Nhận xét chung

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng đội ngũ giáo viên các trường THPT huyện phù ninh – tỉnh phú thọ về năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm (Trang 84 - 88)

2.5. Thực trạng quản lí hoạt động bồi dưỡng đội ngũ giáo viên của các trường

2.5.5. Nhận xét chung

Thực trạng quản lý hoạt động bồi dưỡng đội ngũ giáo viên của các trường THPT huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ đã cho thấy một số hạn chế sau:

- Nhận thức của một bộ phận giáo viên của các trường chưa đồng đều, chưa nhận thức đầy đủ về vai trò của hoạt động trải nghiệm sáng tạo đối với sự phát triển của học sinh THPT trong giai đoạn hiện nay; do vậy làm ảnh hưởng đến hiệu quả của quá trình bồi dưỡng năng lực tổ chức HĐTNST. Chính vì vậy, trách nhiệm của họ chưa cao, chưa thật sự chủ động, tích cực trong đổi mới phương pháp giáo dục học sinh thông qua trải nghiệm.

- Một bộ phận đội ngũ cán bộ quản lý chưa nhạy bén năng động, chờ đợi hướng dẫn, chỉ đạo của cấp trên. Trước thực trạng giáo viên trẻ còn hạn chế trong năng lực chun mơn, giáo viên lớn tuổi thì lại chậm nắm bắt các phương pháp hiện hành, điều này tác động tiêu cực đến công tác bồi dưỡng tổ chức một số loại hình hoạt động trải nghiệm sáng tạo, đặc biệt các hình thức hoạt động có quy mơ lớn theo khối hay tồn trường như giao lưu, hội thi hay hoạt động xã hội.

- Việc xây dựng kế hoạch, chương trình, nội dung, hình thức bồi dưỡng tổ chức HĐTN cho đội ngũ giáo viên chưa thống nhất giữa các nhà trường; chưa có sự chuyên biệt về nội dung bồi dưỡng cho từng nhóm đối tượng tương ứng với một số loại hình trải nghiệm đặc trưng trong trường THPT. Điều này dẫn đến những khó khăn cho q trình tổ chức thực hiện, kiểm tra, đánh giá quá trình tổ chức các HĐTN cho học sinh trong nhà trường và khi giao lưu liên trường.

- Cơ sở vật chất, công cụ thiết bị hỗ trợ cho quá trình bồi dưỡng tổ chức HĐTN cho giáo viên tuy là có đầy đủ nhưng nhiều trường thiết bị chưa đồng bộ, chất lượng không tốt, đặc biệt là các thiết bị phục vụ cho cơng tác thực hành cịn thiếu, kinh phí dành cho việc bồi dưỡng còn hạn chế nên các hoạt động trải nghiệm ở môi trường xã hội bên ngoài chưa được đầu tư.

- Cơng tác xã hội hóa giáo dục, kêu gọi sự quan tâm đầu tư cho các hoạt động giáo dục nói chung và hoạt động trải nghiệm sáng tạo của học sinh nói riêng chưa đạt hiệu quả cao.

Nguyên nhân hạn chế

- Công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức về vị trí vai trị , ý nghĩa của việc tổ chức hoạt động trải nghiệm và quản lý hoạt động trải nghiệm cho học sinh tới các lực lượng giáo dục cịn mang tính hình thức, chủ yếu dưới dạng triển khai cơng việc, chưa cụ thể hóa được tầm quan trọng của công tác hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong các trường THPT hiện nay.

- Hoạt động lập kế hoạch hoạt động bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho giáo viên chưa có sự đầu tư đúng mức. Đặc biệt kế hoạch bồi dưỡng chưa được thực sự chú ý chuyên sâu tới từng nhóm đối tượng nên chưa phát huy hết được năng lực của từng cá nhân. Hầu hết các đợt tập huấn bồi dưỡng mới chỉ dừng ở mức độ đại trà, đồng loạt. Do đó, đội ngũ giáo viên trẻ và giáo viên lớn tuổi chưa bắt kịp được những đổi mới trong chuyên môn. Cả cán bộ quản lý và giáo viên đều chưa được đào tạo cơ bản về công tác tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo mà chỉ thơng qua hình thức tiếp thu đúc rút kinh nghiệm từ việc tổ chức các hoạt động giáo dục khác. Do đó khả năng của cán bộ giáo viên về công tác tổ chức và quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh còn nhiều hạn chế chưa đáp ứng được yêu cầu trên thực tế.

- Việc xây dựng kế hoạch, phân công trách nhiệm của các lực lượng giáo dục chưa có quy định trách nhiệm rõ người rõ việc cho từng cá nhân, bộ phận hoặc tổ chức. Các nhà trường chưa có biện pháp kích thích đội ngũ giáo viên tích cực tham gia, chia sẻ chuyên môn, hỗ trợ nhau phát triển năng lực, tham gia các hoạt động trải nghiệm sáng tạo, dẫn đến các hoạt động trải nghiệm sáng tạo chỉ làm cho đủ, chưa có tính hiệu quả.

Hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp chưa được quan tâm đúng mức, chưa phong phú, chưa được thực hiện thường xuyên liên lục và chưa thành một tiêu chí chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục của nhà trường. Chương trình giáo dục của các nhà trường cịn q ít quỹ thời gian dành hoạt động trải nghiệm. Hiện cũng chưa có một tài liệu hướng dẫn thống nhất từ Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và đào tạo về công tác tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh dẫn đến mỗi nhà trường hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh một cách khác nhau. Do đó, cơng tác kiểm tra đánh giá kết quả hoạt động trải nghiệm sáng tạo và quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh ở các trường THPT chủ yếu được đánh giá gắn với chất lượng giáo dục toàn diện hoặc được đánh giá qua các hoạt động giáo

dục theo chủ đề sự kiện. Các nhà trường chưa có hội nghị tổng kết, đánh giá rút kinh nghiệm về hoạt động trải nghiệm trong lớp và ngoài lớp.

- Cơ sở vật chất so với đòi hỏi ngày càng cao của sự nghiệp giáo dục cịn hạn chế và chưa đồng bộ. Kinh phí phục vụ cho các hoạt động ngoại khóa, hoạt động trải nghiệm thực tế chưa được đáp ứng đầy đủ. Hơn nữa, cán bộ quản lý các trường chưa thực sự vào cuộc trong việc huy động nguồn lực từ cha mẹ học sinh và các tổ chức xã hội tham gia ủng hộ, hỗ trợ về mặt tài chính để mua sắm bổ sung phương tiện, công cụ giáo dục phục vụ cho công tác tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo.

- Trong công tác phối hợp giữa các lực lượng giáo dục, lực lượng bên ngồi nhà trường mới chỉ tham gia ở vai trị khách mời thụ động, chưa thực sự tham gia đồng hành cùng nhà trường trong công tác xây dựng kế hoạch và tổ chức các hoạt động cho học sinh cũng như kêu gọi sự ủng hộ đầu tư kinh phí cho các hoạt động trải nghiệm sáng tạo tại các trường THPT.

Kết luận chƣơng 2

Nghiên cứu thực trạng quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên ở các trường THPT trong huyện Phù Ninh - tỉnh Phú Thọ về năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho thấy: Đa số CBQL và giáo viên nhận thức đúng đắn tầm quan trọng của công tác này đối với đổi mới giáo dục hiện nay. Tuy nhiên, một số GV nhận thức chưa đúng về tổ chức hoạt động trải nghiệm trong trường THPT, chưa có nhiều hiểu biết về yêu cầu và kỹ năng tổ chức các loại hình hoạt động trải nghiệm.

Công tác bồi dưỡng giáo viên về năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm còn hạn chế, chưa được lãnh đạo các trường quan tâm một cách thỏa đáng. Việc xây dựng kế hoạch, chương trình, nội dung, hình thức bồi dưỡng tổ chức HĐTN cho giáo viên chưa thống nhất giữa các nhà trường; dẫn đến chất lượng tổ chức các HĐTN cho học sinh chưa cao. Cơ sở vật chất, cơng cụ thiết bị hỗ trợ cho q trình bồi dưỡng tổ chức HĐTN cho giáo viên tuy là có nhưng chưa đồng bộ, chất lượng khơng tốt, kinh phí đầu tư cho hoạt động còn hạn chế.

Nguyên nhân chủ yếu là do Công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức về vị trí vai trị, ý nghĩa của việc tổ chức hoạt động trải nghiệm và quản lý hoạt động trải nghiệm cho học sinh cịn mang tính hình thức. Cơng tác bồi dưỡng đội ngũ chưa chuyên sâu tới từng nhóm đối tượng nên chưa phát huy hết được năng lực của từng cá nhân và sự hỗ trợ lẫn nhau trong đội ngũ GV. Việc xây dựng kế hoạch, phân cơng trách nhiệm chưa rõ. Các nhà trường chưa có biện pháp kích thích đội ngũ giáo viên nhiệt tình tham gia các hoạt động trải nghiệm sáng tạo, dẫn đến các hoạt động trải nghiệm sáng tạo chỉ làm cho đủ, chưa có tính hiệu quả. Hơn nữa, nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh THPT chưa phong phú, hấp dẫn.

Trong công tác quản lý bồi dưỡng giáo viên, đánh giá chất lượng giáo viên sau bồi dưỡng của đội ngũ lãnh đạo các trường đơi khi cịn lỏng lẻo, chưa sâu sát, chưa quyết liệt.

Chƣơng 3

CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƢỠNG ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN CÁC TRƢỜNG THPT HUYỆN PHÙ NINH - TỈNH PHÚ THỌ

VỀ NĂNG LỰC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng đội ngũ giáo viên các trường THPT huyện phù ninh – tỉnh phú thọ về năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm (Trang 84 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)