4.3. Những đóng góp của luận án
4.3.2. Đóng góp cho bộ máy quản lý vĩ mô của Nhà nước
Để giúp doanh nghiệp nâng cao mức độ cam kết thông qua phát triển VHDN
cần có sự vào cuộc của Nhà nước. Gần đây nhất Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã
công bố Ngày văn hóa doanh nghiệp Việt Nam – ngày 10 tháng 11 hàng năm. Trong lễ cơng bố đó Thủ tướng cũng đã chính thức phát động trong tồn quốc cuộc vận động
“Xây dựng văn hóa doanh nghiệp Việt Nam” với 5 nội dung cụ thể:
Một là, “Nâng cao nhận thức, quán triệt sâu rộng về vai trò văn hoá doanh
nghiệp trong cộng đồng doanh nghiệp và từng doanh nghiệp Việt Nam từ khi thành lập và trong suốt quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh.”
Hai là, “Xây dựng và phát triển nền tảng văn hoá doanh nghiệp Việt Nam gắn
với những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Coi phát triển văn hoá doanh
nghiệp là yêu cầu cơ bản và cấp thiết để phát triển bền vững và nâng cao năng lực
cạnh tranh của doanh nghiệp.”
Ba là, “Phát huy tích cực, đẩy lùi tiêu cực trong hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Từng doanh nhân và mỗi doanh nghiệp kiên quyết nói khơng với hành vi vi phạm pháp luật và đạo dức kinh doanh, gây tổn hại cho xã hội.”
Bốn là, “Làm lành mạnh môi trường kinh doanh với tinh thần thượng tôn pháp
luật; bảo đảm công khai, minh bạch, cạnh tranh lành mạnh và liêm chính trong kinh
doanh; tuân thủ các chuẩn mực kinh doanh quốc tế; khuyến khích tinh thần khởi nghiệp, lao động sáng tạo.”
Năm là, “Nâng cao văn hoá tinh thần, tăng cường thể lực cho cán bộ nhân viên
và người lao động thông qua xây dựng các thiết chế văn hố và mơi trường làm việc.” Như vậy, có thể thấy rằng Đảng và Nhà nước đã từng bước thấy rõ tầm quan
trọng của các loại hình DN trong việc xây dựng kinh tế, phát triển đất nước. Song song với đó cũng đã nhận thức được vai trò then chốt của nguồn lực văn hóa trong q trình xây dựng lợi thế cạnh tranh, cũng như củng cố và tăng cường mức độ cam kết của lực lượng lao động trong các tổ chức.
doanh nghiệp, các cơ quan quản lý nhà nước có một trách nhiệm khá quan trọng, thể hiện qua việc ban hành các chủ trương, chính sách, tạo môi trường thuận lợi cho doanh nghiệp, hỗ trợ doanh nghiệp và đưa được chủ trương, chính sách của Nhà nước đến
với các doanh nghiệp. Một số kiến nghị với cơ quan nhà nước để phát triển VHDN
như sau:
Ban hành và hoàn thiện các bộ luật nhằm mục tiêu tạo ra sân chơi công bằng cho mọi doanh nghiệp phát triển, từ đó hỗ trợ về mặt hành lang pháp lý cho việc xây dựng và duy trì các nền tảng văn hóa trong DN như luật sở hữu trí tuệ, luật bảo hộ thương hiệu,... Có cơ chế giám sát và khung hình phạt nghiêm minh đối với những doanh
nghiệp vi phạm; Đồng thời có những chương trình hỗ trợ, khuyến khích các DN thực
hiện tốt trách nhiệm “công dân” đối với người lao động cũng như với xã hội. Khi doanh nghiệp tạo được niềm tin trong người lao động bằng việc tôn trọng, bảo vệ quyền lợi của họ thì người lao động sẽ gắn bó với doanh nghiệp, từ đó cam kết với tổ chức sẽ tăng.
Xây dựng chiến lược phát triển trong từng lĩnh vực, ngành nghề ổn định, minh bạch, tạo hành lang thơng thống cho DN hoạt động; Xem xét để có những biện pháp hỗ trợ cho những lĩnh vực cần ưu tiên phát triển để nâng cao nội lực cho đất nước đồng thời không bị vi phạm với luật cạnh tranh quốc tế nhằm mục tiêu kích thích hiệu
quả hoạt động cho các DNVN, tạo nhiều doanh thu hơn; Có những ưu đãi về vốn - lãi suất, giúp DN tiếp cận được vốn để phát triển kinh doanh, từ đó ổn định và tạo thêm
nhiều việc làm cho người lao động tại DN. Đây là hướng đi giúp người lao động ổn định cuộc sống, cơng việc, từ đó có thể nâng cao cam kết với DN.
Khuyến khích hình thành và phát triển các hiệp hội, trung tâm tư vấn về VHDN bằng những biện pháp như cấp giấy phép hoạt động nhanh, không thu hoặc thu thuế
thu nhập thấp trong một số năm nhất định của các trung tâm, hiệp hội về VHDN…
Đưa tiêu chí liên quan đến VHDN bổ sung vào các tiêu chí bắt buộc các DN
cần phải thực thi trong hệ thống các thang đo để đánh giá xếp hạng DN trên cả nước.
Đồng thời có ngân sách để hỗ trợ các chương trình truyên truyền, chương trình đào tạo, tham quan học hỏi hoặc cấp các dự án cấp bộ về vấn đề văn hóa kinh doanh
và VHDN. Bên cạnh giải cúp vàng doanh nhân văn hóa, Nhà nước cần có thêm giải DN văn hóa, ngày văn hóa doanh nghiệp... để động viên và tôn vinh các doanh nhân, DN đầu tư xây dựng văn hóa mạnh.