Yêu cầu về tiêu chuẩn và nhãn hiệu:

Một phần của tài liệu phân tích chiến lược xuất khẩu hàng dệt may của việt nam thời gian qua và một số đề xuất trong thời gian tới (Trang 38)

Luật Hàng hoá chất lượng tốt yêu cầu hàng dệt may phải có nhãn hiệu với các thông tin sau:

(a) Loại sợi dệt, tỷ lệ sợi pha (b) Cách giặt và sử dụng (c) Độ chống thấm nước

(d) Biểu thị loại da được sử dụng (nếu có)

(e) Nhãn phải ghi rõ họ tên, địa chỉ và sốđiện thoại có thể liên hệ.

Kích cỡ hàng may mặc Nhật Bản theo tiêu chuẩn hàng công nghiệp Nhật Bản JIS (Japan Industrial Standard) (để dễ thâm nhập thị trường Nhật thì nên sản xuất theo tiêu chuẩn này chứ không mang tính bắt buộc). Ngoài ra tiêu chuẩn công nghiệp Nhật Bản JIS là một trong những tiêu chuẩn được sử dụng rộng rãi ở Nhật. Tiêu chuẩn này dựa trên "Luật tiêu chuẩn hoá công nghiệp" được ban hành vào tháng 6 năm 1949 và thường được biết tới dưới cái tên "dấu chứng nhận tiêu chuẩn công nghiệp Nhật Bản" hay JIS. Theo quy định của điều 26 trong Luật Tiêu chuẩn hoá công nghiệp, tất cả các cơ quan của Chính phủ phải ưu tiên đối với sản phẩm được đóng dấu chất lượng JIS khi mua hàng hoá để phục vụ cho hoạt động của các cơ quan này.

Hệ thống tiêu chuẩn JIS áp dụng đối với tất cả các sản phẩm công nghiệp và khoáng sản, trừ những sản phẩm được áp dụng các tiêu chuẩn chuyên

ngành như dược phẩm, phân hoá học, sợi tơ tằm, thực phẩm và các sản phẩm nông nghiệp khác được quy định trong luật về tiêu chuẩn hoá và dán nhãn các nông lâm sản (viết tắt là JAS).

Do đó khi kiểm tra các sản phẩm này chỉ cần kiểm tra dấu chất lượng tiêu chuẩn JIS là đủ xác nhận chất lượng của chúng. Giấy phép đóng dấu chứng nhận tiêu chuẩn JIS trên hàng hoá do Bộ trưởng Bộ Kinh tế Thương mại và Công nghiệp cấp cho nhà sản xuất. Những ai cố ý đóng dấu chất lượng JIS lên hàng hoá mà không phải là nhà sản xuất đã được Bộ trưởng Bộ Kinh tế Thương mại và Công nghiệp cấp giấy phép sẽ bị phạt tù tới 1 năm hoặc nộp phạt tới 500.000 Yên.

Bên cạnh đó, biểu thị riêng của ngành như biểu thị về len và biểu thị về lụa cũng cần đăng tải nhưng không mang tính bắt buộc

Một phần của tài liệu phân tích chiến lược xuất khẩu hàng dệt may của việt nam thời gian qua và một số đề xuất trong thời gian tới (Trang 38)