Kiến nghị đối với Cơ quan Nhà nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rủi ro trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm tại công ty bảo minh lâm đồng (Trang 89 - 92)

Để tạo sự yên tâm cho các công ty KDBH, Nhà nước cần phải tạo lập và duy trì một môi trường kinh doanh an toán, ổn định, bình đẳng và thuận lợi. Điều này thể hiện trước hết ở việc xây dựng một khuôn khổ pháp lý phù hơp với sự vận động cơ chế thị trường. Trong công tác quản lý, Nhà nước cần sử dụng các công cụ pháp lý một cách thích hợp và hiệu quả, đặc biệt cần phải hạn chế tối đa sự cạnh tranh không lành mạnh, kiểm soát độc quyền, đảm bảo một môi trường kinh doanh thuận lợi, bình đẳng. Nhà nước cũng cần chủ trương đổi mới phương thức và nâng cao năng lực quản lý nhà nước đối với hoạt động KDBH thông qua hệ thống các chỉ tiêu về hoạt động của DNBH và tiến hành kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật không can thiệp hành chính vào hoạt động của các DN.

Nhà nước cần sớm rà soát và hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật, nghị định, thông tư liên quan đến hoạt động KDBH. Trong đó, Quốc hội nên sửa đổi Bộ luật Hình sự Việt Nam, cụ thể hóa tội trục lợi bảo hiểm: Tội phạm này là tội “chưa đạt về mục đích – chưa nhận lợi ích vật chất, tiền… nhưng đã hoàn thành về hành vi gian lận, không kê khai trung thực, đánh tráo tài sản nhằm trục lợi, tạo dựng hiện trường giả, lập hồ sơ khống, lập hồ sơ không trung thực…” phải chịu trách nhiệm hình sự. Từ đó, ban hành và thực thi một hệ thống pháp luật khoa học, Đồng bộ, tiến bộ và có tuổi thọ cao. (Doãn Hồng Nhung, 2014).

Luật KDBH còn thiếu sự giải thích một số thuật ngữ rất phổ biến trong hợp đồng bảo hiểm nhân thọ như “giá trị hoàn lại” và “chi phí hợp lý”, mặc dù những thuật ngữ này được sử dụng thường xuyên trong luật và các văn bản dưới luật, nhưng dẫn đến nhiều cách hiểu khác nhau. Bên cạnh đó, có nhiều thuật ngữ khác cũng có cách hiểu không thống nhất giữa các DNBH. Các DNBH đã từng thảo luận về việc thống nhất thuật ngữ, chứng tỏ đây là một nội dung hết sức quan trọng (Vietstock, 2006). Luật nên bổ sung cách hiểu các thuật ngữ phổ biến nhằm đảm bảo việc áp dụng được thuận lợi hơn.

Liên quan đến nghiệp vụ bảo hiểm cháy nổ, tác giả thiết nghĩ cơ quan Nhà nước cần nhanh chóng sửa đổi Luật phòng cháy chữa cháy. Về cơ chế chính sách, cần sửa đổi quy định về tỷ lệ 5% kinh phí phòng cháy chữa cháy phải nộp và tỷ lệ giữ lại của DNBH (không tính phần phí tái bảo hiểm) phù hợp hơn với thực tế. Bên cạnh đó, các đơn vị hành chính sự nghiệp cần được cấp kinh phí để mua bảo hiểm và quy trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người đứng đầu nếu không mua bảo hiểm. Cần có biện pháp hữu hiệu ngăn chặn và xử lý trục lợi bảo hiểm. Ngoài ra, cần sửa đổi quy tắc điều khoản bảo hiểm cháy nổ bắt buộc phù hợp với quy tắc điều khoản bảo hiểm cháy nổ và các rủi ro đặc biệt để thuận tiện cho việc mở rộng rủi ro bảo hiểm ngoài rủi ro cháy nổ bắt buộc và thuận lợi cho tái bảo hiểm.

Vấn đề thiếu hụt một khung pháp lý để điều chỉnh hoạt động cạnh tranh ở nước ta hiện nay đang gây rất nhiều khó khăn cho hoạt động kinh doanh của nhiều ngành nghề, trong đó lĩnh vực bảo hiểm chịu tác động không nhỏ. Do vậy, nhiệm vụ quan trọng đặt ra trong thời gian tới là Chính phủ cùng các bộ, ngành liên quan tiến hành nghiên cứu, soạn thảo và trình Quốc hội thông qua Luật Cạnh tranh. Trong thời gian chờ đợi Luật Cạnh tranh được ban hành, các cơ quan quản lý Nhà nước về hoạt

động KDBH, cụ thể là Bộ Tài chính cần ban hành thông tư, chế tài cụ thể để quản lý, kiểm soát hoạt động cạnh tranh và xử lý vi phạm về cạnh tranh trong hoạt động KDBH.

Nhà nước phải kiểm tra giám sát chặt chẽ hoạt động cũng như áp dụng các biện pháp chế tài xử phạt nghiêm minh đối với hành vi vi phạm pháp luật của các DN KDBH và các cá nhân, đơn vị tham gia bảo hiểm.

Đối với những nghiệp vụ bảo hiểm mà pháp luật quy định bắt buộc KH phải tham gia cần có sự phối hợp với các cơ quan chức năng, để kiểm tra theo dõi và đưa ra những mức chế tài xử phạt thích đáng cao hơn mức phí bảo hiểm mà họ tham gia.

Nhà nước cần làm tốt hơn nữa công tác cán bộ, tạo thuận lợi trong việc cung cấp các dịch vụ công cho các cá nhân và DN trong hoạt động KDBH, giảm bớt các rủi ro khách quan cho các DNBH yếu kém do đội ngũ cán bộ công chức gây ra rủi ro cho công ty.

Nhà nước cần sớm có pháp lệnh về rủi ro và có các quỹ dự phòng thích hợp để góp phần hỗ trợ xử lý rủi ro cho các DNBH khi gặp các tai nạn khách quan, bất khả kháng (thiên tai, động đất, hạn hán, bạo động chính trị xã hội,…).

Cơ chế chính sách cần được xây dựng theo hướng giảm thiểu các thủ tục hành chính, tăng cường năng lực tài chính, hiệu quả hoạt động và năng lực cạnh tranh của các DNBH, thúc đẩy phát triển sản phẩm bảo hiểm mới, kênh phân phối mới, khuyến khích DNBH đầu tư phát triển các công nghệ hiện đại để tiếp cận rộng hơn tới mọi đối tượng KH. Phương thức quản lý, giám sát sẽ được đổi mới theo hướng tăng cường đối thoại trực tiếp, nắm bắt sát sao tình hình của DNBH để kịp thời giải quyết khó khăn, vướng mắc của DNBH trong quá trình hoạt động.

Bộ Công an cần có cơ chế phối hợp tích cực, hỗ trợ các DN hoạt động KDBH để ngăn ngừa và phòng chống trục lợi bảo hiểm. Cơ quan điều tra của Bộ Công an cần phối hợp cùng với DNBH giải quyết những khiếu nại của KH yêu cầu bồi thường bảo hiểm có dấu hiệu nghi vấn trục lợi bảo hiểm.

Bộ Tài chính cần phối hợp với Bảo hiểm Xã hội Việt Nam, Bộ Y tế để tổ chức giám định Bảo hiểm Y tế (Bảo hiểm Xã hội làm giám định độc lập cho các DNBH trong các vụ có nghi vấn trục lợi bảo hiểm); Phối hợp với cơ quan công an (cảnh sát giao thông, cảnh sát phòng cháy chữa cháy) cung cấp hồ sơ hiện trường và điều tra

giải quyết vụ tai nạn cho DNBH. Nhà nước cần tiến hành xem xét, cho phép thành lập trung tâm phòng chống trục lợi bảo hiểm của ngành bảo hiểm.

Các cơ quan quản lý, điều hành cần nhanh chóng hoàn thiện pháp lý, chính sách phát triển, quản lý kinh doanh đối với các DNBH, cụ thể:

- Xây dựng hệ thống văn bản pháp lý quản lý có sự thống nhất, phù hợp với pháp luật nhà nước theo xu hướng hội nhập quốc tế nhằm tạo dựng môi trường pháp lý minh bạch và môi trường cạnh tranh bình đẳng cho các DNBH.

- Cơ quan Nhà nước cần có sự nghiên cứu kỹ lưỡng, chuẩn bị chu đáo, tránh hành vi nóng vội nhằm tạo sức sống cho các văn bản pháp quy, hạn chế những thay đổi quá nhanh của hệ thống pháp luật, chính sách kinh tế gây bất lợi cho các DNBH.

- Tăng cường pháp chế trong quản lý các DNBH. Vấn đề kỷ cương, phép nước phải được tôn trọng bằng cách tuyên truyền giáo dục cho mọi người và có biện pháp xử lý nghiêm hoạt động KDBH trái pháp luật.

Cơ quan Nhà nước cần tiếp tục chương trình cải cách hành chính theo hướng tạo điều kiện thuận lợi cho DNBH; Từng bước đổi mới, hoàn thiện công tác hành chính.

Nhà nước cần có kế hoạch tài trợ cho hạn chế rủi ro của các DNBH, bằng cách tài trợ một phần chi phí rủi ro (chi phí phòng ngừa, hạn chế rủi ro của DN và chi phí bồi thường tổn thất), qua đó khuyến khích thúc đẩy phát triển KDBH.

Ngoài ra, Nhà nước phải có quy định cụ thể đối với các công ty bảo hiểm nước ngoài hoạt động kinh doanh ở Việt Nam phải phù hợp với quy mô, yêu cầu phát triển của thị trường, lộ trình hội nhập và các cam kết quốc tế.

Tăng cường hợp tác quốc tế để trao đổi, học hỏi kinh nghiệm quản lý, giám sát với các cơ quan quản lý giám sát của các nước phát triển. Tận dụng các hỗ trợ kỹ thuật từ các tổ chức quốc tế như IAIS, NH Thế giới, NH Phát triển châu Á để tăng cường năng lực quản lý, giám sát của đội ngũ cán bộ quản lý, năng lực quản trị DNBH cho thị trường bảo hiểm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rủi ro trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm tại công ty bảo minh lâm đồng (Trang 89 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)