2.3.1 Thuế quan
Hàng nhập khẩu vào Nhật Bản chịu thuế nhập khẩu và thuế tiêu thụ. Ngoài thuế tiêu thụ, hàng hóa còn phải chịu một vài loại thuế nội địa khác như thuế đánh vào đồ uống độ cồn cao, thuốc lá….vv.
Thuế tiêu thụ được áp ở mức 5% chung cho tất cả các loại hàng hóa nhập khẩu và được sản xuất tại Nhật Bản. Giá trị tính thuế tiêu thụ của hàng nhập khẩu được tính dựa trên cơ sở giá trị của hàng hóa tại cửa khẩu cộng với khoản thuế quan phải đóng và các khoản thuế nội địa khác nếu có.
Hệ thống phân loại hài hòa trong phần phụ lục của Luật thuế quan Nhật nêu cả phân loại và mức thuế tương ứng gọi là mức thuế quan chung của từng loại sản phẩm cụ thể. Tuy nhiên, mức thuế thực tế áp dụng không nhất thiết phải là mức mức thuế chung. Mức thuế tạm thời sẽ được ưu tiên áp dụng so với mức thuế chung nếu sản phẩm đó nằm trong danh mục của luật thuế tạm thời của Nhật. Ngoài ra, trong trường hợp mà mức thuế trong chương trình ưu đãi của WTO, hoặc mức thuế được xây dựng trong Hiệp định hợp tác kinh tế Singapore - Nhật thấp hơn mức thuế chung hoặc mức thuế tạm thời được áp dụng thì mức thuế WTO và mức thuế Singapore sẽ được áp dụng. Tóm lại, mức thuế áp dụng là mức thấp hơn trong các mức: mức thuế WTO, mức thuế Singapore, mức thuế chung (hay mức thuế tạm thời).
Đối với một số nước đang phát triển, Luật thuế quan và Luật thuế quan áp dụng tạm thời cũng đưa ra mức thuế ưu đãi (GSP) áp dụng cho một số sản phẩm và đương nhiên mức thuế này là thấp nhất trong các mức thuế được nêu trên.
Hải quan Nhật cung cấp các quy định chi tiết theo yêu cầu của các nhà nhập khẩu. Hệ thống quy định phân loại chi tiết của Hải quan Nhật cho phép các nhà nhập khẩu nhận được những thông tin liên quan đến mức thuế áp dụng cho từng mặt hàng cụ thể trước khi họ trình các chứng từ khai báo hải quan. Hệ thống này cũng làm cho quy trình thông quan nhanh chóng hơn, ít gặp trở ngại hơn, do đó tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà nhập khẩu chủ động chuẩn bị kế hoạch bán hàng và chi phí. Các nhà nhập khẩu có thể yêu cầu đến hải quan Nhật theo 2 cách:
• Cách không chính thức: Các nhà nhập khẩu điện thoại, fax, hoặc email trước khi xuất trình các chứng từ khai báo hải quan. Khi đó họ sẽ nhận được các thông tin (không có giá trị ràng buộc) có liên quan đến phân loại thuế quan (mã HS) và mức thuế để tham khảo.
• Cách chính thức: Các nhà nhập khẩu đệ trình một “giấy yêu cầu đến Hải quan” (“Inquiry Document to Customs”) với hàng mẫu. Họ sẽ nhận được quy định chính thức về thuế quan áp dụng cũng như phân loại thuế quan (mã HS).
Quy định chính thức này có tính chất ràng buộc và có hiệu lực trong ba năm kể từ ngày cấp phát.
Quy định về luật liên quan đến nhập khẩu
Theo nguyên tắc, không có quy chế áp dụng riêng cho hàng may mặc nhập khẩu. Tuy nhiên, khi buôn bán hàng may mặc phải chịu sự điều tiết của các luật: “Luật biểu thị chất lượng hàng gia dụng”, “Luật pháp liên quan đến những quy chế về hàng gia dụng có chứa chất độc hại”, và “Luật chống hàng khuyến mại bất hợp pháp và biểu thị không đúng”. Thêm vào đó khi buôn bán những hàng hóa có liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ như bản quyền thương hiệu, cần phải chú ý đến vấn đề xâm phạm quyền lợi của người sở hữu. Bao bì, đóng gói, nhãn mác chịu sự điều chỉnh của “Luật xúc tiến sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên”- những quy định của luật pháp có liên quan đến sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên, về vấn đề tái thương mại hóa bao gói, dụng cụ chứa, trừ những nhà kinh doanh với quy mô nhỏ nhất định.
Như đã được đề cập trên, hàng dệt may vào thị trường Nhật Bản không phải theo một quy định nào, hay nói cách khác là hàng này được nhập tự do vào Nhật. Hàng dệt may có sử dụng một phần hàng da hay phụ kiện da phải tuân thủ theo công ước Washington (Công ước Washington quản lý những mặt hàng được làm từ da các loại động vật quý hiếm.) Đối với những hàng may mặc có sử dụng da hoặc lông chim, Nhật Bản yêu cầu phải ghi tên khoa
học của chúng vào mỗi sản phẩm. Đối với hàng hóa như trang phục kiểu Nhật Bản làm bằng lụa có xuất xứ hoặc bốc xếp lên tàu từ một số nước hay khu vực trong đó có Việt Nam phải có xác nhận trước. Ngoài ra theo luật thuế quan tỷ suất cố định, việc nhập khẩu hàng giả, hàng nhái những nhãn hiệu nổi tiếng của nước ngoài bị nghiêm cấm. Do đó, căn cứ vào luật thuế quan, ngoài việc bị tịch thu tiêu hủy tại các cơ quan hải quan, trong một số trường hợp người nhập khẩu có thể phải chịu những hình phạt như bị phạt tiền hoặc tù giam.
Quy định về thuế
Nhìn chung, mức thuế nhập khẩu hàng dệt may của Nhật từ 14 – 16,8%. Nước nào được áp dụng chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) thì có mức thuế thấp hơn theo điều kiện phân bổ trước hoặc miễn thuế.
Hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP): Các mức thuế ưu đãi đối với hàng may mặc được quản lý như sau:
Quần áo dệt kim phân bổ trước Đồ lót dệt kim phân bổ trước
Quần áo dệt thoi của nam kiểm tra hàng ngày Quần áo dệt thoi của nữ kiểm tra hàng ngày Đồ lót nam phân bổ trước Đồ lót nữ phân bổ trước
Các mức thuế trần ưu đãi được xác định cho mỗi năm tài chính và các mức thuế ưu đãi được phân bổ trước thông qua việc nộp đơn xin. Người nhập khẩu xin được phân bổ thuế ưu đãi trần bằng cách nộp đơn xin liên hệ phòng thuế quan, Vụ Kinh tế quốc tế, Bộ Công thương hoặc Văn phòng Thương mại quốc tế và Công nghiệp khu vực. Người nhập khẩu cần nộp giấy chứng nhận phân bổ cùng với giấy chứng nhận ưu đãi do cơ quan của nước xuất xứ cấp cho hải quan tại cảng đến (Thông tin chi tiết, có thể liên hệ Văn Phòng
Thương mại quốc tế và công nghiệp khu vực hoặc Hiệp hội Nhập khẩu hàng dệt Nhật).
Một số mặt hàng có các mức thuế ưu đãi trần và hạn ngạch tối đa cho từng nước xác định vào đầu mỗi năm tài chính và phải qua kiểm tra hàng ngày, theo đó nhập khẩu được tính toán hàng ngày và mức ưu đãi tối huệ quốc (MFN) được áp dụng 2 ngày sau khi mức thuế trần hoặc mức hạn ngạch tối đa nói trên bị vượt quá.