Khái quát tình hình sản xuất và xuất khẩu dệt may Việt Nam

Một phần của tài liệu phân tích chiến lược xuất khẩu hàng dệt may của việt nam thời gian qua và một số đề xuất trong thời gian tới (Trang 41 - 46)

1. Hoạt động xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam

1.2.Khái quát tình hình sản xuất và xuất khẩu dệt may Việt Nam

Tính đến năm 2010, Việt Nam cĩ hơn 2.000 doanh nghiệp dệt may và đang sử dụng hơn hai triệu lao động, sản xuất khoảng 1,8 tỷ sản phẩm dệt may; trong đĩ, 65% dành cho xuất khẩu. Các doanh nghiệp dệt may tập trung chủ yếu ở TPHCM với 1.400 doanh nghiệp; Hà Nội và vùng phụ cận khoảng 300 doanh nghiệp.

Tồn ngành dệt may hiện cĩ năng lực sản xuất khoảng 10.000 tấn xơ bơng; 50 ngàn tấn xơ sợi tổng hợp; 260 ngàn tấn xơ sợi ngắn. Về dệt, sản xuất được 150 ngàn tấn vải dệt kim; vải dệt thoi được 680 triệu m2.

Đặc thù của ngành: theo thống kê của Hiệp hội dệt may Việt Nam, nếu phân loại theo nguồn vốn sở hữu thì số doanh nghiệp dệt may ngồi quốc doanh của Việt Nam là 1172 doanh nghiệp, doanh nghiệp nhà nước là 307

doanh nghiệp và doanh nghiệp cĩ vốn đầu tư nước ngồi là 472 doanh nghiệp. Cịn nếu phân loại theo số lượng lao động thì cĩ 1270 doanh nghiệp cĩ dưới 500 lao động, 399 doanh nghiệp cĩ từ 500 đến 1000 lao động, 244 doanh nghiệp cĩ từ 1000 đến 5000 lao động, và chỉ cĩ 8 doanh nghiệp cĩ trên 5000 lao động. Như vậy cĩ thể thấy số lượng doanh nghiệp may mặc cĩ quy mơ nhỏ và các doanh nghiệp ngồi quốc doanh chiếm đa số tại Việt Nam. Với mục tiêu thực hiện cơng nghiệp hĩa, hiện đại hĩa đất nước, dệt may là một trong những ngành được chú trọng và ưu tiên phát triển trên cơ sở tận dụng nguồn nhân cơng dồi dào, giá rẻ trong nước để thực hiện các đơn hàng may xuất khẩu của nước ngồi. Ngày nay số lao động trong ngành may là gần 2 triệu lao động. Tuy ngành may cần và đã thu hút được nhiều lao động, nhưng tính ổn định của nguồn lao động trong ngành lại khơng cao. Nguyên nhân chính là mức thu nhập của cơng nhân ngành may khá thấp so với các ngành khác. Do đĩ, người lao động khơng mấy mặn mà với ngành may. Họ sẵn sàng chuyển đổi sang những cơng việc khác cĩ thu nhập cao hơn. Mặc dù gần đây, nhiều doanh nghiệp may đã cĩ những thay đổi trong chính sách lương thưởng cho người lao động nhưng số lao động thơi việc vẫn khơng ngừng tăng lên so với số lao động được tuyển mới.

Sản phẩm của ngành may mặc khơng chỉ được biết đến đơn thuần là các sản phẩm quần áo mà cịn bao gồm những sản phẩm dùng trong các ngành và sinh hoạt như: lều, buồm, chăn, màn, rèm,…Với ngành may mặc Việt Nam, sản phẩm của ngành cũng rất đa dạng nhằm đáp ứng yêu cầu xuất khẩu. Những sản phẩm may mặc phổ biến thường được xuất khẩu sang các thị trường chính của Việt Nam, như Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản, là quần dài, quần short, áo sơmi, áo jacket, áo bơng, áo thun,…

Doanh nghiệp dệt may Việt Nam hiện nay chủ yếu vẫn là thực hiện các đơn hàng gia cơng xuất khẩu cho phía nước ngồi. Số doanh nghiệp cĩ khả

năng thiết kế và sản xuất các sản phẩm thời trang hiện nay vẫn chưa nhiều. Do đĩ, giá trị gia tăng trong các sản phẩm may mặc Việt Nam cịn thấp, dẫn đến lợi nhuận thu về chưa tương xứng với khả năng cũng như giá trị xuất khẩu cao trong những năm qua. Bên cạnh đĩ, các doanh nghiệp may mặc trong nước lại chưa chú trọng đến thị trường nội địa với số dân đơng đảo hiện nay. Chính vì thế, hàng may mặc Việt Nam dù được đánh giá khá cao tại thị trường nước ngồi thì lại khơng được coi trọng ở trong nước. Quần áo Trung Quốc với giá rẻ và mẫu mã đa dạng cĩ thể tìm thấy ở khắp các cửa hàng, siêu thị, chợ ở Việt Nam trong khi hàng Việt Nam hầu như vắng bĩng. Gần đây, hàng may mặc Việt Nam với một số thương hiệu như May 10, Việt Tiến, Ninimax, Made in Vietnam…đã dần được người tiêu dùng Việt Nam chú ý hơn. Tuy nhiên, ở phân khúc thị trường may mặc giá rẻ thì hàng Việt Nam vẫn chưa cạnh tranh được với hàng hĩa Trung Quốc ở ngay trên “sân nhà”.

Một thực tế nữa là ngành may mặc của Việt Nam vẫn cịn phụ thuộc khá nhiều vào nguyên liệu nhập khẩu từ nước ngồi, với giá trị nguyên phụ liệu thường chiếm 70-80% so với giá trị kim ngạch xuất khẩu. Tuy đã được chú trọng đầu tư về cơng nghệ, dây chuyền sản xuất hiện đại hơn nhưng nguyên liệu sản xuất trong nước hoặc là khơng đủ cho nhu cầu sử dụng để sản xuất hàng xuất khẩu, hoặc khơng đáp ứng được tiêu chuẩn của khách hàng nước ngồi. Nhiều đơn đặt hàng, phía nước ngồi cũng chỉ định luơn nhà cung cấp nguyên vật liệu khiến cho doanh nghiệp Việt Nam khơng cĩ cơ hội sử dụng những nguyên liệu sản xuất trong nước với giá thành rẻ hơn. Như vậy, giá trị thực tế mà ngành may thu được khơng hề cao so với con số kim ngạch xuất khẩu. Điều này một lần nữa lý giải tại sao tuy giá trị xuất khẩu của ngành may cao nhưng cả chủ và thợ lại khơng mặn mà lắm với cơng việc. Nhiều doanh nghiệp may đã cĩ sự chuyển hướng sang các ngành nghề, lĩnh vực khác như đầu tư kinh doanh bất động sản, đầu tư tài chính,… nhằm tăng thêm thu nhập.

Trình độ cơng nghệ và năng lực sản xuất của các doanh nghiệp may Việt Nam hiện nay vẫn cịn thấp hơn 30-50% so với mặt bằng chung của khu vực. Đây là một thiệt thịi lớn cho ngành may mặc Việt Nam. Tuy nhiên, thời gian qua, một số doanh nghiệp cũng chủ động đầu tư cải tiến về cơng nghệ nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, tiết kiệm chi phí, từ đĩ tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường.

Ngành dệt may Việt Nam đã cĩ những bước tiến đáng kể trong những năm vừa qua. Xuất khẩu hàng dệt may cũng đạt được những kết quả tăng trưởng khá ấn tượng. Tổng giá trị xuất khẩu hàng dệt may đã tăng liên tục từ mức 1,15 tỷ USD vào năm 1996 lên gần 2 tỷ USD vào năm 2001 và xấp xỉ 7,8 tỷ USD vào năm 2007 và khoảng 9,1 tỷ USD vào năm 2008. Đáng chú ý, giá trị xuất khẩu đã tăng khá nhanh kể từ năm 2002 đến nay, với mức tăng trung bình trong giai đoạn 2002-2008 khoảng 22%/năm.

Năm 2010, ngành dệt may Việt Nam tiếp tục cĩ sự tăng trưởng mạnh nhờ sự phục hồi của các thị trường xuất khẩu trọng điểm. Tuy nhiên, ngành cũng phải đối mặt với sự phát triển khơng bền vững do phụ thuộc quá nhiều vào nguyên liệu nhập khẩu. Kim ngạch xuất khẩu tháng 12 là 1,15 tỷ USD đã đẩy tổng kim ngạch xuất khẩu dệt may cả năm 2010 ở mức 11,2 tỷ USD, tăng với tốc độ trung bình 24/năm và vượt mục tiêu 10,5 tỷ USD trước đĩ đề ra.

Trong số đĩ, kim ngạch XK dệt may sang Mỹ chiếm 54% tổng kim ngạch XK của cả nước, đạt 6 tỷ USD, tăng trưởng hàng năm là 22%. Tiếp đĩ là EU với kim ngạch 1,8 tỷ USD (tăng trưởng hàng năm là 24%) và Nhập Bản với kim ngạch là 1,2 tỷ USD (tăng trưởng hàng năm là 20%).

Theo Tập đồn dệt may Việt Nam (VINATEX), tính đến hiện tại rất nhiều doanh nghiệp đang ngập chìm trong đơn hàng, đặc biệt là các đơn hàng từ Trung Quốc. Với kết quả hiện tại, VINATEX đã tăng mục tiêu xuất khẩu dệt may cho năm 2011 từ 12,5 tỷ USD lên 13 tỷ USD.

Năm 2010, ngành dệt may nhận được nhiều dự án cĩ vốn đầu tư cả trong và ngồi nước. Tuy nhiên, xu hướng đầu tư tập trung nhiều hơn vào các ngành may mặc so với ngành cơng nghiệp dệt may vì chi phí đầu tư ít hơn nhưng lại thu được lợi nhuận nhiều hơn. VITAS dự báo đầu tư nước ngồi vào ngành dệt may sẽ tăng trở lại, đặc biệt là dịng vốn từ Đài Loan và Hàn Quốc.

Theo VITAS, cả nước cĩ khoảng 240 dự án cĩ vốn đầu tư từ Đài Loan với tổng mức đầu tư là 2,35 tỷ USD và 380 dự án cĩ vốn đầu tư từ Hàn Quốc với tổng số vốn là 1,7 tỷ USD. Ngồi ra, cĩ khoảng 80 dự án cĩ vốn đầu tư từ Hồng Kơng và 60 dự án cĩ vốn đầu tư từ Nhật Bản.

Do sự mất cân đối trong đầu tư và sản xuất giữa ngành may mặc và ngành dệt, nên ngành dệt may phụ thuộc rất nhiều vào nguyên liệu nhập khẩu, kể cả các nguyên liệu chính như bơng, xơ, sợi và vải. Năm 2010, để đáp ứng hoạt động sản xuất cho ngành may mặc, Việt Nam phải nhập khẩu 5,37 tỷ USD vải (tăng 27,2% so với năm 2009), 1,16 tỷ USD sợi (tăng 43,5% so với năm 2009), 664 triệu USD bơng (tăng 69,3% so với năm 2009), và 1,7 tỷ USD các loại nguyên liệu dệt may khác.

Theo thị trường, Hoa Kỳ cĩ mức tăng trưởng xuất khẩu cao nhất, đặc biệt là kể từ năm 2002 trở lại đây khi Hiệp định Thương mại song phương Việt Nam – Hoa Kỳ cĩ hiệu lực. Số liệu thống kê hải quan hàng năm qua cũng cho thấy, Hoa Kỳ là thị trường dẫn đầu về nhập khẩu hàng dệt may của Việt Nam. Xuất khẩu nhĩm hàng này sang Hoa Kỳ luơn chiếm trên 50% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của cả nước và chiếm khoảng 40% tổng im ngạch xuất khẩu của cả nước sang thị trường này. Tỷ trọng xuất khẩu sang Hoa Kỳ trong tổng giá trị xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam cũng tăng tương ứng, từ mức xấp xỉ 34,6% vào năm 2002 lên gần 50,7% vào năm 2007. Các thị trường chủ yếu khác của hàng dệt may Việt Nam là EU và Nhật Bản. Thị trường EU cĩ mức tăng khá ổn định, từ mức 225 triệu USD vào năm

1996 lên 1,5 tỷ USD vào năm 2007. Trong khi đĩ, xuất khẩu hàng dệt may vào Nhật Bản cĩ diễn biến phức tạp hơn, mặc dù vẫn thể hiện xu hướng tăng: giá trị xuất khẩu năm 2000 là 620 triệu USD, giảm xuống cịn 514 triệu USD vào năm 2003 và tăng liên tục lên 800 triệu USD vào năm 2007. Chỉ riêng ba thị trường này đã chiếm hơn 81% giá trị xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam, mặc dù đã giảm so với mức đỉnh điểm gần 85,9% vào năm 2004.

Một phần của tài liệu phân tích chiến lược xuất khẩu hàng dệt may của việt nam thời gian qua và một số đề xuất trong thời gian tới (Trang 41 - 46)