Giả thuyết nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu mối quan hệ giữa thay đổi cổ tức và khả năng sinh lợi của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 79 - 81)

CHƯƠNG 3 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.3. Giả thuyết và mô hình nghiên cứu về mối quan hệ một chiều giữa

3.3.1. Giả thuyết nghiên cứu

3.3.1.1. Giả thuyết nghiên cứu về mối quan hệ giữa thay đổi cổ tức và khả năng sinh lợi tương lai

Tín hiệu cổ tức được đề cập đến trong nghiên cứu của Bhattacharya (1979),

Miller & Rock (1985) hàm ý rằng những thay đổi trong cổ tức chứa đựng thông tin về thu nhập hay khả năng sinh lợi tương lai của doanh nghiệp. Các nhà quản lý sử dụng thay đổi cổ tức để truyền tải thông tin về dòng tiền tới nhà đầu tư. Tăng cổ tức cho biết thơng tin tích cực về lợi nhuận hiện tại và triển vọng lợi nhuận tương lai của doanh nghiệp, ngược lại giảm cổ tức nói lên thơng tin tiêu cực về khả năng sinh lời tương lai của doanh nghiệp. Điều đó có nghĩa là tăng cổ tức biểu hiện việc tăng lợi nhuận tương lai, còn giảm cổ tức đi kèm là sự giảm lợi nhuận. Nhiều nghiên cứu thực nghiệm về chủ đề này đã

được thực hiện. Nissim & Ziv (2001) tìm thấy tương quan dương giữa thay đổi cổ tức và

thay đổi khả năng sinh lời 2 năm tiếp theo sau khi thay đổi cổ tức; nghiên cứu của Grullon & cộng sự (2005), Reza & cộng sự (2014) tìm thấy tương quan cùng chiều giữa tăng cổ tức và KNSL 2 năm tiếp theo; Harada & Nguyen (2005) sau khi kiểm soát bối cảnh thay

đổi cổ tức đã kết luận tồn tại mối tương quan cùng chiều giữa thay đổi cổ tức và thay đổi

lợi nhuận các năm sau. Trong khi đó, một số nghiên cứu chỉ tìm thấy minh chứng về mối tương quan tích cực giữa thay đổi cổ tức và KNSL 1 năm sau như nghiên cứu của Choi & cộng sự (2011) thực hiện trên TTCK Hàn Quốc; Reza & cộng sự (2014) thực hiện trên TTCK Trung Quốc kết luận giảm cổ tức thì KNSL giảm trong năm tiếp theo, nhưng tăng trở lại 2 năm sau khi giảm cổ tức. Một số nghiên cứu khác cũng cho thấy khả năng sinh lời của các doanh nghiệp giảm cổ tức tăng trở lại các năm sau như Fukada (2000), Lie (2005), Jensen & cộng sự (2010), Fairchild & cộng sự (2014) chỉ ra mối tương quan ngược chiều giữa giảm cổ tức và ROA 2 năm sau.

Từ các kết quả nghiên cứu trên cho thấy: tại thị trường chứng khoán phát triển như Mỹ thay đổi cổ tức có thể là một tín hiệu tốt cho nhà đầu tư dự báo về khả năng sinh lợi 2 năm sau. Tuy nhiên, tại một số thị trường chứng khoán mới nổi như Trung Quốc, Hàn Quốc tín hiệu từ thay đổi cổ tức thường có ý nghĩa dự báo về khả năng sinh lợi 1 năm sau khi thay đổi cổ tức. Ngoài ra, các doanh nghiệp giảm cổ tức thì có khả năng lợi nhuận sẽ tăng trở lại trong năm thứ 2 sau khi giảm cổ tức (Reza & cộng sự, 2014). Như vậy, từ các cơng trình nghiên cứu trên và dựa trên lý thuyết tín hiệu cổ tức, tác giả đưa ra giả thuyết nghiên cứu về mối quan hệ giữa thay đổi cổ tức và khả năng sinh lợi tương lai trên TTCK Việt Nam như sau:

Giả thuyết H1:

Tại Việt Nam, thay đổi cổ tức có mối tương quan cùng chiều (+) với khả năng sinh lợi 1 năm tiếp theo (T=1) của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán.

Giả thuyết H2:

Tại Việt Nam, giảm cổ tức có mối tương quan ngược chiều (-) với khả năng sinh lợi 2 năm sau khi giảm cổ tức (T=2) của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khốn.

Ngồi ra, nhiều nghiên cứu trong và ngồi nước đã cho thấy cổ tức có sự khác nhau theo hình thức sở hữu. Do đó, mối tương quan giữa thay đổi cổ tức và khả năng sinh lợi tương lai có thể khác nhau theo cấu trúc sở hữu của doanh nghiệp. Vì vậy,

để làm rõ khoảng trống nghiên cứu thứ nhất và khoảng trống nghiên cứu thứ hai về

mối quan hệ giữa thay đổi cổ tức và khả năng sinh lợi tương lai trên TTCK Việt

Nam, trước hết tác giả kiểm định giả thuyết H1 và giả thuyết H2 với toàn bộ các

quan sát trong dữ liệu. Sau đó, tác giả kiểm định lại giả thuyết H1 và giả thuyết H2 với bộ dữ liệu được chia thành 2 nhóm theo cấu trúc sở hữu: (1) các quan sát thay

đổi cổ tức của các doanh nghiệp do nhà nước kiểm soát (viết tắt là DNNN); (2) các

quan sát thay đổi cổ tức của các doanh nghiệp do tư nhân kiểm soát (viết tắt là

DNTN).

3.3.1.2. Giả thuyết về mối quan hệ giữa thay đổi cổ tức và khả năng sinh lợi

tương lai: trường hợp cơng ty có mua lại cổ phiếu và trường hợp cơng ty không mua lại cổ phiếu trên thị trường trong năm thay đổi cổ tức.

Copeland & cộng sự (2005) đã đưa ra kết luận mua lại cổ phiếu là một sự thay thế hiệu quả cho hình thức trả cổ tức bằng tiền. Các doanh nghiệp có hoạt động mua lại cổ phiếu sẽ giảm số tiền trả cổ tức cho cổ đơng hiện hành, từ đó có thể làm giảm nội dung thông tin từ thay đổi cổ tức. Balachandran & cộng sự (2012) đã so sánh lợi nhuận bất thường và hiệu quả hoạt động bất thường của doanh nghiệp giảm cổ tức và có mua lại cổ phiếu với doanh nghiệp giảm cổ tức nhưng không mua lại cổ phiếu. Kết quả cho thấy có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa giữa 2 nhóm trên. Như vậy, từ khoảng trống nghiên cứu thứ 3, nội dung lý thuyết tín hiệu và các nghiên cứu trên, tác giả đưa ra giả thuyết sau:

Giả thuyết H3:

Tại Việt Nam, thay đổi cổ tức và không mua lại cổ phiếu trong năm thay đổi cổ tức có tương quan cùng chiều (+) với khả năng sinh lợi tương lai của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán.

Giả thuyết H4:

Tại Việt Nam, thay đổi cổ tức và có mua lại cổ phiếu trong năm thay đổi cổ tức sẽ làm giảm nội dung thông tin về khả năng sinh lợi tương lai của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu mối quan hệ giữa thay đổi cổ tức và khả năng sinh lợi của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 79 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(158 trang)