Về xây dựng thương hiệu

Một phần của tài liệu phân tích chiến lược xuất khẩu hàng dệt may của việt nam thời gian qua và một số đề xuất trong thời gian tới (Trang 83)

- Sản phẩm may Triệu sản phẩm 1.800 2.850 4

3.1.3.Về xây dựng thương hiệu

3. Thành tựu và hạn chế còn tồn tại của chiến lược xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam

3.1.3.Về xây dựng thương hiệu

Thương hiệu được coi là tài sản vô hình của doanh nghiệp, qua đó khách hàng có thể cảm nhận, đánh giá và phân biệt giữa sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác.

Đối với người tiêu dùng, thương hiệu được coi là một sự đảm bảo về chất lượng từ phía nhà sản xuất và được định hình qua một quá trình trải nghiệm và đúc kết khi sử dụng sản phẩm, dịch vụ mang thương hiệu đó. Thương hiệu được coi như sự xác nhận của doanh nghiệp đối với khách hàng về nguồn gốc và giá trị của sản phẩm, dịch vụ cung cấp. Đối với doanh nghiệp, một thương hiệu mạnh là công cụ marketing hữu hiệu, đem lại cho doanh nghiệp nhiều lợi thế: giúp khách hàng nhận thức tốt hơn, đầy đủ hơn về sản phẩm dịch vụ, góp phần duy trì và giành được niềm tin của khách hàng, giúp doanh nghiệp thu được lợi nhuận hấp dẫn hơn, giảm thiểu ảnh hưởng của các đối thủ cạnh tranh, giảm thiểu tác động xấu trong điều kiện khủng hoảng thị trường và là sự đảm bảo tốt có lợi thế trong đàm phán, hợp tác kinh doanh. Những thương hiệu mạnh còn là cơ sở để phát triển các cơ hội quảng bá khác cũng như có giá trị thực buộc người sử dụng phải mua bản quyền và được bảo vệ về mặt pháp lí tránh khỏi mọi sự xâm hại.

Năm 2009, ngành Dệt may Việt Nam đã khá thành công trong việc xây dựng thương hiệu, phát triển nhãn hiệu có tính bền vững, và đã đi được vào tâm thức người tiêu dùng trong và ngoài nước. Có đơn vị có nhiều loại nhãn hiệu đều xuất khẩu được ra thị trường nước ngoài. Chẳng hạn Việt Tiến đã xuất khẩu sang Pakistan, Campuchia, Lào. Tại Campuchia, khi Việt Tiến mới mở tổng đại lý được một tháng thì đã có hàng chục cơ sở kinh doanh

Campuchia đến xin làm đại lý. Việt Tiến kế hoạch vào năm 2010 sẽ mở đại lý tại Thái lan, Malaysia, Indonesia và Singapore cùng với công tác xây dựng và quảng bá thương hiệu. Các mặt hàng như khăn bông, sợi và vải Việt Nam cũng đã tạo dựng được uy tín trên thị trường thế giới, lượng xuất khẩu ngày càng tăng, do đã đáp ứng được yêu cầu khắt khe của các nhà nhập khẩu, đòi hỏi phải có xuất xứ rõ ràng. Nhất là đối với sản phẩm khăn bông là mặt hàng đòi hỏi rào cản kỹ thuật rất chặt chẽ, đặc biệt là thị trường Nhật. Hiện Việt Nam là nước xuất khẩu lớn thứ hai thế giới về khăn bông, chủ yếu xuất vào thị trường Mỹ, EU và Nhật.

Có thể nói thương hiệu doanh nghiệp hay thương hiệu sản phẩm của doanh nghiệp ở một mức độ nào đó cũng góp phần tạo dựng năng lực cạnh tranh doanh nghiệp và ngược lại, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp cũng được phản ánh phần nào qua sức mạnh của thương hiệu doanh nghiệp hoặc của thương hiệu sản phẩm của doanh nghiệp đó. Đối với thị trường xuất khẩu, chỉ có thương hiệu doanh nghiệp là đang có một số tác động nhất định đến khả năng cạnh tranh xuất khẩu của doanh nghiệp. Khoảng 30% số lượng doanh nghiệp sản xuất hàng dệt may tại Việt Nam đã được nhiều nhà nhập khẩu biết đến tên doanh nghiệp với nhiều mức độ khác nhau thông qua quan hệ xuất nhập khẩu và đặt hàng thường xuyên.

3.2. Hạn chế

Một phần của tài liệu phân tích chiến lược xuất khẩu hàng dệt may của việt nam thời gian qua và một số đề xuất trong thời gian tới (Trang 83)