đối tượng là ai?

Phương pháp kiểm tra đánh giá, thời gian và địa điểm kiểm tra đánh giá, đối tượng kiểm tra, đánh giá, nguyên tắc kiểm tra, đánh giá.

3.2.6.4. Điều kiện thực hiện

Hiệu trưởng quan tâm, có hiểu biết đúng về hoạt động trải nghiệm; có uy tín trong cơng việc.

Cần có sự đồng bộ trong q trình phối hợp giữa BGH, Các tổ chun mơn, các tổ chức đoàn thể trong đơn vị.

Đảm bảo mục tiêu, tính chất của giám sát, kiểm tra nhằm điều chỉnh, nâng cao chất lượng để tránh các tổ chức, các cá nhân GV chạy theo thành tích.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng đội ngũ giáo viên các trường THPT huyện phù ninh – tỉnh phú thọ về năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm (Trang 99 - 100)