Ma trận đo lường rủi ro

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rủi ro trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm tại công ty bảo minh lâm đồng (Trang 36 - 49)

Trong đó:

- Ơ I: Tập trung những rủi ro có mức độ nghiêm trọng cao và tần suất xuất hiện cũng cao;

- Ô II: Tập trung những rủi ro có mức độ nghiêm trọng cao và tần suất xuất hiện thấp; - Ô III: Tập trung những những rủi ro có mức độ nghiêm trọng thấp, nhưng tần suất xuất hiện cao;

- Ô IV: Tập trung những rủi ro có mức độ nghiêm trọng thấp và tần suất xuất hiện thấp.

Để đánh giá mức độ quan trọng của rủi ro đối với tổ chức người ta sử dụng cả hai tiêu chí: Mức độ nghiêm trọng và tần suất xuất hiện, trong đó mức độ nghiêm trọng đóng vai trị quyết định. Vì vậy, sau khi đo lường, phân loại các rủi ro sẽ tập trung quản trị trước hết những rủi ro thuộc nhóm I, sau đó thứ tự sẽ đến nhóm II, III và sau cùng là những rủi ro thuộc nhóm IV. (Nguồn: Võ Xuân Nam, 2010)

1.3.3. Thiết lập các chính sách, qui trình hạn chế rủi ro

* Thiết lập chính sách quản lý rủi ro:

Để thiết lập hệ thống quản lý rủi ro, DN cần bắt đầu từ việc xây dựng chính sách quản lý rủi ro. Chính sách này sẽ xác định rõ phương pháp tiếp cận đối với rủi ro và quản lý rủi ro. Bên cạnh đó, chính sách quản lý rủi ro cũng qui định rõ trách nhiệm đối với quản lý rủi ro xuyên suốt DN: Ban Giám đốc; Các đơn vị trực thuộc; Phòng ban; Bộ phận quản lý rủi ro (nếu có); Bộ phận Kiểm tốn nội bộ - kiểm sốt nội bộ. Việc triển khai hoạt động quản lý rủi ro cần gắn liền với chiến lược kinh doanh, kế hoạch ngân sách hàng năm và các chu trình nghiệp vụ trong DN.

Xuất hiện Mức độ Nghiêm trọng Cao Thấp Cao I II Thấp III IV

Trong quá trình triển khai hoạt động quản lý rủi ro, DN cần đặc biệt quan tâm đến việc chuẩn bị bố trí và sử dụng hợp lý các nguồn lực. Các nguồn lực cần thiết cho hoạt động quản lý rủi ro phải được thiết lập tại từng cấp quản lý và trong từng đơn vị. Tại nhiều DN, việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa rủi ro được đưa vào hệ thống tiêu chí đánh giá chất lượng thực hiện công việc của nhân viên (KPIs).

* Qui trình quản lý rủi ro:

Ở gốc độ cơ bản, quy trình quản lý rủi ro thường bao gồm các bước công việc chủ yếu như: Xác nhận mục tiêu của DN, xác định rủi ro, mô tả và phân loại rủi ro, đánh giá và xếp hạng rủi ro, xây dựng kế hoạch ứng phó, lập báo cáo cập nhật tình hình thực thi, giám sát quá trình thực hiện, rà sốt và cải tiến quy trình quản lý rủi ro. Chi tiết về một số bước chính trong quy trình quản lý rủi ro như sau:

- Xác định rủi ro: Có rất nhiều phương thức để xác định rủi ro. Tuy nhiên, thông thường người ta sử dụng các phương thức sau: (1) Tổ chức Hội thảo đánh giá rủi ro; (2) Tổ chức họp "Tấn cơng trí não"; (3) Thơng qua Phiếu điều tra; (4) Thơng qua Phân tích các tình huống v.v… Trong số đó, tổ chức Hội thảo đánh giá rủi ro là phương thức xác định rủi ro được sử dụng nhiều nhất.

- Mô tả và phân loại rủi ro: Việc tiếp theo cần làm sau khi xác định được các rủi ro tiềm ẩn, đó là mô tả một cách ngắn gọn nhưng cụ thể về nguồn gốc, căn nguyên và hệ quả, tác động của từng rủi ro đối với DN. Tiếp theo, chúng ta sẽ thực hiện việc phân loại rủi ro. Thông thường, người ta sẽ phân loại rủi ro thành bốn nhóm: Rủi ro tài chính; Rủi ro chiến lược; Rủi ro hoạt động; Rủi ro nguy hiểm. Việc phân loại rủi ro như trên giúp DN quản lý rủi ro một cách có hệ thống và có cái nhìn tổng thể, toàn diện hơn về rủi ro trong mọi mặt hoạt động.

- Đánh giá và xếp hạng rủi ro: Do nguồn lực của DN là có hạn trong khi số lượng các rủi ro là rất lớn. Vì vậy, bước tiếp theo sau khi lập được bản danh sách các rủi ro tiềm ẩn, chúng ta sẽ tổ chức đánh giá và xếp hạng các rủi ro theo mức độ cần ưu tiên ứng phó. Để thực hiện việc xếp hạng rủi ro, DN sẽ phân tích, đánh giá từng rủi ro theo hai tiêu chí: khả năng xảy ra của rủi ro và mức độ ảnh hưởng của rủi ro đến DN nếu xảy ra.

- Xây dựng kế hoạch ứng phó: Xây dựng kế hoạch ứng phó là giai đoạn quan trọng trong q trình quản lý rủi ro. Theo đó, DN phải đưa ra các biện pháp phịng ngừa,

kiểm sốt cụ thể cần thực hiện để phòng ngừa và giảm thiểu thiệt hại nếu rủi ro xảy ra.

- Tổ chức giám sát việc thực hiện các biện pháp: Trong quá trình thực thi các biện pháp ứng phó, DN cần xây dựng hệ thống báo cáo thường xuyên nhằm đảm bảo kiểm sốt chặt chẽ q trình thực hiện, mọi thiếu sót trong việc thực hiện các biện pháp kiểm sốt rủi ro phải được thơng tin kịp thời đến cấp quản lý có trách nhiệm. Thường xuyên tổ chức kiểm tra và đánh giá việc tuân thủ chính sách quản lý rủi ro và các tiêu chuẩn liên quan….

Tóm lại, để thiết lập được một hệ thống quản lý rủi ro hoạt động hiệu quả, bên cạnh việc xây dựng chính sách quản lý rủi ro của DN, bản thân lãnh đạo DN phải cam kết ủng hộ việc triển khai, đảm bảo không tồn tại khái niệm "vùng cấm" trong DN, những khu vực không được tiếp cận đánh giá, kiểm soát. (Nguồn: Nhà quản lý, 2012)

1.3.4. Tổ chức kiểm soát

Kiểm soát rủi ro là việc sử dụng các biện pháp, kỹ thuật, công cụ, chiến lược, các chương trình hoạt động… để ngăn ngừa, né tránh hoặc giảm thiểu các tổn thất, những ảnh hưởng khơng mong đợi có thể xảy ra với tổ chức.

Hầu hết các công ty, khi xem xét việc lồng ghép qui trình kiểm sốt rủi ro vào trong tổng thể qui trình hoạt động của cơng ty, việc kiểm sốt rủi ro là một qui trình độc lập so với qui trình hoạt động của cơng ty.

Kiểm soát rủi ro được ưu tiên sử dụng trong ba trường hợp: (1) Chi phí tài trợ rủi ro lớn hơn chi phí tổn thất; (2) Tổn thất phát sinh gián tiếp hay những chi phí ẩn khơng được phát hiện trong một thời gian dài; (3) Tổn thất gây nên những tác động bên ngồi ảnh hưởng khơng tốt đến tổ chức.(Nguồn: Võ Xuân Nam, 2010)

Các biện pháp cơ bản để kiểm soát rủi ro:

- Né tránh rủi ro: Là né tránh những hành động, con người, tài sản làm phát sinh tổn thất có thể có bởi khơng thừa nhận nó ngay từ đầu hoặc loại bỏ nguyên nhân gây ra tổn thất đã được thừa nhận.

- Ngăn ngừa tổn thất: Biện pháp này tìm cách giảm bớt số lượng tổn thất xảy ra hoặc loại bỏ chúng hoàn tồn. Theo đó, chuỗi rủi ro là rất quan trọng vì các hoạt động ngăn ngừa rủi ro tập trung vào ba mắt xích đầu tiên chuỗi: Sự nguy hiểm, mơi trường rủi ro, sự tương tác giữa mối nguy hiểm và mơi trường. Có nghĩa là các hoạt động

ngăn ngừa tập trung vào: Thay thế hoặc sửa đổi hiểm họa, thay thế hoặc sửa đổi môi trường, thay thế hoặc sửa đổi cơ chế tương tác.

- Giảm thiểu nguy cơ - Giảm thiểu tổn thất: Là hai biện pháp có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Các biện pháp giảm thiểu tổn thất tấn công vào các rủi ro bằng cách làm giảm bớt giá trị hư hại khi tổn thất xảy ra (nghĩa là giảm nhẹ sự nghiêm trọng của tổn thất). Hoạt động giảm thiểu tổn thất là những biện pháp sau khi tổn thất nào đó xuất hiện, những chức năng hoặc mục đích của những biện pháp này là làm giảm thiểu tác động của tổn thất một cách hiệu quả nhất. Khi đó, các DNBH phải tích cực cứu vớt tài sản còn sử dụng được; Chuyển nợ đòi bồi thường cho bên thứ ba; Xây dựng các kế hoạch phịng ngừa rủi ro; Dự phịng trích lập các quỹ dự phịng bồi thường.

- Chuyển giao rủi ro: Đây là cơng cụ kiểm sốt rủi ro, tạo ra nhiều thực thể khác nhau thay vì một thực thể phải gánh chịu rủi ro. Cụ thể các DNBH thực hiện ký kết hợp đồng tái bảo hiểm với các công ty tái bảo hiểm hay một công ty bảo hiểm khác. Tái bảo hiểm và phương pháp chuyển giao bớt rủi ro mà DNBH sử dụng để nhượng một phần trách nhiệm trước đối tượng được bảo hiểm cho DNBH khác hoặc công ty tái bảo hiểm bằng một hợp đồng tái bảo hiểm.

- Đa dạng hóa rủi ro: Là một nỗ lực của các DNBH làm giảm sự tác động của tổn thất lên toàn bộ DN. Để thực hiện tốt biện pháp này đòi hỏi các DN phải đa dạng hóa thị trường khai thác, sản phẩm bảo hiểm và kênh phân phối sản phẩm.

1.3.5. Áp dụng các biện pháp phòng ngừa rủi ro

Theo Nghị định số 45/2007/NĐ-CP của Chính phủ: Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật kinh doanh bảo hiểm, tại khoản 2, Điều 25 Chính phủ đã đưa ra các biện pháp đề phòng, hạn chế tổn thất bao gồm:

- Tổ chức tuyên truyền, giáo dục;

- Tài trợ, hỗ trợ các phương tiện, vật chất để đề phòng hạn chế rủi ro;

- Hỗ trợ xây dựng các cơng trình nhằm mục đích đề phịng, giảm nhẹ mức độ rủi ro cho các đối tượng bảo hiểm;

- Thuê các tổ chức, cá nhân khác giám sát, đề phòng, hạn chế tổn thất.

Theo đó, chi phí đề phịng hạn chế tổn thất được tính theo tỷ lệ trên phí bảo hiểm thu được theo hướng dẫn của Bộ Tài chính. (Nguồn: Theo quy định tại Khoản 3, Điều 25 của Nghị định trên).

Việc áp dụng các biện pháp phòng ngừa rủi ro là một nghệ thuật đòi hỏi sự sáng tạo linh hoạt, mềm dẻo của nhà quản trị rủi ro. Sau đây là một số biện pháp hạn chế rủi ro phổ biến:

Thứ nhất, Đồng bảo hiểm – Coinsurance: Đây là một phương thức để hạn chế

rủi ro cho công ty bảo hiểm thông qua việc chia sẻ rủi ro của một hợp đồng bảo hiểm cụ thể nào đó cho nhiều DNBH khác cùng tham gia. Khi ấy, DNBH sẽ khơng mất đi KH (những người đang có nhu cầu bảo hiểm hiện tại và trong tương lai) mà vẫn có thể bảo vệ được sự an tồn của mình.

Trong hình thức đồng bảo hiểm, mỗi DNBH thành viên có thể tham gia nhận bảo hiểm theo các tỷ lệ khác nhau, điều này tùy thuộc vào khả năng và tầm vóc của mỗi khách DNBH. Theo pháp lý, nghĩa vụ của từng DNBH thành viên là hoàn tồn độc lập với nhau. Khi có rủi ro xảy ra, người tham gia bảo hiểm phải thực hiện việc khiếu nại đối với tất cả các công ty bảo hiểm đã tham gia vào hợp đồng “đồng bảo hiểm” đã đề cập ở trên.

Thứ hai, Tái bảo hiểm – Reinsurance: Là một hình thức chuyển giao rủi ro

(tồn bộ/ một phần) từ một cơng ty đã nhận bảo hiểm (người mua tái bảo hiểm/ công ty bảo hiểm gốc) cho một DNBH khác (người tái bảo hiểm).

Biện pháp tái bảo hiểm được sử dụng cho nhiều lý do khác nhau: (1) Tái bảo hiểm giúp gia tăng năng lực khai thác bảo hiểm; (2) Tái bảo hiểm giúp ổn định lợi nhuận của công ty bảo hiểm; (3) Tái bảo hiểm cung cấp sự bảo vệ chống lại những tổn thất có tính thảm họa; (4) Cuối cùng tái bảo hiểm tạo điều kiện để đạt được sự trợ giúp trong quá trình khai thác bảo hiểm.

Trong KDBH, hình thức tái bảo hiểm cố định được áp dụng ngày càng phổ biến. Có hai dạng tái bảo hiểm cố định như sau: Tái bảo hiểm cố định theo tỷ lệ và tái bảo hiểm cố định số thành/ phân ngạch.

1.4. KINH NGHIỆM HẠN CHẾ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH BẢO HIỂM TẠI MỘT SỐ NƯỚC VÀ BÀI HỌC CHO CÁC CÔNG DOANH BẢO HIỂM TẠI MỘT SỐ NƯỚC VÀ BÀI HỌC CHO CÁC CÔNG TY BẢO HIỂM VIỆT NAM

1.4.1. Kinh nghiệm

- Do đặc thù của ngành bảo hiểm, các đơn bảo hiểm có hiệu lực và kết thúc tại các thời điểm khác nhau, nên nếu chỉ nhìn vào các con số tài chính của một DNBH, người ta khơng thể thấy hết được đầy đủ bức tranh hoạt động kinh doanh, hiệu quả

nghiệp vụ, cũng như xu thế phát triển của DN đó. Đồng thời, doanh thu phát sinh trong năm cũng cần được tính tốn phí thực hưởng để có thể phản ánh phần doanh thu phù hợp với thời gian hiệu lực của hợp đồng. Ví dụ, hợp đồng bảo hiểm cấp vào tháng 12 của năm thì thực chất, phần lớn xác suất rủi ro phát sinh theo đơn này sẽ rơi vào năm sau. Do vậy, nếu tính doanh thu theo năm nghiệp vụ thì cơng ty bảo hiểm chỉ được hưởng doanh thu theo tỷ lệ số thời gian cịn lại của năm đó. Do đó, số liệu doanh thu phí cũng như tỷ lệ bồi thường cần phải được thống kê theo năm nghiệp vụ để phản ánh trung thực hơn bức tranh về hiệu quả khai thác của DN qua từng giai đoạn, cũng như trách nhiệm bồi thường của các DN. (Nguồn: Bảo hiểm Bảo Việt, 2013)

- Các công ty bảo hiểm không ngừng hoàn thiện và nâng cao năng lực cho chính mình. Hiện nay, hầu hết các công ty bảo hiểm ln muốn tạo cho mình một vị thế vững chắc, duy trì và mở rộng thị phần, tạo niềm tin ở KH. Các công ty bảo hiểm khơng chỉ đa dạng hố sản phẩm, nâng cao chất lượng dịch vụ, mà còn chú trọng đến việc chăm sóc KH, giải quyết nhanh chóng, hợp lý cơng tác bồi thường tổn thất trong các trường hợp xảy ra rủi ro được bảo hiểm.

- Vấn đề thiếu hụt nhân sự được đào tạo và có kinh nghiệm trong lĩnh vực KDBH vẫn ln là một khó khăn đối với các DNBH. Khi thiếu các cơ sở đánh giá rủi ro, thiếu các tính tốn thống kê đầy đủ trên cơ sở rủi ro phù hợp với từng DN thì việc định phí vẫn chủ yếu dựa trên cơ sở kinh nghiệm và áp lực cạnh tranh trên thị trường. Đó chính là lý do mà một số nghiệp vụ như bảo hiểm ô tô xe máy, tài sản, thân tàu, P&I…, DN biết lỗ nhưng vẫn làm và cạnh tranh khốc liệt bằng cách giảm phí, tăng chi phí bán hàng… Do vậy, thách thức đối với các DN là làm sao có được một hệ thống cơng nghệ thơng tin tốt, có các chuyên gia tính tốn, khả năng đánh giá và quản lý rủi ro chuyên nghiệp. Vấn đề này là những rào cản mà các DN khơng dễ gì giải quyết trong ngày một ngày hai. Tuy nhiên, đó chính là những mục tiêu và định hướng đối với các DNBH có chiến lược phát triển lâu dài.

- Riêng hoạt động đầu tư cũng cần được đẩy mạnh một cách có hiệu quả, bằng cách tận dụng tối đa các cơng cụ đầu tư tài chính, tham gia tích cực vào thị trường chứng khoán. Khi tham gia đầu tư vào các cơng trình, các dự án có vốn lớn, công ty cần chú trọng công tác thẩm định để đảm bảo mức độ an tồn, tính thanh khoản cũng như khả năng sinh lời cho đồng vốn. (Nguồn: Bùi Nhật Anh, 2003).

- Đối với loại rủi ro gắn liền với các nghiệp vụ bảo hiểm phát sinh thường không chắc chắn về tần suất, tính khốc liệt của rủi ro được bảo hiểm; liên quan đến thời gian thanh toán các khiếu nại trong tương lai và các chi phí liên quan.

Thuộc nhóm rủi ro bảo hiểm của DNBH có thể có rủi ro thảm họa, rủi ro tử vong, thương tật, rủi ro về mất hiệu lực hợp đồng bảo hiểm, rủi ro hủy bỏ hợp đồng bảo hiểm, rủi ro định phí khơng đầy đủ. Tổn thất trong kinh doanh của các DNBH thường gắn liền với các thảm họa. “Thảm họa” không chỉ xuất phát từ tự nhiên mà nó cịn là những thảm họa do con người gây ra. Sự kiện khủng bố ngày 11/09/2001 được Warren Buffet (CEO của Berkshire Hathaway) coi là một “đại thảm hoạ” và thừa nhận là sai lầm khi đã không định giá đối với các tổn thất liên quan trong KDBH.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rủi ro trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm tại công ty bảo minh lâm đồng (Trang 36 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)