Nhận xét thực trạng chi trả cổ tức của công ty niêm yết trên thị trường

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu mối quan hệ giữa thay đổi cổ tức và khả năng sinh lợi của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 58 - 59)

2.2. Thực trạng cổ tức của các công ty niêm yết trên thị trường chứng

2.2.3. Nhận xét thực trạng chi trả cổ tức của công ty niêm yết trên thị trường

chứng khốn Việt Nam giai đoạn 2008-2016

Qua phân tích thực trạng trả cổ tức của các công ty cổ phần niêm yết trên TTCK Việt Nam giai đoạn từ năm 2008 đến năm 2016, tác giả rút ra một số nhận xét sau:

Thứ nhất, Trả cổ tức bằng tiền luôn chiếm tỷ lệ lớn hơn so với trả cổ tức bằng cổ phiếu.

Từ số liệu bảng 2.3 về số lượng các công ty trả cổ tức trên thị trường chứng khốn Việt Nam thì tỷ lệ các công ty trả cổ tức bằng tiền luôn chiếm trên 50% số lượng các cơng ty niêm yết, trong khi đó tỷ lệ các công ty trả cổ tức bằng cổ phiếu chỉ chiếm chưa đầy 20% toàn thị trường. Điều này cho thấy, các doanh nghiệp ở Việt Nam

thường lựa chọn cổ tức bằng tiền để phân phối lợi nhuận cho cổ đông. Đặc điểm này

cũng giống với các thị trường chứng khoán khác trên thế giới. Điều này được giải

thích do các cổ đơng thường muốn nhận một lượng tiền mặt ở hiện tại hơn kỳ vọng

vào một lượng thu nhập không chắc chắn ở tương lai, nên các cổ đơng sẽ thích nhận

được cổ tức bằng tiền hơn là cổ tức bằng cổ phiếu. Do vậy, phần lớn cổ tức của các

công ty được trả bằng tiền. Ưu điểm lớn của cổ tức bằng tiền là tính thanh khoản cao hơn so với trả cổ tức bằng cổ phiếu và bằng tài sản. Tuy nhiên, việc sử dụng một lượng tiền lớn chi trả cho cổ đông sẽ ảnh hưởng đến khả năng thanh tốn và giảm tài sản của cơng ty.

Thứ hai, Các cơng ty duy trì trả cổ tức đều hàng năm thường là những cơng ty có quy mơ lớn, thời gian hoạt động dài và đạt được mức tăng trưởng ổn định.

Một số doanh nghiệp điển hình như: VNM, BMP, HPG, FPT, SAB... Đây đều là những doanh nghiệp đầu ngành, với tốc độ tăng trưởng trên 20%/năm. Những doanh nghiệp này cũng là doanh nghiệp có tỷ lệ trả cổ tức cao. Ví dụ như: Cơng ty Cổ phần Sữa Việt Nam (VNM) liên tục trả cổ tức đều từ 2009 đến 2016 với tỷ lệ từ 30% -

60%/năm, Tổng Cơng ty cổ phần Khí Việt Nam (GAS) trả cổ tức đều giai đoạn 2012-

2016 với mức cổ tức rất cao từ 30%-42%...

Thứ ba, Ngành hàng tiêu dùng là ngành duy trì mức cổ tức cao và tương đối ổn

định, ngân hàng là ngành có sự biến động cổ tức lớn nhất.

Từ năm 2014 đến năm 2016, mức cổ tức hàng năm của ngành hàng tiêu dùng luôn

đạt trên 2.000 đồng/cổ phiếu. Ngành dược phẩm y tế cũng là ngành có mức cổ tức cao và ổn định, từ năm 2010 đến nay mức cổ tức của ngành này dao động từ 1.867 – 2.152 đồng/cổ phiếu. Ngành ngân hàng là ngành có sự biến động cổ tức lớn nhất. Năm 2008,

ngân hàng là ngành có mức cổ tức cao nhất đạt 2.290 đồng/cổ phiếu, nhưng từ năm 2012

đến năm 2016 cổ tức của nhóm ngân hàng dao động từ 700-980 đồng/cổ phiếu.

Thứ tư, Các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực bất động sản thường lựa chọn hình

thức trả cổ tức bằng cổ phiếu.

Cơng ty Cổ phần Dịch vụ và Xây dựng Địa ốc Đất Xanh (DXG) từ năm 2013

đến năm 2016 hoàn tồn trả cổ tức bằng cổ phiếu, Cơng ty Cổ phần Đầu tư và Cơng

nghiệp Tân Tạo cũng hồn toàn trả cổ tức bằng cổ phiếu từ năm 2009 đến năm 2013.

Cơng ty Cổ phần tập đồn Vingroup (VIC) từ năm 2010 đến năm 2016 đều thực hiện

trả cổ tức bằng cổ phiếu cho cổ đông (trừ năm 2013 trả cổ phiếu bằng tiền mặt).

2.3. Thực trạng lợi nhuận và khả năng sinh lợi của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2008-2017

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu mối quan hệ giữa thay đổi cổ tức và khả năng sinh lợi của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 58 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(158 trang)