Thật vậy, kết quả nghiên cứu thành phần nguyên tố theo phương pháp EDX trên Hình 3.41 chỉ rõ sự có mặt của nguyên tố lưu huỳnh với hàm lượng phần trăm tính theo nguyên tử là 0,12 %. Trong khi đó, kết quả phân tích theo phương pháp hóa học (Phụ lục 3) cho thấy, hàm lượng lưu huỳnh và TiO2 có trong mẫu theo phần trăm khối lượng lần lượt là 0,27 và 92,24 %. Kết quả tính tốn theo tỉ lệ phần trăm mol S/TiO2 có trong mẫu vật liệu S-TiO2-25 là 0,73 %, thấp hơn so với giá trị ban đầu đã sử dụng để điều chế vật liệu S-TiO2 (% mol S/TiO2 = 25 %).
3.5.2.2. Trạng thái hóa học bề mặt của vật liệu S-TiO2
Đặc điểm liên kết trong mẫu vật liệu S-TiO2-25 được đặc trưng bởi phổ hồng ngoại, kết quả đo phổ IR được trình bày ở Hình 3.42.
các pic tương ứng với số sóng là: 3441; 2925; 1635; 1386; 1145 và 692 cm-1. Kết quả này bước đầu cho thấy có sự xuất hiện thêm một số liên kết mới khi biến tính vật liệu TiO2 bởi lưu huỳnh.
Thật vậy, pic ở 1635 cm-1 được cho là dao động biến dạng của liên kết O-H trong nước hấp phụ [97]; pic ở 1386 cm-1 và 1145 cm-1 được cho là đặc trưng của nhóm SO42- có liên kết 2 càng với nguyên tố kim loại [45, 97]. Điều này chứng tỏ là có sự hấp phụ hóa học hoặc xâm nhập của ion SO42- vào trong mạng lưới tinh thể của TiO2. Nhóm tác giả Tong-Shou Jin và cộng sự cho rằng, SO42- tạo liên kết với TiO2 trong mạng lưới tinh thể theo cách như sau [52]: