Áp dụng các biện pháp phòng ngừa rủi ro

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rủi ro trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm tại công ty bảo minh lâm đồng (Trang 39 - 40)

1.3. QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG KINHDOANH BẢO HIỂM

1.3.5. Áp dụng các biện pháp phòng ngừa rủi ro

Theo Nghị định số 45/2007/NĐ-CP của Chính phủ: Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật kinh doanh bảo hiểm, tại khoản 2, Điều 25 Chính phủ đã đưa ra các biện pháp đề phòng, hạn chế tổn thất bao gồm:

- Tổ chức tuyên truyền, giáo dục;

- Tài trợ, hỗ trợ các phương tiện, vật chất để đề phòng hạn chế rủi ro;

- Hỗ trợ xây dựng các cơng trình nhằm mục đích đề phịng, giảm nhẹ mức độ rủi ro cho các đối tượng bảo hiểm;

- Thuê các tổ chức, cá nhân khác giám sát, đề phòng, hạn chế tổn thất.

Theo đó, chi phí đề phịng hạn chế tổn thất được tính theo tỷ lệ trên phí bảo hiểm thu được theo hướng dẫn của Bộ Tài chính. (Nguồn: Theo quy định tại Khoản 3, Điều 25 của Nghị định trên).

Việc áp dụng các biện pháp phòng ngừa rủi ro là một nghệ thuật đòi hỏi sự sáng tạo linh hoạt, mềm dẻo của nhà quản trị rủi ro. Sau đây là một số biện pháp hạn chế rủi ro phổ biến:

Thứ nhất, Đồng bảo hiểm – Coinsurance: Đây là một phương thức để hạn chế

rủi ro cho công ty bảo hiểm thông qua việc chia sẻ rủi ro của một hợp đồng bảo hiểm cụ thể nào đó cho nhiều DNBH khác cùng tham gia. Khi ấy, DNBH sẽ khơng mất đi KH (những người đang có nhu cầu bảo hiểm hiện tại và trong tương lai) mà vẫn có thể bảo vệ được sự an tồn của mình.

Trong hình thức đồng bảo hiểm, mỗi DNBH thành viên có thể tham gia nhận bảo hiểm theo các tỷ lệ khác nhau, điều này tùy thuộc vào khả năng và tầm vóc của mỗi khách DNBH. Theo pháp lý, nghĩa vụ của từng DNBH thành viên là hoàn toàn độc lập với nhau. Khi có rủi ro xảy ra, người tham gia bảo hiểm phải thực hiện việc khiếu nại đối với tất cả các công ty bảo hiểm đã tham gia vào hợp đồng “đồng bảo hiểm” đã đề cập ở trên.

Thứ hai, Tái bảo hiểm – Reinsurance: Là một hình thức chuyển giao rủi ro

(tồn bộ/ một phần) từ một cơng ty đã nhận bảo hiểm (người mua tái bảo hiểm/ công ty bảo hiểm gốc) cho một DNBH khác (người tái bảo hiểm).

Biện pháp tái bảo hiểm được sử dụng cho nhiều lý do khác nhau: (1) Tái bảo hiểm giúp gia tăng năng lực khai thác bảo hiểm; (2) Tái bảo hiểm giúp ổn định lợi nhuận của công ty bảo hiểm; (3) Tái bảo hiểm cung cấp sự bảo vệ chống lại những tổn thất có tính thảm họa; (4) Cuối cùng tái bảo hiểm tạo điều kiện để đạt được sự trợ giúp trong quá trình khai thác bảo hiểm.

Trong KDBH, hình thức tái bảo hiểm cố định được áp dụng ngày càng phổ biến. Có hai dạng tái bảo hiểm cố định như sau: Tái bảo hiểm cố định theo tỷ lệ và tái bảo hiểm cố định số thành/ phân ngạch.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rủi ro trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm tại công ty bảo minh lâm đồng (Trang 39 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)