Thiết lập các chính sách, qui trình hạn chế rủi ro

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rủi ro trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm tại công ty bảo minh lâm đồng (Trang 36 - 38)

1.3. QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG KINHDOANH BẢO HIỂM

1.3.3. Thiết lập các chính sách, qui trình hạn chế rủi ro

* Thiết lập chính sách quản lý rủi ro:

Để thiết lập hệ thống quản lý rủi ro, DN cần bắt đầu từ việc xây dựng chính sách quản lý rủi ro. Chính sách này sẽ xác định rõ phương pháp tiếp cận đối với rủi ro và quản lý rủi ro. Bên cạnh đó, chính sách quản lý rủi ro cũng qui định rõ trách nhiệm đối với quản lý rủi ro xuyên suốt DN: Ban Giám đốc; Các đơn vị trực thuộc; Phòng ban; Bộ phận quản lý rủi ro (nếu có); Bộ phận Kiểm tốn nội bộ - kiểm soát nội bộ. Việc triển khai hoạt động quản lý rủi ro cần gắn liền với chiến lược kinh doanh, kế hoạch ngân sách hàng năm và các chu trình nghiệp vụ trong DN.

Xuất hiện Mức độ Nghiêm trọng Cao Thấp Cao I II Thấp III IV

Trong quá trình triển khai hoạt động quản lý rủi ro, DN cần đặc biệt quan tâm đến việc chuẩn bị bố trí và sử dụng hợp lý các nguồn lực. Các nguồn lực cần thiết cho hoạt động quản lý rủi ro phải được thiết lập tại từng cấp quản lý và trong từng đơn vị. Tại nhiều DN, việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa rủi ro được đưa vào hệ thống tiêu chí đánh giá chất lượng thực hiện cơng việc của nhân viên (KPIs).

* Qui trình quản lý rủi ro:

Ở gốc độ cơ bản, quy trình quản lý rủi ro thường bao gồm các bước công việc chủ yếu như: Xác nhận mục tiêu của DN, xác định rủi ro, mô tả và phân loại rủi ro, đánh giá và xếp hạng rủi ro, xây dựng kế hoạch ứng phó, lập báo cáo cập nhật tình hình thực thi, giám sát quá trình thực hiện, rà sốt và cải tiến quy trình quản lý rủi ro. Chi tiết về một số bước chính trong quy trình quản lý rủi ro như sau:

- Xác định rủi ro: Có rất nhiều phương thức để xác định rủi ro. Tuy nhiên, thông thường người ta sử dụng các phương thức sau: (1) Tổ chức Hội thảo đánh giá rủi ro; (2) Tổ chức họp "Tấn công trí não"; (3) Thơng qua Phiếu điều tra; (4) Thông qua Phân tích các tình huống v.v… Trong số đó, tổ chức Hội thảo đánh giá rủi ro là phương thức xác định rủi ro được sử dụng nhiều nhất.

- Mô tả và phân loại rủi ro: Việc tiếp theo cần làm sau khi xác định được các rủi ro tiềm ẩn, đó là mơ tả một cách ngắn gọn nhưng cụ thể về nguồn gốc, căn nguyên và hệ quả, tác động của từng rủi ro đối với DN. Tiếp theo, chúng ta sẽ thực hiện việc phân loại rủi ro. Thông thường, người ta sẽ phân loại rủi ro thành bốn nhóm: Rủi ro tài chính; Rủi ro chiến lược; Rủi ro hoạt động; Rủi ro nguy hiểm. Việc phân loại rủi ro như trên giúp DN quản lý rủi ro một cách có hệ thống và có cái nhìn tổng thể, tồn diện hơn về rủi ro trong mọi mặt hoạt động.

- Đánh giá và xếp hạng rủi ro: Do nguồn lực của DN là có hạn trong khi số lượng các rủi ro là rất lớn. Vì vậy, bước tiếp theo sau khi lập được bản danh sách các rủi ro tiềm ẩn, chúng ta sẽ tổ chức đánh giá và xếp hạng các rủi ro theo mức độ cần ưu tiên ứng phó. Để thực hiện việc xếp hạng rủi ro, DN sẽ phân tích, đánh giá từng rủi ro theo hai tiêu chí: khả năng xảy ra của rủi ro và mức độ ảnh hưởng của rủi ro đến DN nếu xảy ra.

- Xây dựng kế hoạch ứng phó: Xây dựng kế hoạch ứng phó là giai đoạn quan trọng trong q trình quản lý rủi ro. Theo đó, DN phải đưa ra các biện pháp phịng ngừa,

kiểm sốt cụ thể cần thực hiện để phòng ngừa và giảm thiểu thiệt hại nếu rủi ro xảy ra.

- Tổ chức giám sát việc thực hiện các biện pháp: Trong quá trình thực thi các biện pháp ứng phó, DN cần xây dựng hệ thống báo cáo thường xuyên nhằm đảm bảo kiểm sốt chặt chẽ q trình thực hiện, mọi thiếu sót trong việc thực hiện các biện pháp kiểm sốt rủi ro phải được thơng tin kịp thời đến cấp quản lý có trách nhiệm. Thường xuyên tổ chức kiểm tra và đánh giá việc tuân thủ chính sách quản lý rủi ro và các tiêu chuẩn liên quan….

Tóm lại, để thiết lập được một hệ thống quản lý rủi ro hoạt động hiệu quả, bên cạnh việc xây dựng chính sách quản lý rủi ro của DN, bản thân lãnh đạo DN phải cam kết ủng hộ việc triển khai, đảm bảo không tồn tại khái niệm "vùng cấm" trong DN, những khu vực khơng được tiếp cận đánh giá, kiểm sốt. (Nguồn: Nhà quản lý, 2012)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rủi ro trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm tại công ty bảo minh lâm đồng (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)