1. Hoạt động xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam
1.4.1. Liên minh châu Âu
Liên minh châu Âu là thể chế đa quốc gia hoàn thiện nhất, là một trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa lớn của thế giới, là điển hình cho cơ chế hợp tác khu vực, một hệ thống thể chế xuyên quốc gia và liên chính phủ với thiết chế thị trường chung, đồng tiền chung và các chính sách thương mại chung. Hiện nay EU là một liên minh với 27 nước thành viên là thị trường mở rộng nhất với diện tích và dân số lớn nhất trong số các tổ chức khu vực trên thế giới, có khả năng cạnh tranh mạnh mẽ với các khối và nước lớn như Mỹ, NAFTA, Đông Á, đồng thời củng cố vị trí của EU trong WTO, IMF, World bank, OECD…
27 quốc gia thành viên của Cộng đồng Châu Âu (EC-27) có tổng diện tích lãnh thổ là 4,24 triệu km2 với dân số đa quốc gia vào khoảng 495,1 triệu người. Trong đó, Đức là quốc gia đông dân nhất, GDP cao nhất, sau đó là Anh Quốc và Pháp. Xét về diện tích, Pháp là quốc gia rộng lớn nhất, tiếp đến là Tây Ban Nha và Thụy Điển. Vào năm 2006, EC-27 đạt GDP tương đương 11.583 tỷ €, trong khi đó thu nhập danh nghĩa bình quân đầu người ở những quốc gia này là vào khoảng 23.500 €. Luxemburg dẫn đầu về thu nhập bình quân đầu người, kế đến là Ailen và Đan Mạch. Năm 2007, với sự gia nhập của Romania và Bulgaria, dân số khu vực EC đã tăng 6,8%, diện tích lãnh thổ tăng 9% và GDP tăng 2%; thu nhập danh nghĩa bình quân đầu người ở Bulgaria và Romania tương ứng là 14% và 19,1% so với bình quân thu nhập của EC-27, trong khi đó năng suất bình quân người lao động ở hai quốc gia này lần lượt tương ứng 36,2% và 42% năng suất lao động bình quân của EC-27.
1.4.1.1. Thị trường EU
Từ năm 1968, EU là một thị trường thống nhất hải quan, có định mức thuế quan chung cho tất cả các nước thành viên. Thị trường chung có thể
được hiểu đơn giản là một không gian rộng lớn bao gồm lãnh thổ của tất cả các thành viên mà ở đó hàng hóa, sức lao động, vốn và dịch vụ được lưu chuyển hoàn toàn tự do giống như khi chúng ta ở trong một thị trường quốc gia. Thị trường chung hay còn gọi là thị trường nội địa thống nhất ngày càng được kiện toàn. Gắn liền với sự ra đời của thị trường chung là một chính sách thương mại chung. Nó điều tiết hoat động xuất nhập khẩu và lưu thông hàng hóa, dịch vụ trong nội khối.
Tập quán và thị hiếu tiêu dùng
EU là một thị trường rộng lớn, với nửa tỷ người tiêu dùng. Thị trường EU thống nhất cho phép tự do lưu chuyển sức lao động, hàng hóa, dịch vụ và vốn giữa các nước thành viên. Thị trường này còn mở rộng sang các nước thuộc “Hiệp hội Mậu dịch tự do châu Âu” (EFTA) tạo thành một thị trường rộng lớn trên 380 triệu người tiêu dùng. EU gồm 27 thị trường quốc gia, mỗi thị trường lại có đặc điểm tiêu dùng riêng. Do vậy, có thể thấy rằng thị trường EU có nhu cầu rất đa dạng, phong phú về hàng hóa. Tuy có những khác biệt nhất định về tập quán và thị hiếu tiêu dùng giữa các thị trường quốc gia trong khối EU, nhưng 27 nước thành viên đều là những quốc gia nằm ở khu vực Tây và Bắc Âu nên có những đặc điểm tương đồng về kinh tế và văn hóa. Trình độ phát triển kinh tế xã hội của các nước thành viên khá đồng đều, cho nên người dân thuộc khối EU có những điểm chung về sở thích và thói quen tiêu dùng.
1.4.1.2. Ngành may mặc của EU
Ngành may mặc EU là một ngành đa dạng và phức tạp, gồm rất nhiều sản phẩm từ sợi tổng hợp công nghệ cao tới hàng len, khăn trải giường cotton, màng lọc công nghiệp, khăn ăn tới hàng thời trang cao cấp. Ngành may mặc của EU chiếm khoảng 4% tổng giá trị sản xuất và 7% việc làm sản xuất trong khối EU-15. Lĩnh vực may mặc của EU chủ yếu bao gồm các doanh nghiệp
vừa và nhỏ. Các doanh nghiệp dưới 50 lao động chiếm 60% lực lượng lao động trong lĩnh vực may mặc của EU và sản xuất gần 50% giá trị tăng thêm.Tại EU – 15, ngành may mặc tập trung vào 5 nước đông dân nhất, chiếm khoảng ¾ sản lượng may mặc của EU-15 gồm Ý, Anh, Pháp, Đức và Tây Ban Nha. Xét đến 2 lĩnh vực dệt và may, các nước phía nam như Ý, Hy lạp, Bồ Đào Nha và những nước có quy mô nhỏ hơn như Tây Ban Nha và Pháp tập trung nhiều vào sản xuất hàng may mặc trong khi các nước ở phía bắc như Anh, Đức, Bỉ, Hà Lan, Áo và Thụy Điển tập trung nhiều vào ngành dệt. Nhìn chung, ngành may mặc đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế và việc làm của các thành viên mới và các nước ứng cử viên hơn là tại EU 15.
Về việc thực hiện thương mại may mặc bên ngoài EU, trên 20% giá trị sản xuất hàng may mặc và 23% giá trị hàng dệt của EU được bán tại thị trường bên ngoài mặc dù việc tiếp cận các thị trường thứ 3 còn bị hạn chế. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều trở ngại lớn đối với thương mại may mặc, nhất là một số nhà xuất khẩu lớn và có sức cạnh tranh hơn trong lĩnh vực này, và ngành may mặc EU có thể tăng sản xuất và xuất khẩu tới các thị trường này khi những trở ngại đối với thương mại tự do được dỡ bỏ. Nhìn chung trên cơ sở tăng năng suất, chi phí lao động, chất lượng sản phẩm và thương mại quốc tế, lĩnh vực may mặc của EU vẫn giữ được thế cạnh tranh trên bình diện quốc tế và đã cải thiện được vị thế so với Hoa Kỳ. Tuy nhiên, sức ép về tái cơ cấu và hiện đại hóa ngành may mặc tại các nước thành viên mới và các nước ứng cử viên đang ngày càng tăng do sự tiếp cận của các nước thứ 3 vào thị trường EU.
1.4.12.1. Tập quán tiêu dùng của người dân EU
Đây cũng là một đặc điểm cần lưu ý vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến vấn đề tìm thị trường tiêu thụ cho sản phẩm. Tuy có sự khác biệt về tập quán và thị hiếu tiêu dùng giữa thị trường các quốc gia song 27 nước trong khối EU đều nằm ở khu vực Tây và Bắc Âu nên có những nét tương đồng về kinh tế và
văn hoá. Trình độ phát triển kinh tế của những nước này khá đồng đều nên người dân EU có một số điểm chung về sở thích thói quen tiêu dùng. Đối với mặt hàng dệt may, khách hàng EU rất quan tâm đến chất lượng và thời trang, do đó các yếu tố này có khi còn quan trọng hơn yếu tố giá cả. EU là nơi hội tụ của những kinh đô thời trang thế giới nên họ đòi hỏi khắt khe về kiểu dáng và mẫu mốt. Sản phẩm dệt may tiêu thụ ở thị trường này mang tính thời trang cao, luôn thay đổi mẫu mã kiểu dáng, màu sắc chất liệu để đáp ứng được tâm lý thích đổi mới, độc đáo và gây ấn tượng với người tiêu dùng. Người tiêu dùng EU có thói quen và sở thích sử dụng sản phẩm của những nhãn hàng có thương hiệu nổi tiếng thế giới vì họ cho rằng những nhãn hiệu này gắn liền với chất lượng và uy tín lâu đời nên sử dụng những hàng hóa này có thể an tâm về chất lượng và an toàn cho người sử dụng.
Do mức sống cao nên người dân EU yêu cầu khắt khe về chất lượng và độ an toàn của sản phẩm dệt may. Mức sống của người dân trong cộng đồng EU tương đối đồng đều và ở mức cao nên tiêu dùng của họ rất cao cấp, yêu cầu khắt khe về chất lượng và độ an toàn của sản phẩm trong khi giá cả không phải là vấn đề quyết định nhất đối với thị trường này. Vì thế cạnh tranh về giá không hẳn là biện pháp tối ưu khi thâm nhập vào thị trường EU. Thu nhập bình quân đầu người của người dân EU ở mức khá cao và tỉ lệ chi tiêu cho hàng may mặc trong tổng thu nhập dân cư là lớn. Bên cạnh đó, người tiêu dùng EU có xu hướng chi tiêu nhiều hơn cho những mặt hàng dệt may cao cấp với yêu cầu đa dạng về kiểu dáng, mẫu mã, màu sắc và chất lượng cao. Người dân EU cũng đòi hỏi sản phẩm dệt may phải an toàn cho người sử dụng, không gây dị ứng, tạo cảm giác khó chịu cho người mặc, không chứa hoá chất mà hiệp hội dệt may Châu Âu cấm sử dụng. Thị trường châu Âu còn sử dụng những tiêu chuẩn đánh giá chất lượng khắt khe như: tiêu chuẩn ISO 9000 và ISO 14000.
1.4.1.2.2. Các kênh phân phối
Bảng 2.1 cho thấy các chức năng cơ bản của nhiều loại hình phân phối, từ các nhà sản xuất xuất khẩu, các công ty thương mại, các đại lý, các nhà sản xuất nhập khẩu, các nhà bán sỉ và nhà bán lẻ. Phụ thuộc vào vị trí của công ty trên thị trường, các chức năng của một tổ chức phân phối sẽ được kết nối với các tổ chức có cùng chuyên môn ở phía trên hoặc phía dưới. Có thể một đơn vị làm nhiệm vụ phân phối hội nhập dọc (vertical integration) đảm nhiệm thêm những chức năng khác trong hệ thống phân phối của mình, ví dụ nhà sản xuất, đại lý và nhà bán lẻ cũng có thể có chức năng như một nhà nhập khẩu, hoặc người bán sỉ cũng có thể là nhà sản xuất. Mỗi nhóm này có cách tiếp cận kinh doanh cũng như tiếp cận thị trường khác nhau, với các kỹ thuật sử dụng công cụ tiếp thị hỗn hợp của riêng mình.Về lý thuyết, nhập khẩu là một chức năng mà các nhà sản xuất, người bán sỉ hoặc người bán lẻ cũng có thể thực hiện như mô tả trong bảng 2.1. Tuy nhiên, tại một số quốc gia và/hoặc các chi nhánh, người bán sỉ nhập khẩu và nhà nhập khẩu được phân biệt ra. Trong trường hợp này, nhà nhập khẩu mua hàng và chịu rủi ro, xử lý việc thông quan và chủ yếu bán cho các nhà bán lẻ như chuỗi cửa hàng tổng hợp, bách hóa tổng hợp, các tổ chức mua hàng và các nhà bán sỉ khác, trong khi đó các nhà bán sỉ mua hàng, tự chịu rủi ro từ các nhà sản xuất nội địa hoặc EU và từ các nhà nhập khẩu.
Biểu đồ 2.1: Các kênh phân phối và thương mại sản phẩm may mặc EU
1.4.1.2.3. Các kênh thương mại
Các tổ chức trung gian bán hàng khác nhau có vị trí của họ trong chuỗi ngành công nghiệp và bán lẻ như sau:
Các nhà bán sỉ nhập khẩu: Đa số các nhà bán sỉ trang phục bên ngoài và trang phục thể thao phục vụ cho các cửa hàng chuyên doanh, cửa hàng bách hoá tổng hợp và các chuỗi cửa hàng tổng hợp. Ngược với đại lý, người bán sỉ mua từ các nhà sản xuất và giữ hàng trong kho, tự chịu rủi ro. Người bán sỉ thường định giá bán tăng thêm khoảng 20-30% so với giá vốn. Ngày nay rất nhiều nhà nhập khẩu/nhà bán sỉ hoạt động như các đại lý. Thực tế là nhiều cửa hàng bán lẻ độc lập cũng như các tổ chức mua hàng và các cửa hàng tổng hợp đang ngày càng thận trọng trong việc đặt hàng trước, thích bán hàng từ kho hơn, đã làm tăng vị trí của các nhà bán sỉ. Mặt khác, các công ty bán lẻ lớn đang tăng cường mua hàng từ nước ngoài, do vậy họ bỏ qua các công ty
Các nhà bán lẻ không nhập khẩu Bách hoá tổng hợp Các nhà bán sỉ nhập khẩu Các đại lý nhập khẩu Các nhà sản xuất nhập khẩu
Các nhà sản xuất xuất khẩu
Các nhà bán lẻ nhập khẩu Chuỗi cửa hàng tổng hợp Công ty mua sắm gia đình Tổ chức bán và/hay mua hàng Các nhà bán lẻ khác
trung gian.
Các nhà sản xuất nhập khẩu: các nhà sản xuất EU có rất nhiều loại hình chiến lược sản xuất. Các nhà bán lẻ đang ngày càng đảm nhận các công đoạn trước của họ (vertical integration). Họ có đội ngũ thiết kế riêng để tạo ra các bộ sưu tập riêng. Các nhà sản xuất trang phục xâm nhập vào thị trường kinh doanh bán lẻ bằng cách hoạt động thông qua các cửa hiệu riêng hoặc thông qua hình thức nhượng quyền kinh doanh. Điều này sẽ giúp họ kiểm soát được doanh thu và lợi nhuận. Các nhà sản xuất cũng có thể liên kết độc quyền với các nhà bán lẻ mà giúp họ có được lợi thế cạnh tranh bằng việc tập trung vào phát triển sản phẩm.
Đại lý: đại lý bán hàng là tổ chức trung gian độc lập giữa nhà sản xuất (nước ngoài) và người hoặc tổ chức bán lẻ, nhận hoa hồng từ nhà sản xuất. Đại lý (hoặc đại diện bán hàng) chịu trách nhiệm ở một khu vực địa lý giới hạn nào đó. Mức độ hoa hồng phụ thuộc vào một số yếu tố, bao gồm cả tỉ lệ doanh thu của sản phẩm liên quan, thông thường tỉ lệ trung bình ước tính khoảng 8-12% doanh thu.
Đa số các đại lý đại diện cho nhiều nhà sản xuất, mặc dù cạnh tranh là không thể tránh khỏi. Ngày càng nhiều đại lý bắt đầu bán hàng từ trong kho, nhằm thoả mãn các nhu cầu ngắn hạn của khách hàng. Nếu đại lý tự xây dựng kho hàng của mình, theo chức năng, họ có thể được coi là một nhà nhập khẩu/người bán sỉ. Vai trò của đại lý được mô tả trên thường là đại lý bán hàng, tuy nhiên còn một loại đại lý nữa là đại lý mua hàng. Đại lý mua hàng được đặt tại nước cung cấp và giải quyết việc kinh doanh dựa vào những chỉ dẫn của các chủ của họ, chủ yếu là các tổ chức bán lẻ, và cũng hưởng một khoản thù lao trên cơ sở thỏa thuận của hai bên.
Các tổ chức bán lẻ tổng hợp: Các tổ chức bán lẻ là bộ phận cuối cùng để sản phẩm tới người tiêu dùng. Có nhiều loại cửa hàng bán lẻ, được phân biệt qua công thức bán hàng (nhóm khách hàng mà họ hướng tới, phương thức
tiếp cận…) mà họ áp dụng.
Sự khác nhau giữa các tổ chức bán lẻ độc lập và các cửa hàng tổng hợp chuyên ngành được hình thành dựa trên số lượng các cửa hàng: các cửa hàng tổng hợp là các tổ chức có từ 7 cửa hàng trở lên. Các cửa hàng không chuyên doanh là các cửa hàng có nhiều chi nhánh (bách hoá tổng hợp, công ty nhận đặt hàng qua thư), hoặc các cửa hàng chuyên ngành trong một chi nhánh không chuyên về hàng may mặc. Các kênh còn lại là chợ hè phố, các cửa hàng của các xưởng sản xuất...
Các cửa hàng không chuyên ngành ngày càng trở nên quan trọng, đặc biệt là các siêu thị, điều này đã làm giảm thị phần của các cửa hàng độc lập. Thị phần của các chuỗi cửa hàng về trang phục ổn định trong thời gian được khảo sát.
Các kênh phân phối ở các quốc gia thành viên EU khác nhau đáng kể. Anh có kênh phân phối mang tính tập trung cao (một số ít các nhóm có quyền lực gồm các cửa hàng trang phục tổng hợp và nhiều cửa hàng có các hoạt động đặt hàng qua thư, có thị phần rất cao), nên thị phần giành cho các tổ chức bán lẻ độc lập là tương đối nhỏ. Ngược lại, các tổ chức bán lẻ độc lập tại các quốc gia thành viên EU ở phía nam như Bồ Đào Nha, Ý, Tây Ban Nha lại có thị phần cao, tuy nhiên thị phần của các cửa hàng chuyên ngành độc lập tại các quốc gia này và kể cả ở Pháp, Đức và Hà Lan, đã giảm đáng kể. Tại nhiều quốc gia, các tổ chức bán lẻ độc lập chiếm chưa tới 35% các kênh phân phối, trong khi trong những năm 70 con số đó là 70%. Tỷ phần hàng may mặc trong tổng doanh số bán hàng tại các siêu thị tại các quốc gia cũng có sự khác biệt đáng kể: tại Pháp là 15%, tại Anh 6% và tại Hà Lan 4%. Tỷ phần này