Các tiêu chí phản ánh rủi ro trong kinhdoanh bảo hiểm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rủi ro trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm tại công ty bảo minh lâm đồng (Trang 26)

1.2. RỦI RO TRONG KINHDOANH BẢO HIỂM

1.2.3. Các tiêu chí phản ánh rủi ro trong kinhdoanh bảo hiểm

Rủi ro trong KDBH là các rủi ro liên quan đến khả năng một cơng ty bảo hiểm có thể gánh chịu tổn thất do phí bảo hiểm thu được khơng đủ bù đắp các chi phí bồi thường các sự kiện bảo hiểm. Những rủi ro này liên quan đến tất cả các quy trình trong một DNBH, mỗi rủi ro có khả năng xảy ra và mức độ ảnh hưởng khác nhau. Từ rủi ro trong bảo hiểm (khai thác, dự phòng, tái bảo hiểm); Rủi ro tài sản (thị trường, tín dụng, thanh khoản) cho đến rủi ro trong hoạt động (phát triển sản phẩm, bán hàng và phân phối, khai thác, bồi thường)… Để phản ánh rủi ro trong KDBH, người ta dùng hai tiêu chí sau:

Thứ nhất, Tần suất xuất hiện rủi ro: Là số lần có thể xảy ra rủi ro trong một khoảng thời gian nhất định hay là khoảng cách thời gian trung bình giữa các lần rủi ro xuất hiện. Ví dụ, cứ 30 năm xuất hiện một đợt lũ mấp mé đê sông Hồng tại Hà Nội. Như vậy tần suất xuất hiện rủi ro là cứ 100 năm thì có trên ba lần xuất hiện lũ lớn mấp mé đê sông Hồng. Nếu khoảng thời gian xem xét càng dài thì rủi ro xảy ra càng nhiều.

Thứ hai, Mức độ nghiêm trọng của rủi ro hay tính khốc liệt của tổn thất. Tổn

thất là hậu quả của rủi ro. Đối tượng chịu ảnh hưởng của rủi ro khác nhau thì tổn thất gây ra cũng khác nhau. Ví dụ: Giá lạnh có thể gây tổn thất cho loại cây trồng này nhưng không gây thiệt hại cho loại cây trồng khác. (Nguồn: Nguyễn Tiến Hùng, 2013).

Tổn thất có nhiều dạng khác nhau:

- Tổn thất về vật chất, tổn thất về thu nhập: Tổn thất về vật chất và tổn thất về thu nhập, có thể đo lường được và có thể bù đắp được, có thể sửa chữa, khơi phục, thay thế. Vì vậy, bảo hiểm chỉ bồi thường tổn thất vật chất, tổn thất về thu nhập.

- Tổn thất về tinh thần tình cảm: Như mất đi một người ruột thịt, mất đi một tập ảnh cưới là những tổn thất khó đo được giá trị cũng như khó có cách nào bù đắp được. - Tổn thất về tính mạng, sức khoẻ con người: Tổn thất về tính mạng và sức khỏe con người khơng có gì đo được và không thể lượng hoá giá trị bằng tiền. Tuy nhiên, người ta có thể thoả thuận với nhau số tiền bảo hiểm sẽ trả trong trường hợp chết người, mất chân, mất tay v.v... Có thể lượng hoá được sức khỏe con người bằng tỷ lệ % mất khả năng lao động.

Ngoài ra, tổn thất có thể khơng đáng kể hoặc lớn tới mức người ta không thể đánh giá được giá trị thiệt hại của chúng. Đối với tổn thất không đáng kể, người được bảo hiểm có thể tự khắc phục được bằng khả năng tài chính của mình. Họ sẽ tự bảo hiểm và chỉ tham gia bảo hiểm những tổn thất lớn hơn. Mức độ nghiêm trọng của tổn thất cũng rất khác nhau. Có những tổn thất lớn tới mức một DNBH riêng lẻ hoặc nhiều DN phối hợp với nhau cũng không thể bù đắp được. Những rủi ro như vậy thường bị loại trừ, không nhận bảo hiểm, mà thường được xử lý bằng các biện pháp của Chính phủ, của tồn xã hội.

Mối quan hệ giữa tần suất và tính nghiêm trọng của rủi ro

- Có những rủi ro tần suất xuất hiện thấp và không nghiêm trọng, chẳng hạn như người đi bộ trên vỉa hè ít gặp tai nạn, nếu có vấp ngã thì thiệt hại khơng đáng kể. Những rủi ro như vậy, người ta thường khơng có nhu cầu bảo hiểm.

- Có những rủi ro tần suất xuất hiện cao nhưng tính khốc liệt thấp. Ví dụ, những vụ tai nạn giao thông nhỏ xảy ra rất nhiều nhưng thiệt hại về người và tài sản khơng đáng kể. Người có lỗi chỉ cần ngỏ lời xin lỗi và xem như xong chuyện.

- Ngược lại, có những rủi ro tần suất xuất hiện thấp nhưng tính khốc liệt cao. Ví dụ như tai nạn máy bay có tần suất xuất hiện không cao, nhưng thiệt hại gây ra có thể rất lớn, bao gồm thiệt hại về máy bay, hành khách chuyên chở trên máy bay và có thể cả người và tài sản trên mặt đất.

- Mặt khác, có những rủi ro tần suất xuất hiện cao và tính khốc liệt cũng cao.Ví dụ như các cơng trình xây dựng nằm cận kề bên dịng suối dễ bị lũ quét tàn phá, cây trồng trên cánh đồng trũng dễ bị mưa làm úng ngập. Nhận bảo hiểm loại rủi ro này là một sự mạo hiểm đối với các DNBH. (Nguồn: Bùi Diệu Anh, 2010)

Tóm lại: Đánh giá tần suất xuất hiện và tính nghiêm trọng của rủi ro là cần thiết để có phương án bảo hiểm thích hợp. Điều này khơng những có ý nghĩa quan trọng đối với KH mà còn ảnh hưởng trực tiếp tới kết quả kinh doanh của DNBH. 1.2.4. Nguyên nhân rủi ro trong kinh doanh bảo hiểm

Cho đến nay, thị trường bảo hiểm Việt Nam đã từng bước hội nhập với thị trường bảo hiểm khu vực và quốc tế thông qua cơ chế hợp tác thương mại, dịch vụ tài chính đa phương hoặc song phương, với các nước ASEAN, Liên minh Châu Âu, Hoa Kỳ, Nhật Bản, v.v…

Tuy nhiên, thị trường bảo hiểm Việt Nam còn tồn tại nhiều vấn đề bất cập. Ngoài những khó khăn do chính sách bảo hiểm chưa hồn thiện thì nguy cơ rủi ro trong các DNBH Việt Nam đang là vấn đề rất nhức nhối và được đặc biệt quan tâm. Sau đây là những nguyên nhân dẫn đến rủi ro trong KDBH:

1.2.4.1. Nguyên nhân từ phía doanh nghiệp

Thứ nhất, rủi ro xuất phát từ nguyên nhân DNBH có vốn nhỏ, rủi ro tiềm ẩn

cao.

Các công ty bảo hiểm trước khi phát hành một đơn bảo hiểm đều phải đánh giá rủi ro được bảo hiểm, xem xét các yếu tố dẫn đến sự tăng giảm rủi ro… Từ đó mới đưa ra quyết định chấp nhận hay từ chối rủi ro với phạm vi bảo hiểm như thế nào, tỷ lệ phí bảo hiểm là bao nhiêu cho phù hợp. Nhưng các DNBH mới chỉ đánh giá được rủi ro của đối tượng bảo hiểm, còn nhiều DNBH vẫn chưa xem xét một cách thấu đáo những rủi ro tiềm ẩn trong chính bản thân DN mình.

Ở Việt Nam hiện nay, chưa có một tổ chức nào đánh giá chất lượng hoạt động (xếp loại, xếp hạng) của các cơng ty bảo hiểm. Vì vậy, có tình trạng là khả năng tài chính của DNBH Việt Nam khơng tương xứng với giá trị tài sản được bảo hiểm mà

vẫn nhận bảo hiểm. Từ đó, dẫn đến trách nhiệm và lợi ích của cơng ty bảo hiểm là khơng tương xứng. Thêm vào đó, việc cạnh tranh khơng lành mạnh về hạ phí bảo hiểm dưới mức an toàn, tăng hoa hồng quá mức quy định… càng làm tăng rủi ro cho các DNBH ở Việt Nam. Nguy cơ phá sản, làm ăn thua lỗ, khơng thu xếp được tái bảo hiểm, mất uy tín, ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh… là khá cao.

Do đặc thù của ngành Bảo hiểm, các đơn bảo hiểm có hiệu lực và kết thúc tại nhiều thời điểm khác nhau, cho nên nếu chỉ nhìn vào các con số tài chính của một DNBH, thì khó có thể nhận thấy hết được đầy đủ bức tranh hoạt động kinh doanh, hiệu quả nghiệp vụ cũng như xu thế phát triển của DN đó.

Thứ hai, vấn đề thiếu hụt nhân sự được đào tạo và có kinh nghiệm vẫn ln là

một khó khăn đối với các DNBH. Khi thiếu các cơ sở đánh giá rủi ro, thiếu các tính toán thống kê đầy đủ trên cơ sở rủi ro phù hợp với từng DN thì việc định phí vẫn chủ yếu dựa trên cơ sở kinh nghiệm và áp lực cạnh tranh trên thị trường. Đó cũng lý do vì sao, một số nghiệp vụ như bảo hiểm ô tô xe máy, tài sản, thân tàu … DN biết lỗ nhưng vẫn làm và cạnh tranh khốc liệt bằng cách giảm phí, tăng chi phí bán hàng…(Nguồn: Đỗ Thu Hằng, 2016)

Thứ ba, rủi ro bắt nguồn từ kênh phân phối sản phẩm bảo hiểm đã bộc lộ

nhiều yếu kém, đầu tư công nghệ thiếu Đồng bộ, kém hiệu quả. Hệ thống công nghệ thông tin của các DNBH chưa cập nhật được từng hợp đồng bảo hiểm phát sinh, chưa phân loại được KH, rủi ro bảo hiểm, chưa phân tích đánh giá được nguyên nhân, mức độ rủi ro tổn thất, còn nhiều lỗ hổng để trục lợi bảo hiểm.

Thứ tư, rủi ro bắt nguồn từ đại lý: Tình trạng đại lý chạy theo doanh thu, không làm đúng các quy trình tác nghiệp đang ngày càng phổ biến. Thực tế cho thấy, việc làm này đã dẫn đến sự tranh chấp khi giải quyết bồi thường bảo hiểm. Đó là: kê khai giấy yêu cầu bảo hiểm hộ KH, không trực tiếp gặp người tham gia bảo hiểm hoặc người được bảo hiểm để kiểm tra tình trạng tài chính và sức khoẻ của họ, phản ánh sai tình trạng sức khoẻ và khả năng/ tình trạng tài chính của KH trong báo cáo đại lý, chuyển về công ty giấy yêu cầu bảo hiểm không đúng chữ ký của KH, không hướng dẫn KH kê khai đầy đủ, trung thực giấy yêu cầu bảo hiểm. Ngoài ra, nhiều đại lý cũng đã giải thích chưa đầy đủ, khơng rõ điều khoản của hợp đồng, thậm chí thơng đồng với KH, cố tình làm sai lệch hồ sơ giải quyết quyền lợi bảo hiểm, gây hậu quả xấu, ảnh hưởng đến hình ảnh, uy tín của DNBH.

Tình trạng các nhân viên bảo hiểm do vơ tình hay cố ý ghi sai ngày tham gia bảo hiểm trên giấy chứng nhận bảo hiểm, hoặc đại lý bảo hiểm thông đồng với KH, thậm chí, họ có thể vạch “đường đi nước bước” cho KH lợi dụng kẽ hở về giấy tờ, thủ tục giám định để trục lợi… (Nguồn: Trịnh Thanh Hoan, 2015)

Tóm lại: Ngun nhân dẫn tới các tình trạng trên một phần là do mơ hình quản trị của DNBH hiện nay đang tạo sự mâu thuẫn, tạo sự cạnh tranh giữa các phòng ban, giữa các chi nhánh khi các doanh nghiệp phân cấp khơng rõ ràng, chặt chẽ. Mơ hình phân tán, việc giao quyền lực cho các chi nhánh tạo ra sự chủ động trong kinh doanh, nhưng cũng tăng rủi ro trục lợi. Đặc biệt là còn phụ thuộc vào thái độ của DN đối với rủi ro, sai lầm trong chiến lược kinh doanh, quản lý DN, hệ thống quản trị rủi ro, kiểm tra, kiểm sốt nội bộ mang tính hình thức, chưa thực chất. Sự yếu kém của cán bộ quản lý và nhân viên, thiếu đạo đức và văn hóa kinh doanh, thiếu động cơ làm việc, thiếu đoàn kết nội bộ ...

1.2.4.2. Nguyên nhân từ phía người mua bảo hiểm

Trục lợi bảo hiểm vẫn luôn là thách thức, là vấn đề rất đáng quan tâm hiện nay của các DNBH. Trục lợi bảo hiểm làm giảm lợi nhuận, khiến cho hiệu quả sản xuất kinh doanh bị hạn chế, thậm chí có những tác động xấu đến uy tín của DNBH. Thế nhưng trục lợi bảo hiểm đã và đang diễn ra hết sức phức tạp, tinh vi ở nhiều nghiệp vụ bảo hiểm.

Một số hành vi trục lợi bảo hiểm phổ biến từ KH:

- Trong bảo hiểm xe cơ giới, bảo hiểm tàu thuyền, trục lợi bảo hiểm được thực hiện thơng qua việc hợp lý hóa ngày và hiệu lực bảo hiểm.

- Giả mạo hồ sơ để tham gia bảo hiểm khi sự kiện bảo hiểm xảy ra. Đây là trường hợp trước đó, đối tượng bảo hiểm chưa tham gia hợp đồng bảo hiểm. Sau khi sự kiện bảo hiểm xảy ra như: Tai nạn đã xảy ra, người đã bị tử vong, thương tật hoặc tài sản đã bị hỏng, bị tổn thất mới tham gia bảo hiểm. Hành vi này chủ yếu xảy ra do người tham gia bảo hiểm thông đồng với nhân viên bảo hiểm, đại lý bảo hiểm;

- KH tự gây thiệt hại, cố ý gây ra tổn thất để được nhận tiền bồi thường bảo hiểm hoặc chi trả quyền lợi bảo hiểm;

- KH cố ý không cung cấp thông tin hoặc cung cấp thông tin sai sự thật, các thơng tin liên quan đến tình trạng của đối tượng được bảo hiểm như: tình trạng sức khoẻ của bản thân trong hồ sơ yêu cầu bảo hiểm... nhằm đạt mục đích được tham gia bảo hiểm.

- Hành vi mua bảo hiểm cho nhiều DNBH đối với một tài sản (bảo hiểm trùng). - Khi đã xảy ra tổn thất thì KH mới chạy “bảo hiểm”: Hình thức này xảy ra khi KH đã bị tổn thất về tài sản như máy móc, phương tiện di chuyển… rồi mới bắt đầu tham gia bảo hiểm để trục lợi.

- KH lập hồ sơ giả, tạo dựng hiện trường giả, thay đổi tình tiết vụ tai nạn;

- Khai tăng hoặc khai khống về số lượng, giá trị tổn thất tài sản trong sự kiện bảo hiểm…(Nguồn: Doãn Hồng Nhung, 2014).

1.2.4.3. Nguyên nhân từ môi trường

Nguyên nhân dẫn đến rủi ro trong KDBH, ngoài xuất phát từ DNBH, từ người mua bảo hiểm KH cịn do sự ảnh hưởng từ nhân tố mơi trường.

Thứ nhất, nguyên nhân từ môi trường tự nhiên, như bão, lũ lụt, hạn hán, động

đất, núi lửa, sóng thần, nước biển dâng, trái đất “nóng” lên... Các rủi ro này thường có hai đặc điểm chung: khả năng dự báo, dự đoán thấp, xảy ra bất ngờ, thứ hai là gây thiệt hại trên quy mô lớn; không chỉ cho một vùng miền, một ngành, một cộng đồng mà cho cả một nền kinh tế, một số quốc gia hoặc cả thế giới.

Thứ hai là các rủi ro từ môi trường xã hội, từ cấu trúc xã hội, dân số, dân cư.

Đó là sự thay đổi các chuẩn mực giá trị, hành vi con người, các thang giá trị trong xã hội,... Một xã hội bao cấp về kinh tế, bao biện trong quản lý một xã hội, một xã hội với cộng đồng dân cư đông nhưng không mạnh, chất lượng dân số thấp, sức mua kém, tỉ lệ dân số trẻ thấp... đều có thể là nguồn gốc rủi ro cho hoạt động KDBH của DNBH.

Thứ ba là các rủi ro đến từ nơi có mơi trường thấp kém về văn hóa, tha hóa về

đạo đức... Một xã hội mà nơi có dân trí thấp, các chuẩn mực văn hóa thiếu, đạo đức khơng được đề cao, thì làm sao có thể thực thi pháp luật một cách hiệu quả? Một khi pháp luật không được thực thi hiệu quả thì ngàn vạn rủi ro có thể xảy ra trong KDBH.

Thứ tư là các rủi ro từ mơi trường chính trị, nơi thiếu các thiết chế để bảo vệ

quyền tự do, dân chủ, quyền sở hữu tài sản của người dân nói chung, DN nói riêng. Một quốc gia thường xun thay đổi chính sách, thường xun có đảo chính, chiến tranh, bạo loạn, xung đột sắc tộc, tơn giáo, bãi cơng. đình cơng, thường xun có sự can thiệp thiếu chuẩn mực vào thị trường, chính sách bị các nhóm lợi ích mờ ám chi phối, phân biệt đối xử, tham ô, hối lộ trầm trọng... đều gây nguy cơ rủi ro cho các

DNBH khiến họ thiếu niềm tin kinh doanh, mất động lực đầu tư hoặc tệ hại hơn, kinh doanh theo kiểu băng đảng maphia, băng hoại nhà nước, gây hại cho cả nền kinh tế, xã hội.

Thứ năm là các rủi ro từ môi trường kinh tế. Khi một môi trường kinh tế, nơi

thường xuyên có khủng hoảng, lạm phát triền miên, giá cả thất thường, cung cầu bất ổn, tỷ giá thay đổi chóng mặt, hàng hóa dịch vụ khan hiếm (thật và giả), độc quyền không kiểm sốt được, cạnh tranh cơng bằng chỉ nằm trên giấy... cùng với việc thiếu năng lực kỹ trị hoặc sự công tâm của công quyền đều được coi là những rủi ro lớn cho các DNBH.

Thứ sáu là các rủi ro có nguyên nhân từ môi trường pháp lý thiếu minh bạch

trong cả ba lĩnh vực lập pháp, hành pháp và tư pháp. Đây cũng là hiểm họa của kinh doanh lành mạnh. Nơi pháp luật bất nhất, mâu thuẫn, chồng chéo, thay đổi đột ngột, mờ ám, thực thi pháp luật thiếu minh bạch, công khai, hiệu quả, việc áp dụng pháp luật thiếu công bằng, khách quan, các quyền sở hữu tài sản, quyền bảo vệ hợp đồng hoặc luôn bị xâm hại hoặc chi phí quá cao... đều là nguồn gốc rủi ro, gây thiệt hại nặng nề cho DNBH.(Nguồn: Nhà quản lý, 2012).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rủi ro trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm tại công ty bảo minh lâm đồng (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)