Liên minh châu Âu

Một phần của tài liệu phân tích chiến lược xuất khẩu hàng dệt may của việt nam thời gian qua và một số đề xuất trong thời gian tới (Trang 49 - 72)

1. Hoạt động xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam

1.4.1. Liên minh châu Âu

Liên minh châu Âu là thể chế đa quốc gia hồn thiện nhất, là một trung tâm kinh tế, chính trị, văn hĩa lớn của thế giới, là điển hình cho cơ chế hợp tác khu vực, một hệ thống thể chế xuyên quốc gia và liên chính phủ với thiết chế thị trường chung, đồng tiền chung và các chính sách thương mại chung. Hiện nay EU là một liên minh với 27 nước thành viên là thị trường mở rộng nhất với diện tích và dân số lớn nhất trong số các tổ chức khu vực trên thế giới, cĩ khả năng cạnh tranh mạnh mẽ với các khối và nước lớn như Mỹ, NAFTA, Đơng Á, đồng thời củng cố vị trí của EU trong WTO, IMF, World bank, OECD…

27 quốc gia thành viên của Cộng đồng Châu Âu (EC-27) cĩ tổng diện tích lãnh thổ là 4,24 triệu km2 với dân số đa quốc gia vào khoảng 495,1 triệu người. Trong đĩ, Đức là quốc gia đơng dân nhất, GDP cao nhất, sau đĩ là Anh Quốc và Pháp. Xét về diện tích, Pháp là quốc gia rộng lớn nhất, tiếp đến là Tây Ban Nha và Thụy Điển. Vào năm 2006, EC-27 đạt GDP tương đương 11.583 tỷ €, trong khi đĩ thu nhập danh nghĩa bình quân đầu người ở những quốc gia này là vào khoảng 23.500 €. Luxemburg dẫn đầu về thu nhập bình quân đầu người, kế đến là Ailen và Đan Mạch. Năm 2007, với sự gia nhập của Romania và Bulgaria, dân số khu vực EC đã tăng 6,8%, diện tích lãnh thổ tăng 9% và GDP tăng 2%; thu nhập danh nghĩa bình quân đầu người ở Bulgaria và Romania tương ứng là 14% và 19,1% so với bình quân thu nhập của EC-27, trong khi đĩ năng suất bình quân người lao động ở hai quốc gia này lần lượt tương ứng 36,2% và 42% năng suất lao động bình quân của EC-27.

1.4.1.1. Thị trường EU

Từ năm 1968, EU là một thị trường thống nhất hải quan, cĩ định mức thuế quan chung cho tất cả các nước thành viên. Thị trường chung cĩ thể

được hiểu đơn giản là một khơng gian rộng lớn bao gồm lãnh thổ của tất cả các thành viên mà ở đĩ hàng hĩa, sức lao động, vốn và dịch vụ được lưu chuyển hồn tồn tự do giống như khi chúng ta ở trong một thị trường quốc gia. Thị trường chung hay cịn gọi là thị trường nội địa thống nhất ngày càng được kiện tồn. Gắn liền với sự ra đời của thị trường chung là một chính sách thương mại chung. Nĩ điều tiết hoat động xuất nhập khẩu và lưu thơng hàng hĩa, dịch vụ trong nội khối.

Tập quán và thị hiếu tiêu dùng

EU là một thị trường rộng lớn, với nửa tỷ người tiêu dùng. Thị trường EU thống nhất cho phép tự do lưu chuyển sức lao động, hàng hĩa, dịch vụ và vốn giữa các nước thành viên. Thị trường này cịn mở rộng sang các nước thuộc “Hiệp hội Mậu dịch tự do châu Âu” (EFTA) tạo thành một thị trường rộng lớn trên 380 triệu người tiêu dùng. EU gồm 27 thị trường quốc gia, mỗi thị trường lại cĩ đặc điểm tiêu dùng riêng. Do vậy, cĩ thể thấy rằng thị trường EU cĩ nhu cầu rất đa dạng, phong phú về hàng hĩa. Tuy cĩ những khác biệt nhất định về tập quán và thị hiếu tiêu dùng giữa các thị trường quốc gia trong khối EU, nhưng 27 nước thành viên đều là những quốc gia nằm ở khu vực Tây và Bắc Âu nên cĩ những đặc điểm tương đồng về kinh tế và văn hĩa. Trình độ phát triển kinh tế xã hội của các nước thành viên khá đồng đều, cho nên người dân thuộc khối EU cĩ những điểm chung về sở thích và thĩi quen tiêu dùng.

1.4.1.2. Ngành may mặc của EU

Ngành may mặc EU là một ngành đa dạng và phức tạp, gồm rất nhiều sản phẩm từ sợi tổng hợp cơng nghệ cao tới hàng len, khăn trải giường cotton, màng lọc cơng nghiệp, khăn ăn tới hàng thời trang cao cấp. Ngành may mặc của EU chiếm khoảng 4% tổng giá trị sản xuất và 7% việc làm sản xuất trong khối EU-15. Lĩnh vực may mặc của EU chủ yếu bao gồm các doanh nghiệp

vừa và nhỏ. Các doanh nghiệp dưới 50 lao động chiếm 60% lực lượng lao động trong lĩnh vực may mặc của EU và sản xuất gần 50% giá trị tăng thêm.Tại EU – 15, ngành may mặc tập trung vào 5 nước đơng dân nhất, chiếm khoảng ¾ sản lượng may mặc của EU-15 gồm Ý, Anh, Pháp, Đức và Tây Ban Nha. Xét đến 2 lĩnh vực dệt và may, các nước phía nam như Ý, Hy lạp, Bồ Đào Nha và những nước cĩ quy mơ nhỏ hơn như Tây Ban Nha và Pháp tập trung nhiều vào sản xuất hàng may mặc trong khi các nước ở phía bắc như Anh, Đức, Bỉ, Hà Lan, Áo và Thụy Điển tập trung nhiều vào ngành dệt. Nhìn chung, ngành may mặc đĩng vai trị quan trọng trong nền kinh tế và việc làm của các thành viên mới và các nước ứng cử viên hơn là tại EU 15.

Về việc thực hiện thương mại may mặc bên ngồi EU, trên 20% giá trị sản xuất hàng may mặc và 23% giá trị hàng dệt của EU được bán tại thị trường bên ngồi mặc dù việc tiếp cận các thị trường thứ 3 cịn bị hạn chế. Tuy nhiên, vẫn cịn nhiều trở ngại lớn đối với thương mại may mặc, nhất là một số nhà xuất khẩu lớn và cĩ sức cạnh tranh hơn trong lĩnh vực này, và ngành may mặc EU cĩ thể tăng sản xuất và xuất khẩu tới các thị trường này khi những trở ngại đối với thương mại tự do được dỡ bỏ. Nhìn chung trên cơ sở tăng năng suất, chi phí lao động, chất lượng sản phẩm và thương mại quốc tế, lĩnh vực may mặc của EU vẫn giữ được thế cạnh tranh trên bình diện quốc tế và đã cải thiện được vị thế so với Hoa Kỳ. Tuy nhiên, sức ép về tái cơ cấu và hiện đại hĩa ngành may mặc tại các nước thành viên mới và các nước ứng cử viên đang ngày càng tăng do sự tiếp cận của các nước thứ 3 vào thị trường EU.

1.4.12.1. Tập quán tiêu dùng của người dân EU

Đây cũng là một đặc điểm cần lưu ý vì nĩ ảnh hưởng trực tiếp đến vấn đề tìm thị trường tiêu thụ cho sản phẩm. Tuy cĩ sự khác biệt về tập quán và thị hiếu tiêu dùng giữa thị trường các quốc gia song 27 nước trong khối EU đều nằm ở khu vực Tây và Bắc Âu nên cĩ những nét tương đồng về kinh tế và

văn hố. Trình độ phát triển kinh tế của những nước này khá đồng đều nên người dân EU cĩ một số điểm chung về sở thích thĩi quen tiêu dùng. Đối với mặt hàng dệt may, khách hàng EU rất quan tâm đến chất lượng và thời trang, do đĩ các yếu tố này cĩ khi cịn quan trọng hơn yếu tố giá cả. EU là nơi hội tụ của những kinh đơ thời trang thế giới nên họ địi hỏi khắt khe về kiểu dáng và mẫu mốt. Sản phẩm dệt may tiêu thụ ở thị trường này mang tính thời trang cao, luơn thay đổi mẫu mã kiểu dáng, màu sắc chất liệu để đáp ứng được tâm lý thích đổi mới, độc đáo và gây ấn tượng với người tiêu dùng. Người tiêu dùng EU cĩ thĩi quen và sở thích sử dụng sản phẩm của những nhãn hàng cĩ thương hiệu nổi tiếng thế giới vì họ cho rằng những nhãn hiệu này gắn liền với chất lượng và uy tín lâu đời nên sử dụng những hàng hĩa này cĩ thể an tâm về chất lượng và an tồn cho người sử dụng.

Do mức sống cao nên người dân EU yêu cầu khắt khe về chất lượng và độ an tồn của sản phẩm dệt may. Mức sống của người dân trong cộng đồng EU tương đối đồng đều và ở mức cao nên tiêu dùng của họ rất cao cấp, yêu cầu khắt khe về chất lượng và độ an tồn của sản phẩm trong khi giá cả khơng phải là vấn đề quyết định nhất đối với thị trường này. Vì thế cạnh tranh về giá khơng hẳn là biện pháp tối ưu khi thâm nhập vào thị trường EU. Thu nhập bình quân đầu người của người dân EU ở mức khá cao và tỉ lệ chi tiêu cho hàng may mặc trong tổng thu nhập dân cư là lớn. Bên cạnh đĩ, người tiêu dùng EU cĩ xu hướng chi tiêu nhiều hơn cho những mặt hàng dệt may cao cấp với yêu cầu đa dạng về kiểu dáng, mẫu mã, màu sắc và chất lượng cao. Người dân EU cũng địi hỏi sản phẩm dệt may phải an tồn cho người sử dụng, khơng gây dị ứng, tạo cảm giác khĩ chịu cho người mặc, khơng chứa hố chất mà hiệp hội dệt may Châu Âu cấm sử dụng. Thị trường châu Âu cịn sử dụng những tiêu chuẩn đánh giá chất lượng khắt khe như: tiêu chuẩn ISO 9000 và ISO 14000.

1.4.1.2.2. Các kênh phân phối

Bảng 2.1 cho thấy các chức năng cơ bản của nhiều loại hình phân phối, từ các nhà sản xuất xuất khẩu, các cơng ty thương mại, các đại lý, các nhà sản xuất nhập khẩu, các nhà bán sỉ và nhà bán lẻ. Phụ thuộc vào vị trí của cơng ty trên thị trường, các chức năng của một tổ chức phân phối sẽ được kết nối với các tổ chức cĩ cùng chuyên mơn ở phía trên hoặc phía dưới. Cĩ thể một đơn vị làm nhiệm vụ phân phối hội nhập dọc (vertical integration) đảm nhiệm thêm những chức năng khác trong hệ thống phân phối của mình, ví dụ nhà sản xuất, đại lý và nhà bán lẻ cũng cĩ thể cĩ chức năng như một nhà nhập khẩu, hoặc người bán sỉ cũng cĩ thể là nhà sản xuất. Mỗi nhĩm này cĩ cách tiếp cận kinh doanh cũng như tiếp cận thị trường khác nhau, với các kỹ thuật sử dụng cơng cụ tiếp thị hỗn hợp của riêng mình.Về lý thuyết, nhập khẩu là một chức năng mà các nhà sản xuất, người bán sỉ hoặc người bán lẻ cũng cĩ thể thực hiện như mơ tả trong bảng 2.1. Tuy nhiên, tại một số quốc gia và/hoặc các chi nhánh, người bán sỉ nhập khẩu và nhà nhập khẩu được phân biệt ra. Trong trường hợp này, nhà nhập khẩu mua hàng và chịu rủi ro, xử lý việc thơng quan và chủ yếu bán cho các nhà bán lẻ như chuỗi cửa hàng tổng hợp, bách hĩa tổng hợp, các tổ chức mua hàng và các nhà bán sỉ khác, trong khi đĩ các nhà bán sỉ mua hàng, tự chịu rủi ro từ các nhà sản xuất nội địa hoặc EU và từ các nhà nhập khẩu.

Biểu đồ 2.1: Các kênh phân phối và thương mại sản phẩm may mặc EU

1.4.1.2.3. Các kênh thương mại

Các tổ chức trung gian bán hàng khác nhau cĩ vị trí của họ trong chuỗi ngành cơng nghiệp và bán lẻ như sau:

Các nhà bán sỉ nhập khẩu: Đa số các nhà bán sỉ trang phục bên ngồi và trang phục thể thao phục vụ cho các cửa hàng chuyên doanh, cửa hàng bách hố tổng hợp và các chuỗi cửa hàng tổng hợp. Ngược với đại lý, người bán sỉ mua từ các nhà sản xuất và giữ hàng trong kho, tự chịu rủi ro. Người bán sỉ thường định giá bán tăng thêm khoảng 20-30% so với giá vốn. Ngày nay rất nhiều nhà nhập khẩu/nhà bán sỉ hoạt động như các đại lý. Thực tế là nhiều cửa hàng bán lẻ độc lập cũng như các tổ chức mua hàng và các cửa hàng tổng hợp đang ngày càng thận trọng trong việc đặt hàng trước, thích bán hàng từ kho hơn, đã làm tăng vị trí của các nhà bán sỉ. Mặt khác, các cơng ty bán lẻ lớn đang tăng cường mua hàng từ nước ngồi, do vậy họ bỏ qua các cơng ty

Các nhà bán lẻ khơng nhập khẩu Bách hố tổng hợp Các nhà bán sỉ nhập khẩu Các đại lý nhập khẩu Các nhà sản xuất nhập khẩu

Các nhà sản xuất xuất khẩu

Các nhà bán lẻ nhập khẩu Chuỗi cửa hàng tổng hợp Cơng ty mua sắm gia đình Tổ chức bán và/hay mua hàng Các nhà bán lẻ khác

trung gian.

Các nhà sản xuất nhập khẩu: các nhà sản xuất EU cĩ rất nhiều loại hình chiến lược sản xuất. Các nhà bán lẻ đang ngày càng đảm nhận các cơng đoạn trước của họ (vertical integration). Họ cĩ đội ngũ thiết kế riêng để tạo ra các bộ sưu tập riêng. Các nhà sản xuất trang phục xâm nhập vào thị trường kinh doanh bán lẻ bằng cách hoạt động thơng qua các cửa hiệu riêng hoặc thơng qua hình thức nhượng quyền kinh doanh. Điều này sẽ giúp họ kiểm sốt được doanh thu và lợi nhuận. Các nhà sản xuất cũng cĩ thể liên kết độc quyền với các nhà bán lẻ mà giúp họ cĩ được lợi thế cạnh tranh bằng việc tập trung vào phát triển sản phẩm.

Đại lý: đại lý bán hàng là tổ chức trung gian độc lập giữa nhà sản xuất (nước ngồi) và người hoặc tổ chức bán lẻ, nhận hoa hồng từ nhà sản xuất. Đại lý (hoặc đại diện bán hàng) chịu trách nhiệm ở một khu vực địa lý giới hạn nào đĩ. Mức độ hoa hồng phụ thuộc vào một số yếu tố, bao gồm cả tỉ lệ doanh thu của sản phẩm liên quan, thơng thường tỉ lệ trung bình ước tính khoảng 8-12% doanh thu.

Đa số các đại lý đại diện cho nhiều nhà sản xuất, mặc dù cạnh tranh là khơng thể tránh khỏi. Ngày càng nhiều đại lý bắt đầu bán hàng từ trong kho, nhằm thoả mãn các nhu cầu ngắn hạn của khách hàng. Nếu đại lý tự xây dựng kho hàng của mình, theo chức năng, họ cĩ thể được coi là một nhà nhập khẩu/người bán sỉ. Vai trị của đại lý được mơ tả trên thường là đại lý bán hàng, tuy nhiên cịn một loại đại lý nữa là đại lý mua hàng. Đại lý mua hàng được đặt tại nước cung cấp và giải quyết việc kinh doanh dựa vào những chỉ dẫn của các chủ của họ, chủ yếu là các tổ chức bán lẻ, và cũng hưởng một khoản thù lao trên cơ sở thỏa thuận của hai bên.

Các tổ chức bán lẻ tổng hợp: Các tổ chức bán lẻ là bộ phận cuối cùng để sản phẩm tới người tiêu dùng. Cĩ nhiều loại cửa hàng bán lẻ, được phân biệt qua cơng thức bán hàng (nhĩm khách hàng mà họ hướng tới, phương thức

tiếp cận…) mà họ áp dụng.

Sự khác nhau giữa các tổ chức bán lẻ độc lập và các cửa hàng tổng hợp chuyên ngành được hình thành dựa trên số lượng các cửa hàng: các cửa hàng tổng hợp là các tổ chức cĩ từ 7 cửa hàng trở lên. Các cửa hàng khơng chuyên doanh là các cửa hàng cĩ nhiều chi nhánh (bách hố tổng hợp, cơng ty nhận đặt hàng qua thư), hoặc các cửa hàng chuyên ngành trong một chi nhánh khơng chuyên về hàng may mặc. Các kênh cịn lại là chợ hè phố, các cửa hàng của các xưởng sản xuất...

Các cửa hàng khơng chuyên ngành ngày càng trở nên quan trọng, đặc biệt là các siêu thị, điều này đã làm giảm thị phần của các cửa hàng độc lập. Thị phần của các chuỗi cửa hàng về trang phục ổn định trong thời gian được khảo sát.

Các kênh phân phối ở các quốc gia thành viên EU khác nhau đáng kể. Anh cĩ kênh phân phối mang tính tập trung cao (một số ít các nhĩm cĩ quyền lực gồm các cửa hàng trang phục tổng hợp và nhiều cửa hàng cĩ các hoạt động đặt hàng qua thư, cĩ thị phần rất cao), nên thị phần giành cho các tổ chức bán lẻ độc lập là tương đối nhỏ. Ngược lại, các tổ chức bán lẻ độc lập tại các quốc gia thành viên EU ở phía nam như Bồ Đào Nha, Ý, Tây Ban Nha lại cĩ thị phần cao, tuy nhiên thị phần của các cửa hàng chuyên ngành độc lập tại các quốc gia này và kể cả ở Pháp, Đức và Hà Lan, đã giảm đáng kể. Tại nhiều quốc gia, các tổ chức bán lẻ độc lập chiếm chưa tới 35% các kênh phân phối, trong khi trong những năm 70 con số đĩ là 70%. Tỷ phần hàng may mặc trong tổng doanh số bán hàng tại các siêu thị tại các quốc gia cũng cĩ sự khác biệt đáng kể: tại Pháp là 15%, tại Anh 6% và tại Hà Lan 4%. Tỷ phần này

Một phần của tài liệu phân tích chiến lược xuất khẩu hàng dệt may của việt nam thời gian qua và một số đề xuất trong thời gian tới (Trang 49 - 72)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(107 trang)
w