Kiến nghị đối với Ngành, Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam và các tổ chức khác có

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rủi ro trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm tại công ty bảo minh lâm đồng (Trang 92 - 99)

có liên quan

Ngành bảo hiểm cần nâng cao vai trò của mình trong thị trường bảo hiểm, kịp thời đưa ra những khuyến cáo đối với các DNBH có những trường hợp vi phạm.

Để hạn chế rủi ro trong hoạt động KDBH, bên cạnh các việc những nỗ lực từ phía Nhà nước, từ phía các DNBH, sự tham gia của các tổ chức khác có liên quan sẽ có vai trò rất to lớn. Các doanh nghiệp thuộc nền kinh tế đều cần có nhận thức rõ ràng hơn về tầm quan trọng của bảo hiểm, Đồng thời, tích cực chủ động tham gia mua bảo hiểm cho tài sản, con người, cũng như trách nhiệm dân sự. Nhiều lĩnh vực bảo hiểm thiết yếu như bảo hiểm cháy nổ, bảo hiểm trong nông nghiệp... chưa được các cá nhân, đơn vị quan tâm một cách đúng mức. Đặc biệt, với những lĩnh vực có tiềm năng lớn như bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu, bảo hiểm hàng không... các công ty bảo hiểm rất cần sự hợp tác của các bên liên quan. Các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu cần nhận thức ý nghĩa của việc giành quyền mua bảo hiểm, để chuyển từ tập quán bán FOB, mua CIF sang bán CIF, mua FOB. Đồng thời, các doanh nghiệp này cũng nên chú trọng mua bảo hiểm ở những công ty trong nước, vừa tiết kiệm ngoại tệ, vừa thuận tiện trong giao dịch, trong giải quyết bồi thường, lại góp phần vào việc phát triển nền bảo hiểm Việt Nam. (Bùi Hồng Anh, 2003).

Hơn thế nữa, các cơ quan chức năng không chỉ cải thiện và nâng cấp hệ thống luật và chế tài xử lý, đã quy định các nhà bảo hiểm phải đáp ứng được một số tiêu chuẩn nhất định về phát giác, điều tra và báo cáo hành vi gian lận hay yêu cầu các công ty bảo hiểm thiết lập một chương trình chuyên biệt định nghĩa về trục lợi bảo hiểm và phác thảo các hành động mà họ sẽ áp dụng để hạn chế gian lận bảo hiểm.

Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam cần tiếp tục đề nghị các DNBH phi nhân thọ chia sẻ danh sách KH có nguy cơ rủi ro cao (KH trục lợi bảo hiểm) cho nhau. Bới vì, việc chia sẻ thông tin KH trong lĩnh vực bảo hiểm là vô cùng cần thiết, hạn chế rủi ro cho các DNBH. Có nhiều cách để xây dựng dữ liệu thông tin KH, một trong những cách đó là xây dựng mô hình cho điểm mức độ tín dụng bảo hiểm (Insurance credit score). Mô hình này được xây dựng và triển khai giống như với mô hình đánh giá và cho điểm tín dụng của mỗi người dân Mĩ khi đi vay tiêu dùng tại các NH. Trong đó, sẽ có các thang bậc về việc tham gia bảo hiểm là tốt hay xấu với các mức độ rõ ràng dựa trên một số tiêu chí chẳng hạn như số tiền bảo hiểm đã nộp, thời gian tham gia bảo hiểm, mức độ hiểu biết về hợp đồng bảo hiểm, khả năng sức khỏe của KH. Khi đó người tham gia bảo hiểm sẽ tự do tham gia với bất kì công ty bảo hiểm nào mà mình có nhu cầu một cách nhanh chóng với việc đọc tên và các thông tin có liên quan. Thông tin này sau khi được mã hóa và lưu giữ tại Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam

sẽ trả lại các thông tin KH một cách nhanh chóng bằng điểm số tín nhiệm bảo hiểm. Các công ty bảo hiểm sẽ dựa vào chỉ số này để đánh giá và thực hiện việc theo dõi hợp đồng bảo hiểm. Cuối cùng, khi hợp đồng bảo hiểm hoàn tất công ty bảo hiểm sẽ dựa vào hành vi của KH chuyển lại thông tin và điểm tín nhiệm bảo hiểm lại cho Hiệp hội Bảo hiểm. Nếu các công ty bảo hiểm Việt Nam có thể hoàn thành được công việc trên, có thể coi đó bước tiến vượt bậc của thị trường bảo hiểm Việt Nam ngang tầm với các nước phát triển.

Bên cạnh đó, sự phát triển của thị trường bảo hiểm cũng không thể tách rời khỏi sự phát triển chung của thị trường tài chính. Thời gian tới, thị trường chứng khoán, thị trường liên NH... phải được phát triển hơn nữa. Đồng thời, các ngành bảo hiểm, NH, chứng khoán cần đẩy mạnh hợp tác. Bên cạnh đó, hoạt động kinh doanh bất động sản cũng phải được chuẩn hoá theo nguyên tắc kinh tế thị trường.

Ngoài ra, Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam cần tiếp tục phát huy, nâng cao vai trò kết nối với các DNBH hội viên, giữa các DNBH với cơ quan quản lý Nhà nước. Đồng thời, Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam phải tiếp tục làm tốt vai trò tư vấn, thẩm định, phản biện các sản phẩm bảo hiểm do Bộ Tài chính ban hành theo quy định của pháp luật; Xây dựng, thẩm định, phản biện các sản phẩm bảo hiểm của hội viên. Thực hiện tốt công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân và xã hội về bảo hiểm; Hỗ trợ đẩy mạnh công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực cho ngành bảo hiểm. Qua đó, góp phần tạo nên sức mạnh cộng Đồng của các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực bảo hiểm Việt Nam, đóng góp tích cực vào sự phát triển của ngành bảo hiểm Việt Nam.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Trong chương 3 này, tác giả đã trình bày các vấn đề về cơ hội của thị trường bảo hiểm tại Việt Nam, chiến lược phát triển và mục tiêu kinh doanh của Công ty Bảo Minh Lâm Đồng. Trên cơ sở đó, đề xuất các giải pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động KDBH tại Công ty Bảo Minh Lâm Đồng. Đồng thời, trình bày một số kiến nghị đối với Nhà nước và các cơ quan quản lý, điều hành có liên quan nhằm hạn chế rủi ro, nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro trong hoạt động KDBH tại công ty.

KẾT LUẬN CHUNG

Trong thời kỳ phát triển kinh tế như hiện nay, bảo hiểm là một lĩnh vực tài chính rất quan trọng đối với các quốc gia nói chung và Việt Nam nói riêng. Bảo hiểm không chỉ là một biện pháp di chuyển rủi ro, mà ngày nay bảo hiểm đã trở thành một trong những kênh huy động vốn hiệu quả cho nền kinh tế. Thực tế, hoạt động KDBH thời gian qua đã cho thấy sự lớn mạnh không ngừng của ngành bảo hiểm và có nhiều tiềm năng phát triển trong tương lai. Tuy nhiên, trong hoạt động KDBH của các DNBH trong đó có Công ty Bảo Minh Lâm Đồng luôn luôn đối mặt với khá nhiều rủi ro phức tạp và khác nhau. Trong khi đó, xu hướng cạnh tranh, minh bạch hóa thông tin sẽ tiếp tục phát triển với tốc độ nhanh, do đó đòi hỏi các DNBH phải nhanh chóng tiến hành cải tiến phương thức quản lý hiện tại, nâng cao chất lượng hoạt động. Trong đó, quản lý rủi ro tốt là một trong những điều kiện quan trọng để nâng cao chất lượng hoạt động của DNBH.

Công ty Bảo Minh Lâm Đồng là một trong những công ty bảo hiểm hàng đầu tại Việt Nam, hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con và theo chuẩn mực quốc tế. Vì vậy, mô hình hoạt động của công ty đòi hỏi công tác quản trị rủi ro cần có rất nhiều thay đổi để đáp ứng yêu cầu của các nhà đầu tư. Việc tăng cường công tác quản lý rủi ro là vấn đề cần được chú trọng thực hiện và phải được liên tục xem xét, đánh giá để ngày càng hoàn thiện hơn nữa.

Trong suốt thời gian qua, Công ty Bảo Minh Lâm Đồng đã có nhiều nỗ lực, cố gắng trong việc nâng cao chất lượng hoạt động KDBH, thường xuyên thực hiện công tác kiểm tra, kiểm soát và hoàn thiện các quy chế, quy trình nghiệp vụ nhằm hạn chế rủi ro có thể xảy ra và hoàn thiện dần hệ thống quản lý rủi ro. Tuy nhiên, công tác quản lý rủi ro vẫn còn những hạn chế nhất định, tồn tại trong công tác quản lý rủi ro. Những hạn chế đó, có thể xuất phát từ: Nguyên nhân chủ quan ở phía Công ty Bảo Minh Lâm Đồng, có thể khó khăn xuất phát từ nhiều phía khác nhau (Cơ quan Nhà nước, cơ quan quản lý điều hành, môi trường pháp lý hiện tại...).

Để có thể hạn chế rủi ro trong KDBH tại công ty, đòi hỏi công ty cần thiết xây dựng hệ thống quản lý rủi ro hoàn thiện và thực sự phát huy hiệu quả, cần có sự phối hợp chặt chẽ, Đồng bộ giữa công ty với các DNBH khác, với các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền... Tác giả hy vọng rằng với một số giải pháp và kiến nghị

được nghiên cứu và trình bày ở trên có thể góp phần nào hạn chế rủi ro và nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro trong KDBH tại Công ty Bảo Minh Lâm Đồng.

Trong phạm vi của một đề tài nghiên cứu, bằng tất cả sự hiểu biết và kinh nghiệm thực tế của tác giả và với tâm huyết của một người đam mê về lĩnh vực bảo hiểm, tác giả không có gì mong muốn hơn là những đánh giá, những đề xuất trong đề tài nghiên cứu có giá trị áp dụng vào thực tiễn hoạt động quản lý rủi ro tại Công ty Bảo Minh Lâm Đồng. Ngoài ra, có thể tham khảo áp dụng cho các DNBH Việt Nam có điều kiện hoạt động, quy mô và định hướng phát triển tương tự Công ty Bảo Minh Lâm Đồng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt

1. Quốc hội (2000). Luật KDBH số 24/2000/QH10

2. Quốc hội (2010). Luật số 61/2010/QH12, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật KDBH.

3. Chính phủ (2001). Nghị định 42/2001/NĐ – CP của Chính phủ qui định chi

tiết thi hành một số điều của Luật KDBH

4. Chính phủ (2007). Nghị định số 45/2007/NĐ-CP của Chính phủ: Quy định chi

tiết thi hành một số điều của Luật KDBH.

5. Nhóm tác giả: ThS. Bùi Diệu Anh, ThS. Trần Thị Thùy Dung, ThS. Lê Thanh Ngọc (2010). Giáo trình bảo hiểm (Lý thuyết & bài tập), NXB Phương Đông. (P.31-P.40)

6. Bùi Nhật Anh (2003). Bảo hiểm Việt Nam – Thực trạng và giải pháp phát triển. Khóa luận tốt nghiệp, Đại học Ngoại thương Hà Nội.

7. PGS. TS. Nguyễn Văn Định (2012). Giáo trình bảo hiểm, NXB Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.(P16-P20)

8. Đỗ Thu Hằng (2016). Hướng đi bền vững quản trị rủi ro trong KDBH, Học viện tài chính. Tạp chí tài chính kỳ 2 số tháng 5/2016

9. ThS. Trịnh Thanh Hoan (2015). Cảnh báo rủi ro đối với các DNBH Việt Nam

- https://luatminhkhue.vn

10.TS. Nguyễn Hữu Hiểu (2017). Tìm hiểu Bancassurance dưới góc độ NH. 11.Võ Xuân Nam (2010). Quản trị rủi ro tác nghiệp tại NH Thương mại cổ phần

Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Đồng Nai. Luận văn thạc sĩ kinh tế

12.Doãn Hồng Nhung (2014). Một số ý kiến hoàn thiện pháp luật về phòng ngừa,

ngăn chặn trục lợi bảo hiểm trong KDBH ở Việt Nam. Tạp chí Khoa học Đại

học Quốc gia Hà Nội: Luật học, Tập 30, Số 3 (2014) 33-40.

13.Nguyễn Hữu Thân (1991). Phương pháp mạo hiểm và phòng ngừa rủi ro

trong kinh doanh.

14.Đinh Thị Phạm Mai (2013). Giải pháp quản lý rủi ro ở Công ty bảo hiểm Bảo

15.Trương Đức Hiền (2012). Một số giải pháp Quản trị rủi ro tín dụng tại NH TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam - Chi nhánh Đồng Nai đến năm 2015. Luận

văn thạc sĩ.

16.Nguyễn Tiến Hùng (2013). Học Phần: Nguyên Lý Và Thực Hành Bảo Hiểm -

Module 2:Rủi Ro & Quản Trị Rủi Ro

17.Vũ Thị Pha (2006). Tài liệu học tập môn học bảo hiểm. Đại học Dân lập

Phương Đông.

18. Tôn Thị Thanh Huyền (2011). Nhận dạng rủi ro của các DNBH. Tạp chí bảo hiểm số 4/2011

19.Bảo hiểm Bảo Việt (2013). Quản trị rủi ro trong KDBH – Hướng đi bền vững 20. Nhà quản lý (2012). Rủi ro trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp:

những nguyên nhân phát sinh

21.Nhà quản lý (2012). Tư vấn quản lý rủi ro trong doanh nghiệp.

22.Nguyễn Phong (1988). Bài giảng bảo hiểm. Đại học Tài chính, Tổng công ty bảo hiểm Việt Nam - BAOVIET/HCM, P.14.

23.Bảo hiểm Bảo Việt (2016). Vai trò của Bảo hiểm với đời sống kinh tế - xã hội.

Tiếng Anh

24.Allan Willett(1951). The Economic Theory of Risk and Insurance.

Philadelphia: University of Pensylvania Press, USA, p. 6

25.C. Arthur Wiliam, Jr. Micheal, Lsmith (1997). Risk Management And

Insurance

26.M. N. Mishra & S. B. Mishra (2010). Insurance – Principles and Practice

27.John Haynes (1985). Risk as an Economic Factor. The Quarterly Joural of Economics, IX No. 4

28.Nhiều tác giả (1994). Dictionnaire d'assurance (Franςais-Vietnamien).

l’École Supérieur des finances et de la comptabilité de Hanoi-FFSA, Hanoi ,p. 60

29.Frank Knight (1921). Risk, Uncertainty and Profit. Boston: Houghton Mifflin

Company, U.S.A. 1921, p. 233

30. Irving Preffer (1956). Insurance and Economic Theory. Homeword III:

Richard Di Irwin, Inc. USA, p. 42

31.http://vanban.chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/hethongvanban?class_i d=1&mode=detail&document_id=80498 32.http://www.chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/hethongvanban?class_id =1&mode=detail&document_id=98606 33.http://thuvienphapluat.vn/van-ban/Doanh-nghiep/Nghi-dinh-42-2001-ND-CP- huong-dan-thi-hanh-Luat-kinh-doanh-bao-hiem-47963.aspx 34.http://www.moj.gov.vn/vbpq/lists/vn%20bn%20php%20lut/view_detail.aspx? itemid=14408 35.www.mof.gov.vn 36.www.ebaohiem.com 37.www.baominh.com.vn 38.www.webbaohiem.net 39.www.bsc.com.vn 40.www.vietstock.vn/tai-chinh/bao-hiem.htm 41.www.stockbiz.vn/Insurance.aspx 42.http://domi.org.vn/tin-tu-van/tu-van-quan-ly-rui-ro-trong-doanh- nghiep.2793.html 43.http://www.bvsc.com.vn/News/2013627/247249/quan-tri-rui-ro-trong-kinh- doanh-bao-hiem-huong-di-ben-vung.aspx 44.http://giamdocdieuhanh.org/ly-thuyet-quan-ly/Rui-ro-trong-hoat-dong-kinh- doanh-cua-doanh-nghiep--nhung-nguyen-nhan-phat-sinh.html587 45.http://www.baoviet.com.vn/baohiem/Kien-thuc-Bao-hiem/Kien-thuc-chung- ve-bao-hiem-phi-nhan-tho/Vai-tro-cua-Bao-hiem-voi-doi-song-kinh-te--xa- hoi/201/3469/MediaCenterDetail/

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rủi ro trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm tại công ty bảo minh lâm đồng (Trang 92 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)