TT Nội dung phỏng vấn Ghi chú
1. Sự phù hợp của cách tiếp cận văn hóa doanh nghiệp theo mơ hình của Denison? - Là căn cứ ban đầu để chọn lọc các biến (biến độc lập và biến phụ thuộc) - Hoàn thiện bảng
điều tra cho phương pháp định
lượng. 2. Sự phù hợp của cách tiếp cận cam kết nhân viên trong tổ
chức theo mơ hình Meyer & Allen?
3. Các biểu hiện của thang đo văn hóa doanh nghiệp?
4. Các biểu hiện của thang đo cam kết nhân viên trong tổ chức? 5. Xin ý kiến về bảng câu hỏi: Các phần nội dung chính của
bảng hỏi? Mức độ rõ ràng/dễ hiểu/ý nghĩa của các câu hỏi?
6. Dự kiến các chiều tác động trong mơ hình? - Xây dựng mơ hình nghiên cứu. - Bổ sung các biến kiểm sốt phù hợp thực tiễn cho mơ hình.
7. Những đặc điểm chính của doanh nghiệp Việt Nam ảnh
hưởng đến văn hóa doanh nghiệp và sự cam kết của nhân
viên?
8. Những đặc điểm chính của nhân viên ảnh hưởng đến văn hóa doanh nghiệp và sự cam kết của họ trong tổ chức?
Nguồn: Tác giả
Chi tiết các chuyên gia tham gia phỏng vấn được trình bày ở Phụ lục 3, chi tiết các câu hỏi phỏng vấn sâu được trình bày ở Phụ lục 1.
Trong phiếu phỏng vấn này, ngoài phần giới thiệu người phỏng vấn, mục đích, ý nghĩa của cuộc phỏng vấn, phiếu khảo sát bao gồm 02 phần chính:
Phần 1: Thông tin chung, đề cập đến các nội dung: Tên người được phỏng vấn, chức vụ, thời gian công tác, đơn vị công tác.
Phần 2: Câu hỏi phỏng vấn, trong phần này, tác giả đã tiến hành phỏng vấn với các câu hỏi dạng tìm hiểu. Tuỳ từng đối tượng phỏng vấn, tác giả sẽ linh động sử dụng các câu hỏi này sao cho đạt được mục tiêu đã định ra nhằm giúp tác giả kiểm tra tính
hợp lý trong mơ hình nghiên cứu cũng như sự phù hợp với thực tiễn của các doanh nghiệp.
Nội dung phỏng vấn được tác giả ghi chép hoặc ghi âm, được lưu trữ và mã hoá trong máy tính. Tiếp đó tác giả tiến hành việc gỡ băng và phân tích các thơng tin trả lời
để đưa ra các kết luận nhằm hoàn thiện mục tiêu NC ban đầu.
Kết quả phân tích tiếp tục được so sánh với khung nghiên cứu và các thang đo ban đầu để tiến hành chỉnh sửa, cải tiến và hồn thiện.
Khi tổng quan các nghiên cứu trước đó, tác giả nhận thấy có rất nhiều mơ hình
đo lường VHDN và sự cam kết tổ chức được đề cập. Để lựa chọn và xây dựng được
thang đo mang tính khái quát nhất về VHDN và sự cam kết tổ chức; tác giả đã chọn
lựa những mơ hình NC điển hình và được cơng nhận rộng rãi, bao gồm mơ hình đo
lường VHDN của Denison và mơ hình đo lường sự cam kết của Meyer & Allen
(1991). Các mơ hình này đóng vai trị là “mẫu số chung” trong định hướng các vấn đề hỏi ý kiến chuyên gia. Mục đích “của kỹ thuật phỏng vấn chuyên gia là để khám phá và khẳng định mơ hình dùng để phát triển thang đo sự ảnh hưởng của VHDN đến sự
cam kết với tổ chức. Phương thức tiến hành dưới sự điều khiển của tác giả, với nội
dung được soạn thảo trước (phụ lục 1) để giúp người được phỏng vấn hiểu rõ vấn đề mà đề tài đang mong muốn lắng nghe những ý kiến cá nhân của các chuyên gia, sau
khi xác định nội dung, các cá nhân được phỏng vấn sẽ tự do trình bày những hiểu biết của mình; một số các thành viên khác sẽ phản biện lại ý kiến của các thành viên trước
đó. Chu trình của phương thức phỏng vấn sẽ tiếp tục triển khai như vậy cho đến khi
khơng cịn quan điểm của ai, các thành viên cho biết ý kiến bằng văn bản, tác giả tổng hợp và giữ lại những ý kiến được 2/3 số thành viên đề xuất để tiếp tục thảo luận lại
những ý kiến này. Cuối cùng mỗi nội dung thảo luận được kết thúc bằng việc các
thành viên cho biểu quyết và giữ lại các ý kiến được 2/3 số thành viên thông qua. Kết quả của cuộc thảo luận xin ý kiến chuyên gia đã khẳng định hai mơ hình mà tác giả đã
đề xuất phù hợp để phát triển thang đo lường ảnh hưởng của VHDN tới sự cam kết với
tổ chức.
Từ mục đích và các nội dung NC định tính, tác giả sử dụng phiếu phỏng vấn và chia đối tượng phỏng vấn sâu thành hai nhóm:
Nhóm các chuyên gia: Các giảng viên, chuyên gia nghiên cứu am hiểu lĩnh vực
nghiên cứu của đề tài, đồng thời họ cũng có sự hiểu biết sâu về các mơ hình và phương pháp nghiên cứu định lượng. Tác giả đã lựa chọn 5 chuyên gia gồm: 03 giảng viên của Trường Đại học Kinh tế quốc dân, 01 giảng viên Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN, 01 giảng viên Khoa Kinh tế - ĐH Vinh. Với nhóm chuyên gia này tác giả phỏng vấn
vì tồn bộ các chun gia đều có kiến thức sâu về VHDN, sự cam kết nhân tổ chức
cũng như phương pháp định lượng.
Nhóm các nhà quản lý, lãnh đạo và người lao động trong doanh nghiệp: Với
nhóm phỏng vấn này, tác giả đã tiến hành phỏng vấn 03 lãnh đạo cấp cao của 3 DN là: Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Cơ khí Quang Trung - Hà Nội, Tổng Cơng Ty Hợp tác Kinh tế Quân Khu 4 - TP Vinh, Xí nghiệp gỗ Lam Hồng - TP Vinh và 15 lao động làm việc toàn thời gian tại 03 DN trên. Kết quả thu được khá tương đồng với việc phỏng vấn các chuyên gia ở trên. Tuy nhiên, vẫn có một số câu hỏi thì đối tượng phỏng vấn gặp nhiều khó khăn hơn do chưa hiểu rõ các thuật ngữ cũng như ý của câu hỏi, đồng thời qua việc phỏng vấn ngẫu nhiên 15 nhân viên này tác giả nhận thấy
nhiều sự hiểu biết kiến thức về VHDN, sự cam kết nhân viên còn rất nhiều hạn chế,
đặc biệt là các nhân viên. Do đó, trong lần phỏng vấn với nhóm này, tác giả phải sử
dụng thêm nhiều câu dẫn dắt, giải thích kỹ các thuật ngữ để đối tượng phỏng vấn hiểu rõ các câu hỏi từ đó cung cấp các câu trả lời một cách chuẩn xác nhất có thể.
Sau khi tiến hành gỡ băng và phân tích câu trả lời của người được phỏng vấn, kết quả NC được tổng hợp dưới bảng 2.2.