Tổng quan nghiên cứu trong nước

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu mối quan hệ giữa thay đổi cổ tức và khả năng sinh lợi của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 42 - 49)

1.2. Tổng quan nghiên cứu

1.2.2. Tổng quan nghiên cứu trong nước

Tại Việt Nam, có nhiều nghiên cứu về cổ tức đã được thực hiện. Tuy nhiên, các

nghiên cứu này tập trung nghiên cứu về mức cổ tức và chính sách cổ tức. Đến nay,

chưa có cơng trình nào nghiên cứu về sự thay đổi cổ tức của các doanh nghiệp, đặc

biệt là chủ đề về mối quan hệ giữa thay đổi cổ tức và khả năng sinh lợi của doanh

nghiệp hay kiểm định lý thuyết tín hiệu cổ tức trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Các hướng nghiên cứu tại Việt Nam về chủ đề cổ tức chủ yếu tập trung trên các khía cạnh sau:

Nghiên cứu về chính sách cổ tức (CSCT)

Cơng trình của tác giả Đào Lê Minh (2005) được xem là nghiên cứu đầy đủ đầu tiên tại Việt Nam về cổ tức và CSCT. Cuốn sách đã cung cấp những nội dung cơ bản nhất về cổ tức như các lý thuyết về cổ tức, giải thích mối tuơng quan giữa cổ tức với giá cổ phiếu, trình bày các phương thức trả cổ tức. Ngồi ra, cuốn sách cịn đưa ra khái

niệm CSCT, cũng như tác động của CSCT đối với cơng ty và các tiêu chí chọn lựa

CSCT tối ưu. Đặc biệt, tác giả còn đưa ra được thực trạng và đánh giá việc chi trả cổ

tức của các công ty cổ phần và công ty niệm yết ở Việt Nam. Từ đó, tác giả đưa ra

những gợi ý cho các doanh nghiệp Việt Nam trong việc hoàn thiện và xây dựng CSCT của các công ty niêm yết. Cuốn sách giúp cho các nhà đầu tư quan tâm đến TTCK, các nhà nghiên cứu hiểu được rõ bản chất của cổ tức và các vấn đề liên quan đến CSCT

trong giai đoạn đầu hình thành và phát triển của TTCK Việt Nam. Tuy nhiên, cuốn

nghiệp tại Việt Nam, chưa có nghiên cứu về lý luận và bằng chứng thực nghiệm về mối quan hệ giữa việc thay đổi cổ tức đến giá cổ phiếu hay giá trị doanh nghiệp.

Luận án tiến sỹ của tác giả Vũ Văn Ninh (2008) đã hệ thống các trường phái

tranh luận về chính sách trả cổ tức, các CSCT chủ yếu trong công ty cổ phần, những

nhân tố ảnh hưởng đến việc hoạch định CSCT, làm rõ các ảnh hưởng của CSCT tới

công ty cổ phần, đánh giá thực trạng CSCT trong các công ty cổ phần niêm yết chứng khoán ở Việt Nam trong giai đoạn 2001-2007, từ đó đưa ra nhiều giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện CSCT cho các CTCP ở Việt Nam. Tuy nhiên, luận án mới tiến hành phân tích định tính và những kết luận đưa ra dựa trên cơ sở thực trạng CSCT mà chưa

được lượng hóa nhằm làm tăng tính thuyết phục cho các kết luận. Ngồi ra, cịn có một

số nghiên cứu dưới dạng luận văn thạc sỹ về nội dung xây dựng CSCT hợp lý cho doanh nghiệp Việt Nam hay nghiên cứu về CSCT tại một công ty, ngân hàng cụ thể như: Nguyễn Thị Mai Lan (2011) tập trung nghiên cứu về chính sách cổ tức của các ngân hàng thương mại cổ phần niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam, từ đó tác giả đề xuất một số giải pháp hồn thiện CSCT của nhóm ngân hàng thương mại cổ

phần; Nguyễn Thu Phượng (2011) với đề tài “Xây dựng chính sách cổ tức của các

công ty cổ phần niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam” cũng phân tích thực trạng chính sách trả cổ tức nói chung và đưa ra giải pháp hồn thiện CSCT.

Đề tài nghiên cứu cấp Bộ của tác giả Nguyễn Thị Minh Huệ (2015) với chủ đề

“Chính sách cổ tức đối với các công ty cổ phần niêm yết trên Sở giao dịch chứng

khốn TP. Hồ Chí Minh” đã khái quát các cơ sở lý thuyết về chính sách cổ tức, đánh

giá thực trạng CSCT của các công ty cổ phần niêm yết trên HOSE, đồng thời vận dụng

mơ hình kinh tế lượng để đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến chính sách cổ tức của

các doanh nghiệp. Tuy nhiên, nghiên cứu tập trung vào mức cổ tức được doanh nghiệp chi trả mà chưa đánh giá đến sự thay đổi tỷ lệ cổ tức hàng năm của các công ty cổ

phần niêm yết trên HOSE, do đó chưa nghiên cứu mối tương quan giữa thay đổi cổ tức và khả năng sinh lợi của các công ty niêm yết trên TTCK Việt Nam.

Cơng trình nghiên cứu gần đây nhất về chính sách cổ tức là luận án tiến sỹ của tác giả Bùi Thị Hà Linh (2018). Tên đề tài của Luận án: “Hồn thiện chính sách cổ tức tại các công ty dược niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam”. Tác giả đã giải thích các đặc trưng riêng của ngành dược Việt Nam và sự cần thiết phải có nghiên cứu làm rõ về CSCT đối với các công ty dược phẩm niêm yết. Luận án đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về cổ tức và CSCT; phân tích thực trạng CSCT của các công ty dược niêm

yết trên TTCK Việt Nam giai đoạn 2009-2016, đồng thời vận dụng mơ hình kinh tế

Ngồi ra, luận án đã đánh giá tác động của chính sách cổ tức đến các công ty dược

niêm yết. Trên cơ sở những kết quả đạt được và hạn chế trong CSCT, luận án đã đề

xuất các giải pháp hồn thiện chính sách cổ tức của các công ty cổ phần dược niêm yết theo hướng nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, tối đa hóa giá trị cơng ty. Cơng trình này có nhiều ý nghĩa đối với các công ty dược, nhưng do nghiên cứu chỉ tập

trung vào một ngành đặc thù nên khó áp dụng cho các ngành nghề khác. Tuy nhiên, nghiên cứu cũng tập trung vào tỷ lệ chi trả cổ tức hàng năm của các cơng ty dược nói riêng, mà chưa đánh giá đến sự thay đổi cổ tức hàng năm của doanh nghiệp, cũng như nội dung thông tin từ sự thay đổi cổ tức.

Nghiên cứu ảnh hưởng của cổ tức đến giá cổ phiếu và giá trị doanh nghiệp

Võ Xuân Vinh (2014) đã nghiên cứu ảnh hưởng của CSCT đến dao động giá cổ phiếu. Chính sách cổ tức được đo bằng tỷ lệ chi trả cổ tức và lợi tức cổ phiếu. Bài báo sử dụng phân tích mơ hình hồi quy dữ liệu bảng, với dữ liệu từ 103 công ty niêm yết tại sở giao dịch chứng khốn Thành phố Hồ Chí Minh, trong thời gian từ năm 2008

đến năm 2012. Kết quả cho thấy tác động có ý nghĩa thống kê giữa tỷ lệ chi trả cổ tức

và lợi tức cổ phiếu lên dao động giá cổ phiếu, cụ thể tỷ lệ chi trả cổ tức có tác động

cùng chiều với dao động giá cổ phiếu và lợi tức cổ phiếu có tác động ngược chiều với dao động giá cổ phiếu. Một nghiên cứu khác được Võ Xuân Vinh và Đoàn Thị Minh

Thái (2015) thực hiện nhằm đánh giá phản ứng của thị trường khi công bố thông tin

chi trả cổ tức. Điểm khác của cơng trình này so với nghiên cứu trước là các tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu sự kiện trong tài chính. Dữ liệu gồm các cơng ty phi tài

chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam từ tháng 01/2008 đến tháng

05/2014. Kết quả cho thấy thị trường phản ứng chậm thông qua giá cổ phiếu tăng

trong một giai đoạn và xảy ra hiện tượng rị rỉ thơng tin thông qua khối lượng giao

dịch khi công bố thông tin chi trả cổ tức bằng tiền. Tuy nhiên, cả hai nghiên cứu này

đều xem xét phản ứng của thị trường thông qua giá cổ phiếu khi có thơng tin trả cổ

tức, mà chưa nghiên cứu việc thay đổi cổ tức có tương quan như thế nào đến khả năng sinh lợi tương lai của doanh nghiệp.

Nghiên cứu của tác giả Đặng Thị Quỳnh Anh và Phạm Thị Yến Nhi (2015) đã

sử dụng mơ hình hiệu ứng tác động cố định với dữ liệu bảng, kết hợp với phân tích

thống kê mô tả từ dữ liệu của 165 công ty niêm yết, chi trả cổ tức đầy đủ trong 5 năm từ năm 2009 đến năm 2013. Kết quả cho thấy mối quan hệ cùng chiều giữa tỷ suất cổ tức, tỷ lệ chi trả cổ tức và biến động giá cổ phiếu. Trong đó, chi trả cổ tức bằng tiền có tác động mạnh hơn trả cổ tức bằng cổ phiếu tới biến động giá. Ưu điểm nổi bật của

cả các ngành nghề niêm yết trên hai sàn chứng khoán HOSE và HNX.

Kết quả nghiên cứu trên cũng tương tự như kết quả nghiên cứu của Phùng Tất Hữu (2015). Tác giả cũng sử dụng mơ hình hiệu ứng cố định (FEM) và mơ hình hiệu

ứng ngẫu nhiên (REM) với bộ số liệu từ các công ty niêm yết trên sàn HOSE giai đoạn

2008-2013 cho thấy cổ tức có mối tương quan dương với giá cổ phiếu. Tuy nhiên, nghiên cứu lại chỉ tập trung vào các công ty niêm yết trên HOSE mà khơng có các cơng ty niêm yết trên HNX.

Nguyễn Ngọc Huy và Trương Thị Mỹ Trâm (2016) nghiên cứu về ảnh hưởng của CSCT đến giá trị doanh nghiệp. Dữ liệu gồm 184 cơng ty phi tài chính niêm yết

trên HOSE từ năm 2011-2015. Tác giả đã sử dụng 3 phương pháp ước lượng: Pool

OLS, FEM, REM. Kết quả nghiên cứu cho thấy tồn tại mối quan hệ phi tuyến giữa CSCT và giá trị doanh nghiệp; tỷ suất cổ tức bằng tiền có tác động lớn đến giá trị

doanh nghiệp, trong khi cổ tức bằng cổ phiếu tác động rất ít và khơng có ý nghĩa thống kê đến giá trị doanh nghiệp. Nghiên cứu này tác giả cũng tập trung vào giá trị cổ tức của doanh nghiệp mà chưa nghiên cứu đến sự thay đổi cổ tức hàng năm.

Nghiên cứu ảnh hưởng của cổ tức đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp

Nghiên cứu về ảnh hưởng của cổ tức đến HQHĐ của doanh nghiệp được đề cập

đến trong luận văn thạc sỹ của Võ Thị Lệ Huyền (2015). Tác giả đã sử dụng dữ liệu từ

50 doanh nghiệp phi tài chính được niêm yết trên sàn HOSE trong giai đoạn 2007-

2013 để tìm ra luận chứng về mối quan hệ giữa CSCT và hiệu quả kinh doanh của

doanh nghiệp. Nghiên cứu sử dụng mơ hình hồi quy đơn cho thấy mối quan hệ cùng

chiều giữa CSCT và HQHĐ kinh doanh được đo lường thông qua 2 chỉ tiêu ROA và

ROE. Luận văn cho thấy, hầu hết cổ đơng thích đầu tư vào cơng ty chi trả cổ tức

kịp thời, phản ứng tiêu cực đối với công ty giảm chi trả hay không chi trả cổ tức

trong khoảng thời gian. Bằng chứng này, ửng hộ cho lý thuyết sở hữu hiện tại. Tuy nhiên, nghiên cứu mới dừng lại ở phân tích tác động của CSCT (đo lường qua tỷ lệ

chi trả cổ tức) đến HQHĐ của các công ty niêm yết trên sàn HOSE, mà chưa đánh

giá việc doanh nghiệp thay đổi tỷ lệ chi trả cổ tức có cho biết các thơng tin dự báo HQHĐ của doanh nghiệp các năm tiếp theo. Hơn nữa, kích thước mẫu thấp, chỉ gồm 50 doanh nghiệp.

Tác giả Bùi Nguyên Khá và Phan Thị Nhã Trúc (2018) đã nghiên cứu về

“Chính sách cổ tức và những tác động đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp

bất động sản”. Trong đó, chính sách cổ tức được đo lường qua biến tỷ suất cổ tức, hiệu quả kinh doanh được đo lường thông qua 2 chỉ tiêu ROA và ROE. Với dữ liệu

của các công ty bất động sản giai đọan 2011-2017, kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ

suất cổ tức có mối quan hệ ngược chiều đến hiệu quả hoạt động của công ty. Kết

quả này ngược lại với kết quả nghiên cứu của Võ Thị Lệ Huyền (2015). Điều này có thể do tác giả chỉ nghiên cứu đối với các doanh nghiệp bất động sản nên có kết quả khác biệt với dữ liệu gồm nhiều ngành như trong nghiên cứu của Võ Thị Lệ Huyền.

Nghiên cứu về ảnh hưởng của cấu trúc sở hữu đến chính sách cổ tức

Nghiên cứu về vấn đề ảnh hưởng của cấu trúc sở hữu đến chính sách cổ tức đã

được một số tác giả thực hiện trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Tác giả Võ Xuân

Vinh (2015), nghiên cứu mối liên hệ giữa cơ cấu sở hữu và cổ tức trên TTCK Việt Nam. Sử dụng phương pháp hồi quy pooled OLS, với dữ liệu nghiên cứu là các chỉ số tài chính của các doanh nghiệp niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, nghiên cứu này chỉ xem xét mối quan hệ giữa cấu trúc sở hữu và cổ tức bằng tiền của các công ty niêm yết. Kết quả cho thấy các cơng ty có tỷ lệ sở hữu nhà nước càng cao thì tỷ lệ cổ tức lớn, các cơng ty có sở hữu nước ngồi cao thì mức cổ tức thấp, các cơng ty có sở hữu quản lý cao thì mức chi trả cổ tức thấp và các cơng ty có tỷ lệ sở hữu cổ đơng tổ chức cao thì mức cổ tức cao.

Nghiên cứu của Trần Thị Hải Lý và Nguyễn Thị Bảy (2015) đã xem xét mối

quan hệ giữa chính sách cổ tức và cấu trúc sở hữu của các cơng ty phi tài chính niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán TP.HCM (HOSE) trong thời gian từ năm 2008 đến năm 2012. Các biến số đo lường cấu trúc sở hữu gồm: Tỷ lệ sở hữu cổ phần của nhà quản lý, tỷ lệ sở hữu cổ phần của tổ chức, tỷ lệ sở hữu cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài và tỷ lệ sở hữu cổ phần của nhà nước. Nghiên cứu thực hiện hồi quy bằng 3

phương pháp ước lượng: phương pháp bình phương nhỏ nhất (OLS), mơ hình ảnh

hưởng cố định (FEM), phương pháp mô men tổng quát (GMM). Dựa trên mẫu gồm 560 quan sát, tác giả đã tìm thấy mối quan hệ cùng chiều giữa tỷ lệ chi trả cổ tức bằng tiền với tỷ lệ nắm giữ cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài, tỷ lệ nắm giữ cổ phần của nhà nước, nhưng lại khơng tìm thấy mối quan hệ với tỷ lệ sở hữu tổ chức và tỷ lệ sở

hữu nhà quản lý. Qua đó, các tác giả đã đưa ra một số khuyến nghị nhằm nâng cao

hiệu quả của chính sách cổ tức trong doanh nghiệp.

Luận án tiến sỹ của tác giả Ngô Thị Quyên (2016) là một cơng trình nghiên cứu

khá chi tiết về các nhân tố ảnh hưởng đến chính sách cổ tức tại các công ty cổ phần

niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Nghiên cứu đưa ra 9 nhân tố, trong đó có nhân tố về cơ cấu cổ đông. Biến cơ cấu cổ đông được xác định thơng qua cổ đơng có quyền chi phối (là cổ đông nắm giữ trên 15% số cổ phiếu hiện hành). Tác giả sử dụng biến giả nhận giá trị là 0 và 1, với 1 là các cơng ty có cổ đơng có quyền chi phối

và 0 là các cơng ty khơng có cổ đơng có quyền chi phối. Kết quả mơ hình hồi quy cho thấy biến cơ cấu cổ đơng có quan hệ cùng chiều và có ý nghĩa ở mức 1% với tỷ lệ cổ tức trên một cổ phiếu (DPS). Điều này nghĩa là, những cơng ty cổ phần niêm yết có tỷ

lệ cổ đông nắm giữ trên 15% cổ phiếu đang lưu hành càng cao sẽ chi trả cổ tức cao

hơn các cơng ty khác. Như vậy, nghiên cứu đã tìm ra bằng chứng thực nghiệm chứng tỏ cơ cấu cổ đơng có ảnh hưởng đến chính sách cổ tức của doanh nghiệp.

Nghiên cứu gần đây nhất về mối quan hệ giữa cấu trúc sở hữu và chính sách cổ tức là của tác giả Phạm Quốc Việt và Trần Bảo Vy (2017). Nghiên cứu đánh giá tác

động của cấu trúc sở hữu đến chính sách cổ tức của các công ty niêm yết trên thị

trường chứng khoán sau khủng hoảng tài chính thế giới. Mẫu nghiên cứu sử dụng dữ liệu bảng gồm 91 công ty niêm yết trên Sở giao dịch chứng khốn Hồ Chí Minh trong

giai đoạn 2009 – 2015. Kết quả nghiên cứu cho thấy, sở hữu nhà nước và sở hữu tư

nhân trong nước có tác động cùng chiều với tỷ lệ chi trả cổ tức, trong khi tác động của

sở hữu nước ngồi đến chính sách cổ tức khơng có ý nghĩa. Qua đó, tác giả đã đưa ra

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu mối quan hệ giữa thay đổi cổ tức và khả năng sinh lợi của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 42 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(158 trang)