Cơ hội thị trường bảo hiểm Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rủi ro trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm tại công ty bảo minh lâm đồng (Trang 72 - 73)

Trong bối cảnh Cộng Đồng kinh tế ASEAN (AEC) được thành lập vào cuối năm 2015, cùng với đó năm 2016 được xem là năm bản lề của nhiều thay đổi cho nền kinh tế Việt Nam, các Hiệp định thương mại tự do với các đối tác chiến lược của nền kinh tế thế giới như khối EU, khối các nước trong TPP chính thức được ký kết, là năm mà một số luật có liên quan trực tiếp đến lĩnh vực KDBH bắt đầu có hiệu lực thi hành. Khi đó, thị trường bảo hiểm sẽ có nhiều cơ hội để phát triển như: Gia tăng nhu cầu đối với bảo hiểm, nhiều nhà đầu tư nước ngoài muốn đầu tư vào thị trường bảo hiểm, sự xâm nhập của phương thức quản lý mới, việc ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại, kinh nghiệm từ các nước phát triển vào quản lý và phát triển bảo hiểm…

Thực tế cho thấy, hầu hết những nền kinh tế đứng đầu hiện nay đều chú trọng phát triển ngành bảo hiểm và bảo hiểm ngày càng có ý nghĩa lớn đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của các quốc gia, trong đó có Việt Nam. Với một nền kinh tế đang phát triển như Việt Nam, bảo hiểm lại càng đóng vai trò trong việc xây dựng một nền kinh tế tài chính vững mạnh, phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Trong bối cảnh đó, thị trường bảo hiểm cũng cần phải nỗ lực hoàn thiện trên mọi phương diện để bắt kịp xu thế thời đại, đảm bảo phát triển bền vững phù hợp với quá trình mở cửa song vẫn đảm bảo quyền lợi của DNBH trong nước cũng như quyền lợi của bên mua bảo hiểm.

Tại lễ kỷ niệm ngày truyền thống thị trường bảo hiểm (24/12/2016), Thứ trưởng Bộ Tài chính Trần Xuân Hà đã khẳng định: Thị trường bảo hiểm còn nhiều cơ hội lớn. Cụ thể, thị trường bảo hiểm Việt Nam còn rất nhiều cơ hội để phát triển vì đất nước đang trên đà tăng trưởng, nhu cầu về bảo hiểm của người dân ngày càng lớn khi mức thu nhập được nâng cao... Hiện tại, quy mô thị trường bảo hiểm nội địa còn rất nhỏ, doanh thu phí bảo hiểm tính trên GDP chỉ đạt khoảng 2,4%. Do đó, các DNBH cần nỗ lực hơn nữa để đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng, giúp hoạt động kinh doanh tăng trưởng tích cực, bền vững.

Cùng với đó, những chính sách mới của Chính phủ về bảo hiểm (ví dụ bảo hiểm tài sản công, bảo hiểm thiên tai…) sớm được ban hành, sẽ là một yếu tố tích cực vừa thúc đẩy thị trường phát triển vừa tạo ra những cơ hội lớn cho DNBH. (Đầu tư Online – Diễn đàn đầu tư kinh doanh, 2017).

Theo Chiến lược kinh doanh giai đoạn 2016-2020 của Tổng Công ty Bảo Minh ban hành ngày 12/04/2016: Thị trường bảo hiểm phi thọ dự kiến sẽ tăng trưởng ở mức 18% chỉ số CAGR trong năm (5) năm tới; Tiềm năng to lớn trong những lĩnh vực bán lẻ như bảo hiểm y tế, bảo hiểm cơ giới, bảo hiểm cho doanh nghiệp vừa và nhỏ và hộ gia đình; KH Việt Nam ngày càng nhận thức cao hơn về sự cần thiết của bảo hiểm; Hơn nữa, Việt Nam là một quốc gia có cơ cấu dân số trẻ với thu nhập tăng; Kinh tế phục hồi, Việt Nam đang nổi lên như một thị trường điểm đến hấp dẫn cho đầu tư tăng trưởng của ngành bảo hiểm.

Tóm lại, có thể khẳng định là DNBH Việt Nam đón nhận nhiều cơ hội hơn khi thị trường tiếp tục hội nhập sâu và rộng vào “sân chơi” toàn cầu. Tuy nhiên, muốn nắm bắt được cơ hội, các DNBH trước tiên phải tự nâng cao khả năng cạnh tranh của chính mình.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rủi ro trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm tại công ty bảo minh lâm đồng (Trang 72 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)