Mối quan hệ của các biện pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng đội ngũ giáo viên các trường THPT huyện phù ninh – tỉnh phú thọ về năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm (Trang 100 - 103)

Các biện pháp nhằm quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên các trường THPT huyện Phù Ninh - tỉnh Phú Thọ về năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm nêu trên

được tác giả chắt lọc trên các cơ sở lý luận quản lý, từ thực tế của quá trình phát triển GD của đất nước, nguyện vọng thực tế của đội ngũ cán bộ làm QLGD và GV tại các trường THPT trong huyện Phù Ninh, đồng thời cũng là quá trình tổng kết thực tiễn kinh nghiệm QLGD của nhiều nhà QL. Những đề xuất này nếu được quan tâm đúng mức, chắc chắn sẽ góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo nói chung và đặc biệt là nâng cao chất lượng về năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho GV các trường THPT tại huyện Phù Ninh- Phú Thọ nói riêng.

Mỗi biện pháp đưa ra đều có ý nghĩa, vị trí, vai trị và chức năng khác nhau, nhưng trên quan điểm của lý thuyết hệ thống, các biện pháp có quan hệ biện chứng, tạo thành một chỉnh thể tác động, hỗ trợ nhau, kết quả của biện pháp này là động lực và kết quả của biện pháp kia.

Trước hết là nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của công tác bồi dưỡng GV, đặc biệt là bồi dưỡng GV các trường THPT về năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm trong giai đoạn hiện nay cho cán bộ QLGD các cấp và đội ngũ GV các trường THPT, có như vậy mới có thể thực hiện tốt công tác bồi dưỡng GV, đặc biệt là bồi dưỡng về năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm.

Đánh giá được thực trạng trình độ, năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm và nhu cầu bồi dưỡng của GV hàng năm là cơ sở để các cấp QLGD, Hiệu trưởng các trường THPT xây dựng kế hoạch bồi dưỡng đảm bảo khoa học, khả thi và hiệu quả, xây dựng được mạng lưới các GV cốt cán có năng lực, trình độ, kỹ năng tổ chức các hoạt động trải nghiệm tốt trong huyện từ đó sẽ có nhiều thuận lợi trong công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho GV về tầm quan trọng của hoạt động trải nghiệm trong việc phát triển toàn diện học sinh, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác bồi dưỡng GV về sau.

Đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức bồi dưỡng GV về năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm có ý nghĩa hết sức quan trọng, bởi vì “Khơng thể có kết quả mới, nếu cứ làm theo cách cũ”, tuy nhiên trong quá trình đổi mới các cấp lãnh đạo trong ngành GD, Hiệu trưởng các trường THPT cần quan tâm sâu sắc, tạo điều kiện thuận lợi về tài chính, cơ sở vật chất... cho công tác bồi dưỡng GV, đặc biệt là bồi dưỡng GV về năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm thì mới có kết quả cao.

Tóm lại, từ mối quan hệ biện chứng giữa các biện pháp, khơng thể nói biện pháp nào là quan trọng hơn, tùy theo từng thời điểm, yêu cầu nhiệm vụ và điều kiện thực hiện

thì có biện pháp nổi lên, những biện pháp cịn lại mang tính hỗ trợ tích cực, đồng bộ. Như vậy, sáu biện pháp nêu trên có quan hệ mật thiết với nhau, bổ sung, hỗ trợ cho nhau và phát huy tác dụng của nhau để mang lại hiệu quả trong công tác bồi dưỡng GV các trường THPT trong huyện Phù Ninh về năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm, để hướng tới xây dựng đội ngũ GV các trường THPT trong huyện có đủ năng lực, trình độ, kỹ năng, phương pháp mới để tổ chức các hoạt động dạy học mang lại hiệu quả cao, nhằm nâng cao chất lượng GD&ĐT trên địa bàn huyện Phù Ninh nói riêng và Tỉnh Phú Thọ nói chung.

Có thể biểu thị mối quan hệ giữa các biện pháp QL hoạt động bồi dưỡng GV bằng sơ đồ sau:

Sơ đồ 2.1: Mối quan hệ giữa các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng GV các trường THPT về năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm

Giáo viên THPT Nội lực Ngoại lực Biện pháp 1 Biện pháp 2 Biện pháp 3 Biện pháp 4 Biện pháp 5 Biện pháp 6 Các tác động khác Tác động của chủ thể quản lý

Tức là các biện pháp QL hoạt động bồi dưỡng GV các trường THPT huyện Phù Ninh - tỉnh Phú Thọ về năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm đã nêu ở trên, khi triển khai thực hiện không thể tách rời nhau, mà phải được triển khai đồng bộ từ đó mới tạo ra được kết quả tốt trong quá trình thực hiện đổi mới hoạt động bồi dưỡng GV, đặc biệt là bồi dưỡng GV về năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm, tuy nhiên để đạt được hiệu quả cao nhất trong q trình thực hiện địi hỏi nhà QL phải biết phối hợp, ưu tiên hợp lý từng biện pháp trước yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện ngành GD theo tinh thần Nghị Quyết 29-NĐ/TW nhằm đáp ứng được nhu cầu đổi mới của đất nước trong thời kì CNH-HĐH và hội nhập quốc tế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng đội ngũ giáo viên các trường THPT huyện phù ninh – tỉnh phú thọ về năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm (Trang 100 - 103)