Tổ chức kiểm soát

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rủi ro trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm tại công ty bảo minh lâm đồng (Trang 38 - 39)

1.3. QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG KINHDOANH BẢO HIỂM

1.3.4. Tổ chức kiểm soát

Kiểm soát rủi ro là việc sử dụng các biện pháp, kỹ thuật, cơng cụ, chiến lược, các chương trình hoạt động… để ngăn ngừa, né tránh hoặc giảm thiểu các tổn thất, những ảnh hưởng khơng mong đợi có thể xảy ra với tổ chức.

Hầu hết các công ty, khi xem xét việc lồng ghép qui trình kiểm sốt rủi ro vào trong tổng thể qui trình hoạt động của cơng ty, việc kiểm sốt rủi ro là một qui trình độc lập so với qui trình hoạt động của cơng ty.

Kiểm soát rủi ro được ưu tiên sử dụng trong ba trường hợp: (1) Chi phí tài trợ rủi ro lớn hơn chi phí tổn thất; (2) Tổn thất phát sinh gián tiếp hay những chi phí ẩn khơng được phát hiện trong một thời gian dài; (3) Tổn thất gây nên những tác động bên ngồi ảnh hưởng khơng tốt đến tổ chức.(Nguồn: Võ Xn Nam, 2010)

Các biện pháp cơ bản để kiểm soát rủi ro:

- Né tránh rủi ro: Là né tránh những hành động, con người, tài sản làm phát sinh tổn thất có thể có bởi khơng thừa nhận nó ngay từ đầu hoặc loại bỏ nguyên nhân gây ra tổn thất đã được thừa nhận.

- Ngăn ngừa tổn thất: Biện pháp này tìm cách giảm bớt số lượng tổn thất xảy ra hoặc loại bỏ chúng hồn tồn. Theo đó, chuỗi rủi ro là rất quan trọng vì các hoạt động ngăn ngừa rủi ro tập trung vào ba mắt xích đầu tiên chuỗi: Sự nguy hiểm, mơi trường rủi ro, sự tương tác giữa mối nguy hiểm và môi trường. Có nghĩa là các hoạt động

ngăn ngừa tập trung vào: Thay thế hoặc sửa đổi hiểm họa, thay thế hoặc sửa đổi môi trường, thay thế hoặc sửa đổi cơ chế tương tác.

- Giảm thiểu nguy cơ - Giảm thiểu tổn thất: Là hai biện pháp có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Các biện pháp giảm thiểu tổn thất tấn công vào các rủi ro bằng cách làm giảm bớt giá trị hư hại khi tổn thất xảy ra (nghĩa là giảm nhẹ sự nghiêm trọng của tổn thất). Hoạt động giảm thiểu tổn thất là những biện pháp sau khi tổn thất nào đó xuất hiện, những chức năng hoặc mục đích của những biện pháp này là làm giảm thiểu tác động của tổn thất một cách hiệu quả nhất. Khi đó, các DNBH phải tích cực cứu vớt tài sản cịn sử dụng được; Chuyển nợ đòi bồi thường cho bên thứ ba; Xây dựng các kế hoạch phòng ngừa rủi ro; Dự phịng trích lập các quỹ dự phịng bồi thường.

- Chuyển giao rủi ro: Đây là cơng cụ kiểm sốt rủi ro, tạo ra nhiều thực thể khác nhau thay vì một thực thể phải gánh chịu rủi ro. Cụ thể các DNBH thực hiện ký kết hợp đồng tái bảo hiểm với các công ty tái bảo hiểm hay một công ty bảo hiểm khác. Tái bảo hiểm và phương pháp chuyển giao bớt rủi ro mà DNBH sử dụng để nhượng một phần trách nhiệm trước đối tượng được bảo hiểm cho DNBH khác hoặc công ty tái bảo hiểm bằng một hợp đồng tái bảo hiểm.

- Đa dạng hóa rủi ro: Là một nỗ lực của các DNBH làm giảm sự tác động của tổn thất lên toàn bộ DN. Để thực hiện tốt biện pháp này đòi hỏi các DN phải đa dạng hóa thị trường khai thác, sản phẩm bảo hiểm và kênh phân phối sản phẩm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rủi ro trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm tại công ty bảo minh lâm đồng (Trang 38 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)