Khái niệm và chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lợi

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu mối quan hệ giữa thay đổi cổ tức và khả năng sinh lợi của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 25 - 27)

1.1. Cơ sở lý thuyết về cổ tức và khả năng sinh lợi của công ty

1.1.2. Khái niệm và chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lợi

1.1.2.1. Khái niệm khả năng sinh lợi

Đối với doanh nghiệp, đạt được lợi nhuận là một mục tiêu quan trọng của quá

trình sản xuất, kinh doanh. Hơn nữa, lợi nhuận góp phần tạo động lực cho doanh

nghiệp và là điều kiện để doanh nghiệp tồn tại, phát triển. Lợi nhuận là chỉ tiêu kinh tế cơ bản đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên, bên cạnh con số lợi nhuận tuyệt đối, các nhà quản lý và nhà đầu tư còn quan tâm đến lợi nhuận

tương đối hay khả năng sinh lợi của doanh nghiệp. Đến nay, có nhiều khái niệm về

khả năng sinh lợi được các nhà khoa học trong nước và trên thế giới đưa ra:

Trong cuốn sách về tài chính doanh nghiệp: Lý thuyết và thực tế của McLaney (2009, 53) đã viết: “Khả năng sinh lợi là chỉ tiêu liên quan đến hiệu quả của doanh

nghiệp trong việc tạo ra lợi nhuận. Chỉ tiêu này cho biết số lượng lợi nhuận được tạo ra từ số tài sản đã đầu tư”.

Trong một nghiên cứu về ảnh hưởng của hệ thống thông tin kế toán đến khả

năng sinh lợi của tổ chức, Patel (2015) cho rằng khả năng sinh lợi là khả năng tạo ra

lợi nhuận so với doanh thu bán hàng hoặc lợi nhuận đạt được trên số vốn đầu tư (tài

sản, vốn chủ sở hữu) của doanh nghiệp.

Tại Việt Nam, khái niệm khả năng sinh lợi (profitability) đã được đề cập trong

cuốn từ điển kinh tế học của Nguyễn Văn Ngọc (2012, 271) định nghĩa: “Khả năng

sinh lợi là khái niệm phản ánh mối quan hệ giữa lợi nhuận và quy mô doanh nghiệp.

Thông thường khả năng sinh lợi được tính bằng cách lấy lợi nhuận chia cho tổng tài

sản sử dụng, khối lượng tư bản dài hạn hoặc số người lao động. Nó cho chúng ta biết hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định”.

Tác giả Nguyễn Văn Công (2017, 459) đưa ra định nghĩa: “Khả năng sinh lợi

phản ánh mức lợi nhuận mà doanh nghiệp thu được trên một đơn vị chi phí, trên một

đơn vị yếu tố đầu vào hay trên một đơn vị đầu ra phản ánh về kết quả sản xuất”. Như

vậy, khả năng sinh lợi là chỉ tiêu cho biết mức lợi nhuận tương đối của doanh nghiệp trên một đơn vị yếu tố đầu vào hoặc trên một đơn vị yếu tố đầu ra. Khả năng sinh lợi

càng cao cho thấy hiệu quả sử dụng yếu tố đầu vào của doanh nghiệp càng lớn và

ngược lại.

Luận án tiến sỹ của Nguyễn Thị Lệ Hằng (2017, 30) đưa ra quan điểm về khả

năng sinh lợi: “Khả năng sinh lợi của một doanh nghiệp là thước đo quan trọng phản

ánh trình độ sử dụng các nguồn lực sẵn có của doanh nghiệp để đạt được lợi nhuận cao nhất. Về bản chất, khả năng sinh lợi cho biết mức tương quan giữa lợi nhuận thu được với các nguồn lực và kết quả đạt được của doanh nghiệp”.

Luận án tiến sỹ của tác giả Lê Thị Nhu (2018, 26) cho rằng: “Khả năng sinh lợi cần phải xem xét trên cả hai khía cạnh là khả năng sinh lợi theo giá trị sổ sách và khả năng sinh lợi theo giá thị trường. Vì vậy, KNSL chính là các tiềm lực hiện có và trong tương lai mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp. Các tiềm lực hiện có của doanh nghiệp chính là tài sản, vốn đầu tư của chủ sở hữu, vốn vay, doanh thu...Các tiềm lực trong

tương lai của doanh nghiệp chính là sự ủng hộ, tin tưởng, kỳ vọng của các nhà đầu tư

đối với doanh nghiệp”.

Như vậy, các khái niệm về khả năng sinh lợi dựa trên các quan điểm và góc

nhìn khác nhau. Trong luận án này, tác giả sử dụng khái niệm về khả năng sinh lợi của Nguyễn Văn Công (2017): “Khả năng sinh lợi phản ánh mức lợi nhuận mà doanh nghiệp thu được trên một đơn vị chi phí, trên một đơn vị yếu tố đầu vào hay trên một

đơn vị đầu ra phản ánh về kết quả sản xuất”.

1.1.2.2. Các chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lợi

Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu (ROS):

Chỉ tiêu này phản ánh mối quan hệ giữa lợi nhuận sau thuế và doanh thu thuần

trong kỳ của doanh nghiệp. Nó cho biết số lợi nhuận có thể thu được trên một đồng

doanh thu trong kỳ. Chỉ tiêu này càng cao cho thấy hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp càng tốt.

ROS = Lợi nhuận sau thuế trong kỳ/Doanh thu thuần trong kỳ

Chỉ tiêu ROS cho biết một đồng doanh thu khi bán hàng hóa/dịch vụ trên thị

Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên tài sản (ROA)

Hệ số này phản ánh mỗi đồng tài sản sử dụng trong kỳ tạo ra bao nhiêu đồng lợi

nhuận sau thuế. Nói cách khác đây là một tỷ số tài chính dùng để đo lường khả năng

sinh lợi trên mỗi đồng tài sản.

ROA = lợi nhuận sau thuế/Tổng tài sản bình quân trong kỳ

ROA là chỉ tiêu đo lường KNSL được sử dụng nhiều. Chỉ tiêu này cho biết hiệu

quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp. Tuy nhiên, ROA sẽ thay đổi theo từng ngành

nghề, từng giai đoạn phát triển của doanh nghiệp, cũng như bối cảnh chung của nền

kinh tế. Thông thường, các doanh nghiệp trong giai đoạn đầu hình thành sẽ có ROA

thấp hơn giai đoạn ổn định và phát triển. Do đó, khi sử dụng ROA để đánh giá hiệu

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu mối quan hệ giữa thay đổi cổ tức và khả năng sinh lợi của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(158 trang)